Biểu tình lan rộng ở Thái Lan
Biểu tình ở Thái Lan có dấu hiệu leo thang bất chấp lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và lệnh bắt thủ lĩnh phong trào biểu tình.
Người biểu tình bao vây trụ sở Cơ quan Điều tra đặc biệt ở Thái Lan – Ảnh: Minh Quang
Hôm qua, hàng ngàn người chống đối chính phủ tiếp tục kéo đến trụ sở các bộ Lao động, Năng lượng, Tài nguyên, Phát triển xã hội và An ninh con người cũng như khu hành chính mới ở bên ngoài Bangkok để gây áp lực lên nội các của Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Những người biểu tình còn kéo đến cả Cơ quan Điều tra đặc biệt (DSI), cơ quan mà ai cũng phải kiêng dè ở Thái Lan.
Video đang HOT
Người biểu tình tụ tập bên ngoài các cơ quan này và gây áp lực buộc lãnh đạo các bộ phải ngưng làm việc để tham gia biểu tình với họ, khiến nhiều cơ quan phải cho nhân viên nghỉ việc. Tuy nhiên, nhân viên trong trụ sở DSI vẫn tiếp tục làm việc với sự canh gác nghiêm ngặt của cảnh sát. Ở bên ngoài, một biển người biểu tình kêu gọi đòi Giám đốc DSI từ chức, gây náo loạn cả một khu vực kéo dài hàng cây số khiến không một phương tiện nào lưu thông được.
Tại khu liên hợp hành chính mới cách trụ sở DSI khoảng 1 km, người biểu tình cũng tràn vào bên trong sau khi diễu hành hơn 30 km từ Bangkok dưới sự dẫn dắt của cựu Phó thủ tướng Suthep Thuagsuban, người bị Tòa án Hình sự bác đơn khiếu nại về lệnh bắt của cảnh sát vào hôm qua. Lãnh đạo phong trào Suthep cho biết sẽ chiếm khu liên hợp hành chính làm căn cứ đóng quân thứ 3 cho đến khi lật đổ được chính phủ. Bất chấp đề nghị đàm phán để giải quyết những mâu thuẫn của bà Yingluck, ông Suthep tuyên bố sẽ cương quyết không thương lượng.
Sau 4 ngày biểu tình, những người chống đối chính phủ đã bao vây và xâm nhập được 14 bộ và cơ quan chính phủ. Phong trào biểu tình còn lan sang các tỉnh và lôi kéo được một số giới chức địa phương tham gia. Theo lời kêu gọi của ông Suthep, những người chống đối chính phủ đã kéo đến các cơ quan công quyền ở 24 tỉnh, phần lớn ở miền nam.
Hôm qua, cảnh sát Bangkok cho biết đã có lệnh bắt thêm 6 lãnh đạo khác của phong trào chống chính phủ. Người phát ngôn của Tổng cục Cảnh sát Thái Lan Piya Uthayo phát biểu trên một kênh truyền hình Thái Lan rằng cảnh sát chưa sử dụng vũ lực để trấn áp hay ngăn cản người biểu tình dù họ xâm nhập vào các cơ quan nhà nước và bắt đầu xuất hiện bạo loạn ở một số khu vực. Theo người phát ngôn, cảnh sát đã phát hiện vũ khí tàng trữ trong nhóm những người chống đối. Ông này cũng cho biết cảnh sát chưa tiến hành bắt giữ các lãnh đạo phong trào biểu tình vì sợ tạo cơ hội cho những phần tử “giấu mặt” gây bạo loạn. Nhiều nước như Anh, Mỹ, Canada, Úc, Đức, Thụy Điển và Singapore đã cảnh báo công dân của họ hãy cảnh giác trước tình hình bất ổn tại Thái Lan.
