Nhân viên môi trường đình công, thành phố hoa lệ Paris ngập trong rác
Không giống với vẻ hào nhoáng vốn có trên các tạp chí thời trang và du lịch đẳng cấp, Paris – Thủ đô của nước Pháp đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng rác thải, hệ quả của việc các nhân viên vệ sinh môi trường đình công trong gần một tuần qua, nhằm phản đối kế hoạch cải cách hưu trí của chính phủ.
Hôm 11/3, Người Phát ngôn Văn phòng Thị trưởng Paris cho biết, khoảng 4.400 tấn rác tại Thủ đô vẫn đang chờ được thu gom. Dù là khu vực gần tháp Eiffel hay Khải Hoàn Môn, rác thải có thể dễ dàng được nhìn thấy chất thành đống.
France 24 đưa tin, nhiều chủ nhà hàng, khách sạn lo sợ hoạt động kinh doanh giảm sút, khi rác thải chất đống trên nhiều tuyến phố ở các quận nội thành. Thậm chí, nhiều chủ cửa hàng tại Paris nhận định đây là “hình ảnh vô cùng thảm khốc của Paris”.
Rác thải được nhìn thấy khắp các đường phố ở Paris. Ảnh: Reuters.
Theo giới chức Paris, đây là hậu quả của việc hàng ngàn nhân viên vệ sinh môi trường đình công từ hôm 7/3 nhằm phản đối kế hoạch cải cái hưu trí của chính phủ. Công đoàn Khách sạn Pháp (Umih) cho biết, doanh thu của các khách sạn ở Thủ đô giảm 50% trong tuần qua. Và các nhân viên vệ sinh môi trường vẫn chưa ấn định ngày nối lại dịch vụ.
Được biết, hồi đầu năm, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne thông báo, độ tuổ.i về hưu tại nước này sẽ được nâng từ 62 tuổ.i hiện nay lên 64 tuổ.i kể từ năm 2030. Bà Elisabeth Borne nhấn mạnh, nỗ lực này sẽ giúp hệ thống hưu trí đang thâm hụt khoảng 17 tỷ euro có thể cân bằng trở lại vào năm 2030.
Khoảng 4.400 tấn rác tại Paris vẫn chưa được thu gom. Ảnh: Getty Images.
Thành phố hoa lệ Paris trở nên xấu xí trong mắt du khách và người dân. Ảnh: Zuma Press.
Đến nay, các cuộc thăm dò chỉ ra rằng hơn 2/3 người Pháp không chấp nhận nâng tuổ.i về hưu. Lãnh đạo các đảng đối lập cánh tả, cực tả và cực hữu như ông Jean Luc-Mélenchon hay bà Marine Le Pen đồng loạt cho rằng kế hoạch cải tổ hưu trí của chính phủ là bất công.
Reuters dẫn lời các tổ chức công đoàn cho rằng, có nhiều cách khác để hệ thống lương hưu Pháp cân bằng trở lại, chẳng hạn như áp thuế với những người siêu giàu hoặc yêu cầu chủ sử dụng lao động hay những người hưu trí khá giả đóng góp nhiều hơn.
Năm 2019, nỗ lực của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong việc nâng độ tuổ.i nghỉ hưu đã dẫn tới cuộc đình công ngành vận tải dài nhất trong nhiều thập kỷ. Tuy vậy, ông Macron lần này từ chối đàm phán với các công đoàn và khẳng định cải cách hưu trí phải được tiến hành.
Được biết, ngoài vấn đề về rác thải, các cuộc đình công tại Paris cũng khiến nhiều chuyến bay và dịch vụ di chuyển công bị hoãn/hủy, trường học đóng cửa và nhiều quận ở Paris mất điện. Hôm 10/3, trong khi cuộc tranh luận về cải cách lương hưu đang tiếp diễn tại Thượng viện, các công nhân đã từ chối sản xuất, vận chuyển nhiên liệu khỏi các nhà máy lọc dầu của TotalEnergies và Esso
Ukraine dùng hệ thống HIMARS tấ.n côn.g vùng Zaporozhye mới sáp nhập Nga
Quyền thống đốc Vùng Zaporozhye, ông Evgeny Balitsky, cho biết các lực lượng Ukraine đã phóng một loạt tên lửa về phía thành phố Melitopol ở vùng này vào tối 10/12, đán.h trúng một khu phức hợp khách sạn và nhà hàng.
Đám cháy bốc lên sau vụ tấ.n côn.g. Ảnh: Telegram
Theo đài RT, vụ tấ.n côn.g diễn ra vào khoảng 21 giờ (giờ địa phương) và được cho là thực hiện bằng Hệ thống Tên lửa phóng loạt cơ động cao M142 (HIMARS) do Mỹ cung cấp.
Ông Balitsky cho biết trong một bài đăng trên Telegram rằng hai trong số các quả tên lửa đã bị lực lượng phòng không đán.h chặn, nhưng bốn quả tên lửa còn lại đã đán.h trúng một khu nhà nhỏ ở ngoại ô thành phố và phá hủy hoàn toàn một trung tâm giải trí nhỏ.
Hai người đã thiệ.t mạn.g tại chỗ, 10 người bị thương và đã nhập viện. Ít nhất ba trong số các nạ.n nhâ.n đang trong tình trạng nguy kịch.
Đoạn video do ông Balitsky chia sẻ cho thấy một số ngôi nhà bốc cháy, lính cứu hỏa và lực lượng cứu hộ đang làm việc tại hiện trường.
Video đám cháy tại Melitopol (nguồn: VTC)
Nằm gần Biển Azov, Melitopol có dân số 149.000 người trước xung đột. Cùng với Vùng Kherson, Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk, Zaporozhye đã chính thức được tuyên bố là một phần của Nga vào đầu tháng 10 sau khi cử tri ở những vùng đó ủng hộ động thái này trong các cuộc trưng cầu dân ý công khai.
Các cuộc trưng cầu dân ý đã bị Ukraine và phương Tây bác bỏ, không công nhận kết quả.
Ukraine cam kết sử dụng vũ lực quân sự để đẩy Nga khỏi tất cả các vùng đất mà Ukraine coi là của mình. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố rằng ông muốn tất cả những người sống trong lãnh thổ bị chiếm đóng tạm thời trở lại dưới quyền của Ukraine, đồng thời cảnh báo sẽ trừng phạt những người đã hợp tác với Nga.
Kinh tế Anh đón nhận 'cú hích' bất ngờ từ những người hâm hộ Hoàng gia Các khách sạn, nhà hàng và cửa hàng ở trung tâm thủ đô London luôn ở trong tình trạng chật kín khi những người hâm mộ Hoàng gia Anh đang nườm nượp đổ về đây để ngắm nhìn đường phố rợp bóng cờ và chờ đợi để có cơ hội được một lần trong đời bày tỏ lòng tôn kính với Nữ hoàng...