Biểu tình ở Đức đòi đánh thuế người giàu
Hàng nghìn người tại các thành phố ở Đức ngày 29-9 đã xuống đường tuần hành ủng hộ đánh thuế người giàu và các giao dịch tài chính.
Cuộc biểu tình đã thu hút sự tham gia của khoảng 40.000 người tại 40 thành phố trên toàn nước Đức, trong đó ước tính có 5.000 người tham gia ở Thủ đô Berlin, nhằm kêu gọi một xã hội công bằng hơn. Các nhà tổ chức cho biết, loại thuế này sẽ chỉ ảnh hưởng tới một số ít những người giàu nhất nước Đức, và gần 99% dân số nước này không phải đóng thêm thuế.
Phát biểu tại cuộc biểu tình ở Frankfurt, ông Frank Bsirske, Chủ tịch Hiệp hội công đoàn Verdi cho rằng, những người giàu nhất phải phản ứng tích cực hơn đối với cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính. Theo ông Frank Bsirske, các gói giải cứu bảo vệ tài sản của giới siêu giàu đều lấy từ tiền đóng thuế của người dân, cho nên đã đến lúc những người này thực hiện trách nhiệm của họ. Trong khi đó, lãnh đạo đảng Xanh, Claudia Roth nói với hãng thông tấn DPA của Đức rằng, không thể chấp nhận một nhóm nhỏ những người giàu ngày càng giàu thêm trong khi các bệnh viện công lại không có tiền để trả lương cho nhân viên.
Theo ANTD
Video đang HOT
Trại tị nạn đang biến thành hang ổ cho tư tưởng chống Assad?
Damascus đã nhiều lần cáo buộc FSA sử dụng các trại tị nạn ở biên giới để tuyển dụng tình nguyện viên.
Hơn 200.000 người Syria đã bỏ chạy đến các trại tị nạn trong 10 ngày qua khi tình trạng bạo lực trong nước tiếp tục leo thang. Hiện đang có những đồn đoán cho rằng, một số trại tị nạn ở các nước láng giềng đang bị cho là đã biến thành nơi để truyền bá những tư tưởng chống lại chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Liên Hợp Quốc ước tính có đến 1,5 triệu người Syria đã phải bỏ nhà cửa chạy trốn khỏi các cuộc giao tranh kể từ khi nổ ra các cuộc nổi dậy chống lại Tổng thống Assad cuối tháng 3/2011.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc khoảng 120.000 người tị nạn Syria đã đăng ký xin tị nạn tại các nước láng giềng như Jordan, Lebanon, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, số người di tản trên thực tế có thể cao hơn nhiều, do vẫn còn một số lượng lớn người tị nạn chưa đăng ký.
Một khu trại dành cho người tị nạn Syria được Liên Hợp Quốc dựng lên tại khu vực biên giới giữa Jordan và Syria (Ảnh: Reuters).
Các bệnh viện và trường học ở các nước láng giềng đang phải vật lộn để ứng phó với "dòng thác" người tị nạn Syria đang tràn vào trong thời gian gần đây. Theo ước tính của Tổ chức Liên đoàn Hồi giáo, các nước này cần trên 500 triệu USD viện trợ để đáp ứng nhu cầu của những người tị nạn Syria. Tuy nhiên cho đến nay, cộng đồng quốc tế vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu này.
Cho đến cuối tháng 7/2012, Chương trình Ứng phó Khu vực của Liên Hợp Quốc cho người tị nạn của Syria mới chỉ nhận được 26% số tiền tài trợ. Trong khi đó, một chương trình khác của Liên Hiệp Quốc cũng mới chỉ nhận được 38 triệu USD trong tổng số 180 triệu USD cần thiết cho hoạt động của chương trình này.
"Một số viện trợ được đưa vào Syria đang bị chi phối bởi mục đích chính trị thay vì những quan ngại nhân đạo", Maria Finoshina phóng viên của RT có mặt tại các trại tị nạn cho biết.
"Chúng tôi sẽ không chấp nhận bất kỳ một ai hỗ trợ cho chế độ hiện nay tại Syria. Có thể chúng tôi sẽ cố gắng nói chuyện để thuyết phục họ không làm điều này. Nếu họ chấp nhận, họ sẽ được chào đón nhiều hơn, nếu không, chúng tôi sẽ yêu cầu họ rời khỏi làng", người đứng đầu một trại tị nạn tại thị trấn Majdal Anjar, phía bắc Lebanon nói với phóng viên Finoshina.
Các trại tị nạn trở thành trung tâm chỉ huy bí mật của phiến quân
Một trong số những người tị nạn, người đã chạy trốn khi chiến tranh tàn phá thành phố Homs cho biết, ông sẽ tham gia lực lượng Quân đội Syria Tự do (FSA) nếu có cơ hội. "Nếu tôi có một cơ hội để giết Assad, tôi sẽ không ngần ngại" ông ta nói.
Hiện đã có thông tin cho rằng rất nhiều các trại tị nạn đang dần biến tướng thành nơi tuyên truyền chống chế độ của Tổng thống al-Assad và đào tạo lực lượng phiến quân. Damascus đã nhiều lần cáo buộc FSA sử dụng các trại tị nạn ở biên giới giữa Syria và Lebanon để tuyển dụng tình nguyện viên.
Tuần trước, Reuters trích dẫn nguồn tin giấu tên cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đã thiết lập một căn cứ bí mật trên biên giới với Syria để giúp điều phối các hoạt động nổi loạn. Cơ sở này ở Adana, cách biên giới Syria 70 km, được mô tả như là một "trung tâm đầu não" của FSA./.
Theo VOV
Nga cắt giảm chi phí quốc phòng Nga có khả năng sẽ cắt giảm khoảng 20% chi phi quốc phòng trong vòng 3 năm tới của nước này. Quân đội Nga duyệt binh (Ảnh: AFP) Đây là nhận định của Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov đưa ra hôm 20/7. Theo ông Siluanov, Bộ Tài chính và Bộ Quốc phòng Nga sẽ sớm nhất trí về khoản cắt giảm...