Biểu tình đêm thứ hai ở thành phố Mỹ
Người dân ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota, biểu tình đêm thứ hai đòi công lý cho một người đàn ông thiệt mạng sau khi bị cảnh sát ghì cổ khống chế.
Tối 27/5, cảnh sát Mỹ gấp rút triển khai lực lượng xung quanh Phân khu Cảnh sát thứ ba, thành phố Minneapolis, bang Minnesota, nơi các sĩ quan bị cáo buộc giết George Floyd, một người đàn ông da màu 46 tuổi.
Họ tiếp tục đêm thứ hai đối mặt với số người tham gia biểu tình đòi công lý cho Floyd ngày càng đông. Cuộc biểu tình trở nên căng thẳng vào ban đêm khi cảnh sát và người biểu tình đụng độ. Cảnh sát trưởng thành phố Minneapolis, Medaria Arradondo, cảnh báo những người biểu tình hãy giữ hòa bình.
Người biểu tình ném đá, chai lọ vào cảnh sát và tập trung bên ngoài nhà của Mike Freeman, quan chức hạt Hennepin, và Derek Chauvin, sĩ quan đã ghì đầu gối lên cổ Floyd. Lực lượng cảnh sát phải sử dụng đạn cao su, đạn hơi cay và bom khói để ngăn đám đông.
Video đang HOT
Người dân đội mưa biểu tình ở Phố E. 38, đòi công bằng cho George Floyd ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ. Ảnh: AFP.
Một cuộc biểu tình nhỏ hơn, ít hỗn loạn hơn, cũng diễn ra tại Đại lộ Chicago và Phố E. 38, nơi Floyd qua đời. Đám đông liên tục hô: “Cả 4 người họ đều phải bị bắt”, “Họ đáng lẽ phải ngồi tù ngay sau 10 phút xảy ra sự việc”.
Floyd bị 4 cảnh sát da trắng khống chế hôm 25/5 do cáo buộc liên quan đến một vụ giả mạo chữ ký. Một sĩ quan đã ghì chặt đầu gối lên cổ Floyd vài phút, trong khi anh liên tục cầu xin: “Tôi không thể thở nổi”. Floyd sau đó tử vong.
Những sĩ quan cảnh sát liên quan đến sự việc đã bị Sở Cảnh sát Minneapolis sa thải. Gia đình Floyd cũng kêu gọi buộc tội giết người đối với họ. Luật sư tiết lộ sĩ quan đã ghì chặt chân trên cổ Floyd suốt 8 phút.
Cục Điều tra Liên bang (FBI) cùng giới chức thực thi pháp luật của bang đang điều tra sự việc. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi cái chết của Floyd là “đau buồn và bi thảm”, cho biết ông đã yêu cầu FBI phối hợp Bộ Tư pháp vào cuộc điều tra và khẳng định “công lý sẽ được thực thi”.
Thị trưởng thành phố Minneapolis Jacob Frey cho biết ông không thể hiểu tại sao viên cảnh sát ghì chặt đầu gối lên cổ Floyd cho đến khi anh lịm đi vẫn chưa bị bắt.
Người biểu tình tập trung bên ngoài Phân khu Cảnh sát thứ ba, thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ, hôm 27/5. Ảnh: AFP.
“Tại sao người đàn ông giết George Floyd chưa phải ngồi tù? Nếu bạn hay tôi làm điều đó, chúng ta bây giờ đã ở sau song sắt rồi. Dựa trên những gì tôi thấy, sĩ quan đó nên bị buộc tội”, Frey nói.
Ứng viên tổng thống Dân chủ Joe Biden lên tiếng kêu gọi FBI cần điều tra kỹ lưỡng sự việc. Trong khi Thượng nghị sĩ Dân chủ Kamala Harris gọi hành động ghì đầu gối lên cổ Floyd là “tra tấn”.
Các cuộc biểu tình đòi công lý cho Floyd gợi lên ký ức về các cuộc bạo loạn ở Ferguson, bang Missouri, năm 2014, sau khi một sĩ quan cảnh sát bắn chết một thanh niên người Mỹ gốc Phi bị nghi ngờ là cướp.
Mỹ: Cháy tòa nhà cao tầng khiến ít nhất 5 người thiệt mạng
Ít nhất 5 người thiệt mạng và 4 người khác bị thương trong một vụ cháy tòa nhà cao tầng tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ sáng 27/11 (giờ địa phương).
ảnh minh họa
Giới chức cho biết vụ hỏa hoạn bùng phát tại tầng thứ 14 của tòa nhà 24 tầng trong khu dân cư gần trung tâm thành phố. Sở cảnh sát cứu hỏa Minneapolis cho biết vụ hỏa hoạn hiện đã được kiểm soát.
Theo Lê Ánh (TTXVN)
Biểu tình 'tôi không thể thở' Cuộc biểu tình "tôi không thể thở" nổ ra ở Minneapolis, bang Minnesota được lấy tên theo lời cầu cứu của một người Mỹ gốc Phi tử vong sau khi bị cảnh sát ghì cổ khống chế. Người biểu tình đối đầu cảnh sát ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota chiều 26/5. Hàng nghìn người biểu tình xuống đường đòi công lý cho...