Biểu tình Hong Kong: Trung Quốc quy trách nhiệm cho “bàn tay đen” của Mỹ
Trung Quốc mới đây tuyên bố, tình trạng bất ổn chính trị ở Hong Kong là do “những bàn tay đen” của Mỹ gây ra, đồng thời yêu cầu Mỹ phải nhớ “Hong Kong hiện nay là Hong Kong của Trung Quốc”.
“Chúng tôi có thể thấy các quan chức Hoa Kỳ đang đứng sau những sự việc này. Liệu những người này có thể thành thật nói với thế giới rằng họ đang đóng vai trò gì và hành động của họ có mục đích gì hay không?”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết.
Trung Quốc đã quy trách nhiệm cuộc biểu tình ở Hong Kong cho “những bàn tay đen” của Mỹ.
“Chúng tôi khuyên Hoa Kỳ nên rút tay lại”, bà nói thêm. “Hoa Kỳ nên biết một điều rằng Hong Kong hiện nay là Hong Kong của Trung Quốc và chúng tôi không cho phép bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài”.
Vào ngày 24/9, Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có bài viết nói rằng: “Rất nhiều vụ bạo lực đã xảy ra ở Hong Kong trong thời gian qua và sau tất cả Mỹ là nước đã khuyến khích sự việc. Một số người Mỹ nói rằng họ muốn giúp Hong Kong, nhưng thực tế là họ muốn mang đến sự hỗn loạn và sẽ không thỏa mãn chừng nào Hong Kong chưa sụp đổ”.
Cuộc biểu tình kéo dài nhiều tuần vốn nhằm vào chính quyền Hong Kong đã đổi hướng vào ngày 21/7, khi một nhóm người đã bao vây văn phòng đại diện của Bắc Kinh ở Hong Kong và dùng sơn đen sơn lên quốc huy của Trung Quốc.
Sau vụ việc này, Bắc Kinh đã thể hiện quan điểm cứng rắn hơn trước khi cơ quan ngôn luận đưa ra một loạt bài viết lên án những người biểu tình và để những hình ảnh về sự phá hoại của những người này được lan truyền trên mạng.
Video đang HOT
Trong vòng hai tháng qua, truyền thông Trung Quốc cho rằng các cuộc biểu tình ở Hồng Kông là do “sự can thiệp của nước ngoài” đồng thời trích dẫn nhiều tuyên bố của các quan chức phương Tây về Hong Kong, trong đó có những phát ngôn của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi và Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt.
Với việc coi Mỹ là nước đứng đằng sau cuộc biểu tình, Trung Quốc đang đe dọa sẽ làm căng thẳng giữa nước này và Mỹ nóng hơn. Tuyên bố của Bắc Kinh được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có lời khen ngợi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi đã “hành động có trách nhiệm” với tình hình ở Hong Kong.
“Trung Quốc có thể ngăn chặn tình trạng này nếu họ muốn”, ông Trump phát biểu về cuộc biểu tình. “Đây là những cuộc biểu tình rất lớn. Tôi hi vọng Chủ tịch Tập sẽ làm điều đúng đắn, nhưng có thể thấy rằng vấn đề này đã kéo dài quá mức rồi”.
Một số chuyên gia lo ngại rằng việc Trung Quốc có những phát biểu mạng bạo hơn cũng như việc cho phép tin tức về cuộc biểu tình ở Hong Kong được phát tán trên mạng xã hội là tiền đề cho một loạt hành động mạnh tay hơn.
Ông Ngô Kiên, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, vào ngày 24/7 đã nói rằng chính phủ Trung Quốc “hiện đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến ở Hong Kong”. Khi được hỏi rằng liệu quân đội Trung Quốc sẽ được điều động tới Hong Kong hay không, ông nói rằng hiến pháp Hong Kong có quy định chính quyền thành phố có thể yêu cầu sự giúp đỡ từ quân đội Trung Quốc, song ông không nói rõ chi tiết. Bản thân Bắc Kinh cũng không có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ đưa binh lính tới Hong Kong.
