Biểu tình phản đối đảo chính lớn nhất ở Myanmar sau khi binh sĩ được triển khai
Người biểu tình phản đối đảo chính đậu ôtô ngay giữa đường và trên cầu ở thành phố Yangon ngày 17-2 nhằm chặn xe cảnh sát và quân đội, theo Hãng tin Reuters. Họ tụ tập phản đối bất chấp những hứa hẹn về cuộc bầu cử mới.
Người biểu tình chặn đứng một con đường lớn trong cuộc biểu tình phản đối đảo chính ở Yangon, Myanmar ngày 17-2 – Ảnh: AFP
Ngày 17-2, những người biểu tình phản đối đảo chính đã quay lại đường phố Myanmar, tạo thành các cuộc biểu tình trên đường phố lớn nhất kể từ khi binh sĩ được triển khai tại nước này để trấn áp những người phản đối quân đội Myanmar, theo Hãng tin AFP.
Hàng ngàn người đã tụ tập tại cố đô Yangon, thành phố lớn nhất hiện nay của Myanmar. Người biểu tình đã dùng xe cộ làm đường phố tắc nghẽn, ngăn các lực lượng an ninh di chuyển quanh trung tâm thương mại này.
Nhiều người dân tại Myanmar đã công khai phản đối kể từ khi quân đội Myanmar tiến hành đảo chính (theo cách gọi của truyền thông phương Tây), bắt cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo dân sự Myanmar hôm 1-2.
Video đang HOT
Đám đông tụ tập ngày 17-2 để thách thức những bước đi bạo lực hơn của quân đội nhằm đối phó với sự phản đối của người dân Myanmar. Trước đó, các cuộc biểu tình trên đường phố đã diễn ra khắp Myanmar.
“Chúng tôi phải chiến đấu tới cùng. Chúng tôi cần cho thấy được sự đoàn kết và sức mạnh của mình để chấm dứt sự lãnh đạo của quân đội” – một sinh viên 21 tuổi tên Nilar (không phải tên thật) nói với Hãng tin AFP.
Người biểu tình yêu cầu trả tự do cho cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi ở Yangon, Myanmar ngày 17-2 – Ảnh: AFP
Đáng chú ý, các cuộc biểu tình trong 2 ngày qua có quy mô nhỏ hơn sau khi binh sĩ được triển khai quanh thành phố Yangon cuối tuần trước. Tuy nhiên, trên các nền tảng mạng xã hội, người biểu tình đã đưa ra nhiều lời kêu gọi về việc bày tỏ phản đối quân đội.
Ông Tom Andrews, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, cảnh báo thông tin binh sĩ được đưa tới Yangon có thể khiến tình hình nằm ngoài tầm kiểm soát.
“Tôi lo ngày 17-2 có khả năng sẽ có bạo lực với quy mô lớn hơn chúng tôi từng thấy kể từ hôm 1-2″ – ông Andrews bày tỏ lo ngại.
Theo Hãng tin AFP, không có dấu hiệu cho thấy binh sĩ được huy động hoạt động mạnh tại Yangon sáng 17-2. Những ngày gần đây, đạn cao su, hơi cay và vòi rồng đã được sử dụng để đối phó người biểu tình.
Một phụ nữ trẻ vẫn đang trong tình trạng nguy kịch ở thủ đô Naypyidaw sau khi bị bắn vào đầu tuần trước. Trong khi đó, quân đội Myanmar nói rằng một cảnh sát đã thiệt mạng ở thành phố Mandalay sau khi đối đầu với người biểu tình hôm 14-2.
LHQ lần đầu liên lạc với quân đội Myanmar sau đảo chính
LHQ kêu gọi trả tự do cho các nhà lãnh đạo dân sự Myanmar trong cuộc tiếp xúc đầu tiên với quân đội nước này sau đảo chính.
"Đặc phái viên của chúng tôi hôm nay đã tiếp xúc lần đầu với quân đội Myanmar, bày tỏ thẳng thắn quan điểm của Liên Hợp Quốc với phó chỉ huy quân đội nước này", Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres hôm nay cho biết, nhắc tới nhà ngoại giao Thụy Sĩ Christine Schraner Burgener, đặc phái viên về Myanmar tại LHQ.
Thống tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar, tại một sự kiện ở Yangon hồi tháng 7/2018. Ảnh: AFP .
Ông cho hay Burgener cũng liên hệ với những quốc gia khác trong khu vực, đồng thời tuyên bố "chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để cộng đồng quốc tế đoàn kết trong việc đảm bảo tạo điều kiện lật ngược cuộc đảo chính".
Quân đội Myanmar lên nắm quyền sau cuộc đột kích bắt giữa Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi và nhiều lãnh đạo đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) hôm 1/2, đưa đất nước trở lại chế độ binh trị sau 10 năm theo chế độ dân chủ.
Các thành viên Hội đồng Bảo an LHQ ngày 3/2 họp khẩn về tình hình Myanmar, song rơi vào bất đồng và chưa thể ra tuyên bố chung. Một nguồn tin cho biết Trung Quốc và Nga yêu cầu thêm thời gian để thảo luận.
Các ngoại trưởng G7 gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ sau đó ra tuyên bố chung bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về tình hình ở Myanmar và hối thúc quân đội nước này thả những người bị bắt.
Quân đội Myanmar cam kết chuyển giao quyền lực: 'Quân đội sẽ không nắm quyền lâu' Thiếu tướng Zaw Min Tun ngày 16-2 cho biết quân đội Myanmar sẽ tổ chức bầu cử để chuyển giao quyền lực cho bên chiến thắng và không nắm quyền lâu trong bối cảnh cảnh sát đang khởi tố nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi tội danh thứ hai. Trong đêm 15-2, Myanmar lại rơi vào tình trạng bị cắt mạng Internet,...