Biểu tình khiến nhiều gia đình Thái Lan lục đục
Phong trào biểu tình ở Bangkok và tình trạng phân cực chính trị ngày càng rõ rệt tại Thái Lan đang làm rất nhiều gia đình lâm vào tình trạng lục đục, chia rẽ.
Khi các cuộc biểu tình hòa bình ngày càng leo thang và những vụ xung đột liên tiếp nổ ra tại Bangkok, tình trạng thù địch giữa những người ủng hộ và phản đối chính phủ cũng ngày càng gia tăng. Nhiều nhà phân tích cảnh báo, phong trào biểu tình dẫn đến sự chia rẽ không chỉ “tầng lớp nông thôn nghèo và thành thị khá giả” mà còn cắt sâu hơn vào cấu trúc xã hội của Thái Lan.
Nhà nghiên cứu Sunnai Pasuk cảnh báo sự hận thù sâu sắc đang ngày càng lan rộng và sâu khắp các làng mạc, thành phố ở Thái Lan nhưng đáng lo ngại nhất là trong từng hộ gia đình.
Các cuộc biểu tình ở Thái Lan đang khiến nhiều gia đình nước này lầm vào tình trạng chia rẽ, lục đục.
Ông Sunnai nhấn mạnh: “Chúng tôi nhận thấy sự chia rẽ sâu sắc trong từng hộ gia đình ở khắp Thái Lan. Đó chính xác là sự chia rẽ, lục đục. Cha mẹ và con cái cũng như các anh chị em trong gia đình không buồn nói chuyện với nhau. Thậm chí, các thành viên trong gia đình coi nhau như kẻ thù, không thể cùng tồn tại dưới một mái nhà. Đây là sự phát triển vô cùng nguy hiểm trong cuộc xung đột xung đột chính trị ở Thái Lan. Nếu tiếp tục phát triển, nó sẽ là một tai họa”.
Không khó để tìm dẫn chứng cho nhận định trên. Ở làng Ban Mai, miền bắc Thái Lan, các cuộc biểu tình cũng như các cáo buộc chính phủ tham nhũng đã gây ra sự rạn nứt trong nhiều gia đình. Nông dân Duangian Kaewwanna chuyển từ ủng hộ chính phủ sang bất mãn sau khi chính phủ thất bại trong việc chi trả cho chương trình tài trợ giá gạo gây tranh cãi.
“Ban đầu, chính phủ cam kết hỗ trợ cho nông dân 15.000 baht/tấn lúa gạo. Nhưng cuối cùng, họ không giữ lời. Chúng tôi chưa nhận được tiền từ chương trình trợ giá này”, ông Duangian Kaewwanna nhấn mạnh.
Trong khi đó, con rể ông Duangian Kaewwanna là Surin Plukkam vẫn “trung thành” với chính phủ Tổng thống Yingluck. Tuy nhiên, ông Surin thừa nhận, ông ngày càng mệt mỏi vì cuộc xung đột chính trị đang phá vỡ gia đình, làm các thành viên trong nhà lục đục với nhau.
“Chúng tôi không nói chuyện với nhau, đặc biệt là về những vấn đề chính trị. Khi chúng tôi nói chuyện về một chủ đề nào đó, chúng tôi rất dễ rơi vào tranh cãi gay gắt. Do đó, chúng tôi ngừng đối thoại với nhau hoàn toàn”, ông Surin cho biết.
Theo Kiến thức
Tết đến, hỏi tiền đi đâu hết?
Tết, lễ hội lớn nhất trong năm ở cả Việt Nam lẫn Trung Quốc, cũng là thời gian để các gia đình đoàn tụ và nghỉ ngơi sau một năm làm việc. Tuy nhiên, vài năm gần đây khi Tết ngày càng bị thương mại hóa, một số người cảm thấy gánh nặng tài chính đè oằn vai do các khoản chi đột ngột tăng vọt vào dịp Tết.
Video đang HOT
Báo Tin tức Bắc Kinh đã tiến hành khảo sát với 100 người với các hoàn cảnh, nghề nghiệp khác nhau về vấn đề tài chính dịp Tết. 65 người trong số này định tiêu hơn 5.000 NDT (826 USD), có một số định tiêu tới 33.000 NDT. 42 người cho biết, chi tiêu dịp Tết đã trở thành một gánh nặng.
Cùng xem, tiền đã đi đâu trong dịp Tết:
Mua sắm
Không chỉ giá cả tăng mà cơn sốt mua sắm mùa lễ hội cũng đã tăng nhiệt. Theo lịch 12 con giáp thì năm nay là năm Ngọ, và các sản phẩm có chủ đề ngựa đang tràn ngập các cửa hàng. Nhiều người bán rong cũng rao bán các món đồ chơi, vật trang trí hình ngựa ở những điểm bắt mắt nhất.
Người tiêu dùng tin rằng đem các món đồ trang trí có yếu tố Ngọ vào nhà hoặc đồ dùng cá nhân sẽ được may mắn và vui vẻ.