Theo TNO
Thái Lan ra lệnh bắt người cầm đầu biểu tình
Tòa án Thái Lan đã ra lệnh bắt cựu Phó thủ tướng Suthep Thaugsuban, người dẫn đầu đoàn biểu tình chiếm đóng nhiều cơ quan chính phủ.
Phe chống đối biểu tình và chiếm đóng bên ngoài Cục Ngân sách ở Bangkok - Ảnh: Minh Quang
Lệnh bắt được đưa ra ngày 26.11 sau khi ông Suthep cầm đầu cuộc "xâm chiếm" Cục Ngân sách thuộc Bộ Tài chính trước đó. Cảnh sát yêu cầu ông này ra trình diện vào hôm nay 27.11 nếu không sẽ sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, trên diễn đàn của người biểu tình, ông Suthep tuyên bố sẽ chưa trình diện và còn kêu gọi tiếp tục chiếm đóng nhiều cơ quan chính phủ khác.
Đến hôm qua, đám đông tổ chức cắm trại lâu dài ở Cục Ngân sách đồng thời bao vây các bộ Nông nghiệp, Nội vụ, Giao thông, Du lịch và Thể thao. Họ tuyên bố kêu gọi công chức, nhân viên nhà nước không đi làm, không tiếp tay cho cái mà họ gọi là "chế độ Thaksin" - ám chỉ chính quyền Thủ tướng Yingluck Shinawatra là "tay sai" cho anh bà là cựu Thủ tướng Thaksin. Tại Bộ Nội vụ, nơi bị cho là "phục vụ đắc lực cho Thaksin", phe chống đối tuyên bố không cho ai vào làm việc và nhà chức trách phải đưa tất cả nhân viên rời khỏi để bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên Thanh Niên, số lượng người tham gia biểu tình đã giảm đáng kể so với ngày trước.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Thái Lan triệu tập cuộc họp khẩn cấp với đại diện ngoại giao các nước để thông báo tình hình ở Bangkok sau khi hơn 20 nước lên tiếng lo ngại về bất ổn ở Thái Lan. Trước đó, chính phủ đã ban hành tình trạng an ninh nội bộ khẩn cấp kéo dài đến hết năm 2013. Bên trong nghị trường, các nghị sĩ phe đối lập dồn dập chỉ trích Thủ tướng Yingluck với cáo buộc "không đủ năng lực, chỉ làm theo lệnh của anh trai, đề xuất những dự luật gây mâu thuẫn xã hội và chưa kiểm soát được tham nhũng". Nữ thủ tướng đã bác bỏ mọi cáo buộc này. Dự kiến, vào ngày mai 28.11, Hạ viện sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với bà.
Trao đổi với Thanh Niên, tiến sĩ Jade Donovanik - Hiệu trưởng trường luật thuộc Đại học Siam ở Bangkok - nhận định người biểu tình sẽ tiếp tục nhắm vào thêm nhiều các cơ quan để gây áp lực. Theo ông, nếu chính phủ không có động thái chứng tỏ lắng nghe ý kiến của người dân thì mâu thuẫn sẽ lên cao trào. Ông Jade cho rằng nhiều người đang bất bình vì cáo buộc ông Thaksin can thiệp sâu vào chính phủ, vấn đề tham nhũng và một số chính sách khác. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng khẳng định bao vây và chiếm giữ cơ quan nhà nước là việc làm vi phạm pháp luật. Cũng có chuyên gia cảnh báo biểu tình hiện nay có thể dẫn đến một cuộc đảo chính mới do quân đội tiến hành.
Theo TNO
Hạ viện Thái Lan rút dự luật ân xá Hạ viện Thái Lan hôm nay 7.11 đã biểu quyết rút dự luật ân xá khỏi nghị trường và sẽ không đưa dự luật này vào quốc hội nữa. Những người biểu tình phản đối dự luật ân xá Cảnh sát chống bạo động Không chỉ dự luật ân xá, hạ viện cũng quyết định rút luôn 5 dự luật khác được các...