Biểu tình phản đối cảnh sát lan rộng ở Mỹ
Hôm qua 1.5, cả ngàn người tuần hành trước tòa thị chính của thành phố Philadelphia thuộc bang Pennsylvania, Mỹ để ủng hộ những người biểu tình ở thành phố Baltimore, bang Maryland đòi công lý cho thanh niên da màu Freddie Gray, tử vong ngày 19.4 trong lúc bị cảnh sát bắt giữ.
Người dân biểu tình đòi công lý cho Gray ở Philadelphia – Ảnh: AFP
Ban đầu, cuộc tuần hành diễn ra hòa bình, nhưng sau đó đã xảy ra đụng độ giữa người biểu tình với cảnh sát. Theo AFP, đám đông giận dữ bao vây xe cảnh sát và la hét nhằm vào nhân viên công lực, khiến lực lượng an ninh dùng dùi cui chống trả. Không ai bị thương nặng nhưng cảnh sát đã bắt giữ 4 người.
Cùng ngày, hàng ngàn người xuống đường ở Baltimore, New York, Washington D.C và Boston để đòi công lý cho Gray và yêu cầu chấm dứt tình trạng “hung hăng thái quá nhằm vào người Mỹ gốc Phi” của cảnh sát. Trong đó, cảnh sát New York thông báo đã bắt giữ tổng cộng 143 người. Dự kiến, các cuộc biểu tình tương tự sẽ tiếp tục diễn ra vào các ngày cuối tuần.
Hồi đầu tuần, chỉ vài giờ sau lễ tang của Gray, đã xảy ra vụ bạo loạn, hôi của nghiêm trọng, buộc Thị trưởng Baltimore Stephanie Rawlings-Blake ban bố lệnh giới nghiêm bắt đầu từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau, kéo dài cả tuần.
Video đang HOT
Gray chấn thương nặng ở cột sống từ lúc bị bắt vào ngày 12.4 vì bị tình nghi sở hữu vũ khí trái phép và qua đời vài ngày sau. Đài truyền hình địa phương dẫn một số nguồn tin cảnh sát cho hay Gray bị thương trong lúc ngồi trong xe chuyển phạm nhân của cảnh sát, chứ không phải lúc bị bắt.
Còn theo tờ The Washington Post, một phạm nhân đi cùng xe với Gray khai với giới điều tra rằng dường như người này đã cố ý tự làm mình bị thương. Tuy nhiên, nhiều người biểu tình vẫn cho rằng đây là thông tin giả. Hiện hồ sơ vụ việc đã được chuyển cho giới công tố và 6 cảnh sát liên quan đã bị truy tố.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Mỹ: Biểu tình từ Baltimore lan đến Ferguson
Biểu tình lại nổ ra tại thành phố Ferguson (bang Missouri, Mỹ) theo sau làn sóng phản đối cảnh sát đang dâng cao tại thành phố Baltimore (bang Maryland) vì cái chết của một thanh niên da màu, theo CNN ngày 29.4.
Người biểu tình tham gia phong trào phản đối cảnh sát tại thành phố Baltimore (bang Maryland, Mỹ) - Ảnh: Reuters
Cùng thời điểm diễn ra cuộc biểu tình, hai vụ nổ súng trong đêm 28.4 và rạng sáng 29.4 tại Ferguson khiến ít nhất hai người bị thương. Cảnh sát cũng bắt và thu giữ vũ khí của một nghi phạm, theo CBS News.
Tuy nhiên, giới chức vẫn đang điều tra liệu hai vụ nổ súng này có liên quan đến cuộc biểu tình hay không.
Một số hình ảnh và đoạn video đăng tải trên mạng xã hội Twitter cho thấy người biểu tình hoảng hốt bỏ chạy giữa hàng loạt tiếng súng nổ liên tục.
Trong khi đó, nhiều cơ sở công cộng bị đốt phá. Ngoài ra, các nhân chứng còn ghi nhận nhiều trường hợp nổ súng và ném đá vào cảnh sát. Hiện trường các vụ nổ súng được cho xảy ra gần nơi cảnh sát thành phố Ferguson bắn chết thanh niên da màu Michael Brown hồi tháng 8.2014, theo RT.
Bạo động tại Ferguson diễn ra sau khi làn sóng phản đối cảnh sát ở thành phố Baltimore bùng phát mạnh mẽ khoảng một tuần trở lại đây.
Cảnh sát Baltimore đã bắt giữ 235 người, trong đó có 34 trẻ vị thành niên. Những người quá khích cũng làm bị thương 20 nhân viên công vụ, đốt phá 144 xe hơi, 15 ngôi nhà và khiến ít nhất một người dân bị thương nặng.
Bạo động tại Baltimore bắt nguồn từ cái chết của thanh niên da màu Freddy Gray (25 tuổi) do chấn thương cột sống nặng, một tuần sau khi anh bị cảnh sát thành phố Baltimore bắt giữ và thẩm vấn hôm 12.4.
Trong khi đó, năm 2014, Ferguson là "điểm nóng" về căng thẳng sắc tộc ở Mỹ. Thanh niên da màu 18 tuổi Michael Brown bị một cảnh sát da trắng bắn chết ở ngoại ô thành phố này ngày 9.8.2014. Các cuộc biểu tình từ Ferguson đã lan khắp nước Mỹ nhằm phản đối phán quyết không truy tố viên cảnh sát nói trên.
Hữu Đạt
Theo Thanhnien
Tuần hành kỷ niệm 100 năm vụ thảm sát ở Armenia Hàng chục nghìn người ở Armenia, Mỹ và các nước khác xuống đường tuần hành ngày 24.4 nhân 100 năm ngày xảy ra sự kiện binh lính Đế chế Ottoman thảm sát người dân Armenia trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Hàng chục người tuần hành tại thành phố Los Angeles (bang California, Mỹ) - Ảnh: Reuters Chính phủ Armenia khẳng định...