Anh Tuấn (lược dịch)
Theo infonet
Trung Quốc cảnh báo Mỹ nhấc "bàn tay đen" ra khỏi Hồng Kông
Trung Quốc hôm 23-7 cáo buộc các quan chức Mỹ đứng sau làn sóng biểu tình bạo lực ở Hồng Kông và cảnh báo Washington nên nhấc "bàn tay đen" ra khỏi đặc khu này.
Theo Reuters, cáo buộc được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đưa ra tại một cuộc họp báo ở thủ đô Bắc Kinh. Bà Hoa không cung cấp thêm thông tin.
Cách đây 1 ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông tin rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã "hành động rất có trách nhiệm về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông".
"Ngay bây giờ, chúng tôi đang thảo luận về các giao dịch thương mại. Chúng ta hãy chờ xem điều gì sẽ xảy ra" - ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng trước cuộc gặp với Thủ tướng Pakistan Imran Khan hôm 22-7.
Hồng Kông ghi nhận hàng loạt cuộc biểu tình bạo lực trong vòng 2 tháng qua liên quan tới dự luật dẫn độ gây tranh cãi. Ảnh: Straits Times
Hồng Kông ghi nhận hàng loạt cuộc biểu tình bạo lực trong vòng 2 tháng qua liên quan tới dự luật dẫn độ gây tranh cãi. Dự luật cho phép đưa nghi phạm ở đặc khu sang Trung Quốc xét xử.
Theo ông Trump, đây là một tình huống rất quan trọng đối với ông Tập và nói thêm Bắc Kinh "có thể ngăn chặn các cuộc biểu tình nếu họ muốn".
Cùng ngày 23-7, Chỉ huy Lực lượng Tuần duyên Mỹ, Đô đốc Karl Schultz, cho biết Mỹ sẽ đẩy mạnh các hoạt động của mình ở Thái Bình Dương để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Ông Schultz chỉ ra rằng Bắc Kinh đã tăng cường sự hiện diện bên ngoài chuỗi đảo chiến lược thứ hai, một phần trong số đó được hình thành bởi đảo Guam do Mỹ quản lý. Trung Quốc cũng đẩy mạnh đầu tư và gây ảnh hưởng lên các vùng lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương cùng với các quốc đảo trong khu vực này.
Bắc Kinh tuyên bố chiến lược quốc phòng của họ dựa vào khả năng tự do điều hướng của hải quân, bao gồm cả tàu ngầm, tại nhiều chuỗi đảo bao quanh bờ biển Trung Quốc. Chuỗi đầu tiên bao gồm Nhật Bản, Đài Loan và Philippines. Chuỗi thứ hai bao gồm Cộng đồng Quần đảo Bắc Mariana (CNMI), Palau và Micronesia.
Trong những tháng gần đây, Lực lượng Tuần duyên Mỹ đã thể hiện vai trò lớn hơn ở phía Tây Thái Bình Dương và biển Đông nhằm kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc trên biển.
Các hoạt động tăng cường của Washington bao gồm quá cảnh Eo biển Đài Loan hồi tháng 3, thăm Hồng Kông lần đầu tiên sau 17 năm vào tháng 4 và bàn giao 3 tàu cho Sri Lanka, Việt Nam và Philippines.
Tàu tuần duyên Mỹ cập cảng Hồng Kông vào tháng 4. Ảnh: SCMP
Phạm Nghĩa (Theo Reuters, SCMP)
Theo nld.com.vn
Người Hong Kong xuống đường biểu tình phản đối bạo lực của cảnh sát Theo hãng tin Reuters, hàng chục nghìn người Hong Kong (Trung Quốc) đã xuống đường tuần hành nhằm yêu cầu thành lập một ủy ban điều tra độc lập về các hành động vũ lực của cảnh sát nhằm vào người biểu tình. Cuộc tuần hành bắt đầu vào khoảng 15h30' ngày 21-7 (giờ địa phương) tại công viên Victoria và kết thúc...