"Tôi đi mua một chiếc mặt dây chuyền hình ngựa cho con trai. Tôi hy vọng, cháu sẽ trở thành một con người chăm chỉ như ngựa", Yang Jie, một người tiêu dùng cho hay.
Trong khi đó, những con tem năm mới cũng rất hút khách. Nhiều nhà sưu tập đang tích cực tìm kiếm những con tem có chủ đề ngựa để hoàn tất bộ sưu tập 12 con giáp. Giá những con tem chủ đề ngựa đã tăng gấp 9 lần giá bình thường.
Tết là mùa cao điểm mua sắm với cộng đồng người Trung Quốc khắp thế giới
Đi lại
Hàng năm, vào dịp Tết, hàng triệu người Trung Quốc bắt đầu cuộc di chuyển lớn nhất thế giới về nhà ăn Tết. Đây là một phong tục được giữ gìn từ thời xưa, song sự chuyển động của xã hội ngày càng tăng trong thời hiện đại, con đường về nhà để đoàn tụ gia đình đã trở nên gập ghềnh hơn.
Không hẳn vì chi phí đi lại tăng cao, không hẳn là phải chi nhiều tiền cho quà cáp và các món đồ sắm tết, mà chính vé tàu mới là thứ khiến nhiều người muốn phát điên.
Có tới cả tỉ người sẽ đi lại giữa các thành phố, nơi họ sống và làm việc và thành phố quê hương vào dịp lễ hội lớn nhất trong năm.
Tiền lì xì
Với trẻ em, Tết là dịp tuyệt vời, là lúc chúng được nhận những phong bao đỏ có nhét tiền bên trong. Tuy nhiên, phong tục này lại đè nặng lên túi tiền của người lớn.
"Tiền thưởng hàng năm của tôi chỉ nằm được trong túi chưa tới một tuần trước khi ra đi dưới dạng phong bì lì xì", Huang Yijing, một nữ y tá 30 tuổi ở Thượng Hải cho biết. Huang lì xì ít nhất 1.000 NDT cho mỗi cháu trai và cháu gái, và lì xì 500 NDT hoặc hơn cho con cái của bạn bè.
Mỗi dịp Tết, Huang cho hay, cô chi hơn 5.000 NDT, tương đương lương hàng tháng, vào phong bì lì xì. Nữ y tá này cho hay, phong tục này quả là nguồn gốc căng thẳng.
Du lịch
Theo một số hãng lữ hành trong nước ở Trng Quốc, số lượng khách hàng đặt tour đi trong nước lẫn ngoại quốc đều tăng mạnh trong những năm gần đây và các tour thiết kế theo ý khách cũng bán được nhiều.
Trong dịp Tết năm nay, tình hình của ngành du lịch rất khả quan. Số lượng khách du lịch dự kiến lên tới 225 triệu người, tăng 11% so với năm ngoái và thu nhập của ngành này cũng tăng 11%, vượt quá 13 tỷ NDT, Viện du lịch Trung Quốc cho biết.
Ngày càng có nhiều người Trung Quốc đi các tour du lịch được thiết kế theo ý muốn.
Giải trí
Dịp Tết, phần lớn người dân đều không tiếc tiền cho các hoạt động vui chơi giải trí sau một năm làm việc miệt mài.
Thuê bạn trai/bạn gái
Tết là dịp đoàn tụ gia đình và bữa tối vào giao thừa là một dịp rất quan trọng. Tết cũng là thời điểm mà những nam nữ độc thân phải đối mặt với hàng loạt câu hỏi từ cha mẹ và người lớn tuổi về việc tìm bạn đời và lập gia đình.
Vậy, những chàng trai, cô gái độc thân chưa có ý định kết hôn sớm sẽ làm thế nào? Họ thuê bạn trai hoặc bạn gái.
Mức giá thuê một người bạn trai vào thời điểm này vào khoảng 1.500 - 2.000 NDT/ngày. Người bạn trai này phải tháp tùng "thân chủ" tới nhà cha mẹ, gặp họ hàng và bạn bè, cùng ăn tối, xem phim, đi mua sắm và hôn thân chủ nếu cần.
Dĩ nhiên, người thuê sẽ phải trả tiền đi lại, tiền ở khách sạn và các nhu cầu cần thiết hàng ngày, sắm quần áo đẹp để anh chàng trình diện cho tươm. Các dịch vụ khác có thể thương thuyết. Ví dụ, một nụ hôn có thể tốn thêm 50 NDT, ngủ cùng phòng với thân chủ có giá từ 300 tới 600 NDT.
Hoài Linh (Theo Chinadaily)
Theo VNN
Rộ mốt thuê vệ sĩ nữ của giới nhà giàu Số phụ nữ học làm vệ sĩ ở Trung Quốc đang tăng vọt vì hình ảnh nữ vệ sĩ gắn với giới nhà giàu nước này ngày càng phổ biến. ảnh minh họa Yang Donglan có một con đường nghề nghiệp không giống ai. Cô gái 21 tuổi này từng kiếm sống bằng cách bán mỹ phẩm, nhưng cách đây một năm, cô...