Biểu tình ở Pháp: Thủ đô Paris được giải cứu khỏi “núi rác”
Những đống rác đã trở thành một biểu tượng nổi bật về thị giác và khứu giác, tượng trưng cho sự phản đối kế hoạch cải cách hưu trí của Tổng thống Pháp Marcon.
Các công nhân vệ sinh ở thủ đô Paris đã bắt đầu trở lại làm việc hôm 29/3, chấm dứt một trong những cuộc đình công dài nhất nhằm phản đối cải cách hưu trí của Tổng thống Pháp Emmanuel Marcon, khi các cuộc biểu tình trên toàn quốc dường như cũng đang lắng xuống.
Cuộc đình công, bắt đầu từ ngày 6/3, đã khiến thủ đô hoa lệ của nước Pháp bốc mùi với hàng nghìn tấn rác nằm la liệt trên các đường phố.
Tính đến ngày 28/3, khoảng 7.000 tấn rác chưa được thu gom vẫn đang làm tắc nghẽn đường phố Paris, so với 10.000 tấn vào ngày 24/3, chính quyền thành phố cho biết.
Quang cảnh một con phố nơi các thùng rác tràn ngập do rác chưa được thu gom, ở Paris, ngày 13/3/2023. Ảnh: PBS News
Video đang HOT
Những đống rác đã trở thành một biểu tượng nổi bật về thị giác và khứu giác, tượng trưng cho sự phản đối kế hoạch của Tổng thống Marcon nhằm nâng tuổi nghỉ hưu lên 2 năm. Đối với hầu hết mọi người, điều đó có nghĩa là làm việc cho đến năm 64 tuổi sau khi biện pháp này được Hội đồng Hiến pháp Pháp thông qua và được ghi trong luật.
Những công nhân vệ sinh, những người đã chặn 3 nhà máy đốt rác và bãi chứa xe rác, nghỉ hưu sớm hơn hầu hết các ngành nghề khác, ở tuổi 57 do công việc nặng nhọc của họ, mặc dù nhiều người cũng làm việc lâu hơn để tăng lương hưu. Kế hoạch cải cách sẽ đẩy tuổi nghỉ hưu của họ lên 59.
Nhiều người đình công phản đối kế hoạch cải cách đã viện lý do lo ngại về sức khỏe nếu họ phải làm việc lâu hơn.
Một người phụ nữ đi ngang qua những túi rác chất đống ở Paris, ngày 20/3/2023. Ảnh: The Local
Hôm 28/3, trong một quyết định khiến nhiều cư dân Paris cảm thấy nhẹ nhõm, nghiệp đoàn CGT cứng rắn – đại diện cho các công nhân vệ sinh – đã thông báo rằng, cuộc đình công kéo dài 3 tuần sẽ “tạm dừng” kể từ 29/3 để bắt đầu quá trình dọn dẹp “núi rác”.
“Thật tốt khi rác được thu gom. Nó rất mất vệ sinh và một số cư dân đã gặp rắc rối với chuột. Nó có thể nguy hiểm nếu để quá lâu”, nghệ sĩ Gil Franco, 73 tuổi, cho biết.
Tính đến ngày 28/3/2023, khoảng 7.000 tấn rác chưa được thu gom vẫn đang làm tắc nghẽn đường phố Paris. Ảnh: Le Monde
Việc tạm dừng đình công, cùng với số lượng người biểu tình giảm dần, được một số người coi là khởi đầu cho sự kết thúc của làn sóng biểu tình phản đối cải cách hưu trí ở Pháp.
Các cuộc biểu tình hôm 28/3 ở Paris đã chứng kiến hàng chục vụ bắt giữ và bùng phát bạo lực, mặc dù có ít người hơn tham gia ngày hành động thứ 10 trên toàn quốc.
Bộ Nội vụ Pháp cho biết, số lượng người biểu tình trên toàn quốc là 740.000 người hôm 28/3, giảm so với hơn 1 triệu người hôm 23/3 khi những người biểu tình bày tỏ sự phẫn nộ vì chính phủ của Tổng thống Macron đã buộc thông qua kế hoạch cải cách hưu trí mà không cần bỏ phiếu tại Hạ viện Pháp.
Đối với các nghiệp đoàn, công cuộc phản đối còn lâu mới kết thúc. Ngày hành động thứ 11 đã được lên kế hoạch vào ngày 6/4 tới.
Pháp tăng cường an ninh trước các cuộc đình công và biểu tình mới
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin thông báo trong ngày 28/3 sẽ có 13.000 nhân viên thuộc các lực lượng an ninh được triển khai trên toàn quốc để đảm bảo trật tự trong bối cảnh các cuộc biểu tình tiếp diễn.
Người biểu tình tuần hành tại Toulouse, Pháp ngày 23/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Gerald Darmanin, đây là con số kỷ lục về số nhân viên an ninh được triển khai nhằm ứng phó với các cuộc biểu tình được dự báo có tới trên 900.000 người tham gia. Nguồn tin cảnh sát cho biết riêng thủ đô Paris sẽ có 100.000 người tham gia các cuộc biểu tình và để đảm bảo an ninh tại đây, thủ đô Paris huy động 5.500 nhân viên an ninh.
Tình hình bất ổn tại Pháp đã buộc Vua Charles III của Vương quốc Anh tạm hoãn chuyến thăm Pháp vốn được lên kế hoạch diễn ra vào ngày 26/3. Theo Văn phòng Tổng thống Pháp, ngày 27/3, Tổng thống Emmanuel Macron đã họp bàn cùng với Thủ tướng Elisabeth Borne, các thành viên nội các, các nghị sĩ cấp cao để thảo luận về tình hình hiện nay.
Gần 2 tuần sau khi Chính phủ Pháp kích hoạt quyền hành pháp đặc biệt cho phép ban hành sắc lệnh áp dụng dự luật cải cách hưu trí mà không cần bỏ phiếu thông qua tại Hạ viện, các nghiệp đoàn vẫn đẩy mạnh quyết tâm phản đối và khẳng định sẽ thực hiện các cuộc biểu tình cho đến khi chính phủ nước này phải nhượng bộ. Theo đó, các nghiệp đoàn kêu gọi biểu tình vào ngày 28/3. Đây là cuộc tổng đình công và biểu tình thứ 10 kể từ khi nổi lên làn sóng phản đối dự luật cải cách gây tranh cãi vào giữa tháng 1.
Để xoa dịu tình hình, Thủ tướng Borne đã lên kế hoạch đàm phán trong ba tuần với các thành viên của quốc hội, các đảng phái chính trị, chính quyền địa phương và các đoàn thể.
Ông dự kiến sẽ đề xuất các biện pháp mới để giảm bớt tác động của luật lương hưu nhắm vào các công việc đòi hỏi thể chất, điều kiện cho người lao động lớn tuổi và quá trình đào tạo lại, qua đó giảm bớt những lo ngại của người lao động phản đối kế hoạch cải cách mà Chính phủ của Tổng thống Macron đang thúc đẩy.
Pháp triển khai 12.000 cảnh sát bảo đảm trật tự trong biểu tình và đình công Trong bối cảnh lo ngại xảy ra bạo lực trong cuộc tổng đình công và biểu tình phản đối kế hoạch cải cách lương hưu, Bộ Nội vụ Pháp ngày 23/3 đã triển khai 12.000 cảnh sát trên cả nước, trong đó 5.000 cảnh sát ở thủ đô Paris. Tuần hành trong cuộc đình công trên toàn quốc, phản đối kế hoạch cải...