Biểu tình ở Hồng Kông: Hỗn loạn khu mua sắm vịnh Đồng La
Khu mua sắm vịnh Đồng La (Causeway Bay) tối 3-10 trở nên hỗn loạn vì một nhóm khoảng 30 người đàn ông đeo mặt nạ ẩu đả với người biểu tình.
Theo thông tin ban đầu, 30 người đàn ông đeo mặt nạ theo lệnh một phụ nữ trung niên đã xô đổ các chướng ngại vật sau khi vượt qua đường Hennesy và ẩu đả với người biểu tình ngay tại khu mua sắm vịnh Đồng La (Causeway Bay) vào tối 3-10.
Ngay sau đó, lực lượng cảnh sát có mặt để kiểm soát tình hình. Dù vậy, các vụ xung đột nhỏ vẫn xảy ra, buộc cảnh sát phải lập hàng rào chắn giữa người biểu tình và nhóm đàn ông đeo mặt nạ. Các sinh viên đòi bầu cử hét lớn phản đối, cho rằng nhóm người này được chính quyền Hồng Kông hoặc Bắc Kinh phái đến.
Ẩu đả giữa nhóm phản đối phong trào “Chiếm lĩnh trung tâm” và người biểu tình đòi bầu cử khiến tình hình căng thẳng tối 3-10.
Những người biểu tình tức giận vì cảnh sát không bắt giữ nhóm đàn ông kích động bạo loạn, châm ngòi cho cuộc ẩu đả. Một người phụ nữ lớn tiếng: “Tại sao các anh không làm gì?”, trong khi những người khác không ngừng hô vang: Xấu hổ! (ám chỉ cảnh sát bất lực trước tình cảnh hỗn loạn).
Sau đó, nhóm đàn ông còn cố gắng vượt qua hàng rào người do cảnh sát dựng lên, ném chai lọ vào đám đông biểu tình của phong trào “Chiếm lĩnh trung tâm”.
Các nhà hoạt động và sinh viên lo lắng về sự an toàn của bản thân trước vụ tấn công của nhóm người đeo mặt nạ. Họ tự hỏi tại sao cảnh sát không gửi quân tiếp viện đến để ngăn cản những kẻ tấn công.
Video đang HOT
Tại khu mua sắm Vượng Giác (Mongkok), hàng ngàn người ủng hộ bầu cử và những người chống đối biểu tình tiếp tục đối đầu căng thẳng. Phe chống biểu tình buông lời lăng mạ, có người tức giận: “Hãy về nhà đi, bọn ngu ngốc!”.
Hàng ngàn người biểu tình tập trung ở khu mua sắm Vượng Giác (Mongkok) và vịnh Đồng La (Causeway Bay) ngày 3-10.
Một nhân chứng tên Janice Ho, 43 tuổi, cho biết bà nhìn thấy nhóm chống đối xông vào đánh những người ủng hộ bầu cử. Bà Ho cũng cho biết đã hỏi cảnh sát nhưng chỉ nhận được câu trả lời rằng lực lượng an ninh đã được huy động, trong khi không thấy thêm nhân viên cảnh sát nào.
Ông Jackson Tsui, 46 tuổi, người phản đối phong trào “Chiếm lĩnh trung tâm”, cho rằng cuộc sống bình thường của người dân Hồng Kông bị ảnh hưởng trầm trọng những ngày qua. Vì vậy, ông kêu gọi đám đông trở về nhà.
Liên đoàn sinh viên Hồng Kông, nhóm Scholarism và phong trào “Chiếm lĩnh trung tâm” tuyên bố nếu chính quyền không có biện pháp ngăn nhóm chống đối tấn công người biểu tình, họ sẽ xem xét kết thúc cuộc đàm phán giữa sinh viên và chính quyền đặc khu.
Theo SCMP
Quan chức Trung Quốc đe dọa Hồng Kông
- Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hồng Kông gây sốc khi tuyên bố người biểu tình "còn sống sót" cho thấy sự khoan dung của Bắc Kinh.
Theo Reuters, ông Zhang Xiaoming, giám đốc Văn phòng đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hồng Kông, đã đưa ra tuyên bố trên trước một nhóm thành viên Hội đồng lập pháp Hồng Kông ủng hộ bầu cử tự do tại đặc khu này.
"Thực tế là việc các ông còn sống sót cho thấy khoan dung của đất nước" - hai người có mặt trong phòng từ chối cho biết tên dẫn lời ông Zhang cảnh cáo.
Ba nhà sáng lập OC cạo đầu ngày 9/9 để thể hiện quyết tâm đấu tranh cho dân chủ
Một quan chức Hồng Kông có mặt tại cuộc họp với ông Zhang cho biết đã "bị sốc" khi nghe lời đe dọa trắng trợn trên.
"Ông ta hoàn toàn nghiêm túc chứ không hề đùa cợt gì cả"- quan chức này khẳng định.
Trong những tháng gần đây, khi phong trào biểu tình đòi dân chủ dâng cao ở Hồng Kông, chính quyền Trung Quốc đã có nhiều biểu hiện không nhân nhượng với người biểu tình.
Theo đó, hôm 28/8, báo chí Hồng Kông đưa tin, một số xe bọc thép có trang bị súng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) xuất hiện trên đường phố Hồng Kông đúng và thời điểm Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc bắt đầu cuộc họp về vấn đề bầu chọn người lãnh đạo đặc khu này.
Trước đó, trong cuộc biểu tình đòi quyền tự do bầu cử thu hút hàng trăm nghìn người Hồng Kông tham gia hôm 1/7, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ hơn 500 người với lý do tụ tập trái phép, cũng như gây cản trở và nguy hiểm cho người đi đường. Những người bị bắt giữ được cho là đã được đưa đến một trụ sở cảnh sát ở phía nam Hồng Kông.
Tiếp đó, ngày 1/9, cảnh sát Hồng Kông đã xịt hơi cay để giải tán đám đông biểu tình. Đụng độ cục bộ xảy ra giữa người dân và cảnh sát Hồng Kông ở bên ngoài Trung tâm Hội nghị triển lãm thế giới châu A, nơi Phó chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quôc phát biểu khiến ít nhất 4 người bị trúng tiêu cay, còn đám đông thì hỗn loạn.
Không dừng ở đó, nhóm ủng hộ Bắc Kinh Liên minh vì Hòa bình và Dân chủ (APD) thậm chí còn lập đường dây nóng cho giáo viên, phụ huynh và sinh viên để báo bất kỳ ai khuyến khích sinh viên bãi khóa.
APD lý giải rằng việc lập đường dây nóng nhằm ngăn chặn sinh viên trở thành nạn nhân của cuộc tranh cãi về cải cách chính trị hiện nay ở Hồng Kông. Tuy nhiên, đường dây nóng này lập tức bị xem là dạng "khủng bố trắng" vì nó khuyến khích người dân theo dõi lẫn nhau.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã quyết định cho phép người dân Hồng Kông bỏ phiếu bầu lãnh đạo đặc khu từ năm 2017 nhưng giới hạn số ứng viên ra tranh cử chỉ tối đa 3 người.
Các nhóm đòi dân chủ, dẫn đầu là tổ chức Occupy Central (OC), gọi sự giới hạn đó là "dân chủ giả" và tuyên bố sẽ tiến phản đối quyết định trên của Bắc Kinh.
Gần đây nhất, hôm 9/9, khoảng 40 nhà hoạt động đòi dân chủ ở Hồng Kông đã cạo đầu để thể hiện quyết tâm đấu tranh cho dân chủ.
Theo Đất Việt
Trung Quốc tố Anh can thiệp vào vấn đề Hồng Kông Chinh phu Trung Quôc vào ngày 2.9 đã lên tiếng cáo buộc Anh can thiệp vào chuyện nội bộ nước này sau khi Quốc hội Anh mở một cuộc điều tra về phong trào đòi dân chủ ở Hông Kông. Cảnh sát Hông Kông ngăn cản người biểu tình đòi dân chủ tiến vào khách sạn nơi một quan chức cấp cao Trung...