Biểu tình chống Mỹ: 15 người Pakistan chết
15 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình phản đối bộ phim xúc phạm đạo Hồi tại những thành phố lớn tại Pakistan ngày 21/9. Biểu tình cũng diễn ra tại Indonesia, Malaysia, Bangladesh.
Ngày 21/9 là ngày thứ 10 từ khi phong trào biểu tình phản đối bộ phim Innocence of Muslims (IOM – tạm dịch: Sự ngây thơ của tín đồ Hồi giáo) lan ra trong cộng đồng Hồi giáo tại hơn 20 quốc gia.
Cuộc biểu tình phản đối bộ phim xúc phạm nhà tiên tri Mohammed tại Pakistan ngày 21/9 bùng phát thành bạo lực – Ảnh: CNN
Từ thủ đô Islamabad (Pakistan), Thủ tướng Raja Pervez Ashraf khẳng định không ai có thể lấy cớ tự do ngôn luận để xúc phạm các tôn giáo, nhưng kêu gọi người dân kiềm chế và biểu tình trong hòa bình.
Tuy vậy, BBC cho biết có 10 người thiệt mạng tại thành phố Karachi và 5 người chết trong biểu tình bạo lực ở thành phố Peshawar. Hàng chục người bị thương, trong đó nhiều người bị thương nặng. Tại thành phố Karachi, cảnh sát buộc phải bắn chỉ thiên để giải tán đám đông. Một trong số những người thiệt mạng là cảnh sát.
Video đang HOT
Người dân Indonesia biểu tình trước một nhà hàng Mỹ – Ảnh: Reuters
Tại thành phố Peshawar, người biểu tình đụng độ với cảnh sát, đốt cờ Mỹ, tấn công và cướp phá các rạp chiếu phim. Một tài xế của kênh truyền hình ARY thiệt mạng khi cảnh sát nổ súng trấn áp.
Bộ Ngoại giao Pakistan đã triệu tập Đại sứ Mỹ tại nước này Richard Hoagland để phản đối bộ phim. Pakistan yêu cầu Mỹ nhanh chóng xử lý nhà sản xuất bộ phim và gỡ bỏ đoạn trailer phim này trên trang YouTube.
Bên cạnh biểu tình phản đối bộ phim phỉ báng đạo Hồi, tại Indonesia – nước có số lượng tín đồ Hồi giáo đông nhất thế giới – người dân còn phản đối việc một tạp chí Pháp đăng hình biếm họa nhà tiên tri Mohammed. Bên ngoài Lãnh sự quán Pháp tại thành phố Surabaya, tỉnh Đông Java có 200 người Hồi giáo biểu tình.
Ở thành phố Medan, tỉnh Bắc Sumatra, người biểu tình đốt cờ Mỹ bên ngoài Lãnh sự quán Mỹ. Tại thủ đô Jakarta, có khoảng 50 người biểu tình tập trung trước Đại sứ quán Mỹ đang được hơn 200 cảnh sát canh gác.
Tại Malaysia, có khoảng 3.000 người Hồi giáo biểu tình tuần hành trước Đại sứ quán Mỹ. Một số người quá khích đã đốt cả quốc kỳ Mỹ. Cuộc biểu tình khiến tuyến đường chính vốn rất đông đúc của Malaysia bị tắc nghẽn trong hai tiếng.
Mỹ đã đóng cửa đại sứ quán ở Malaysia đề phòng biểu tình chuyển hướng bạo lực. Pháp cũng đóng cửa các tòa đại sứ, lãnh sự quán, trung tâm văn hóa và các trường quốc tế Pháp tại 20 quốc gia Hồi giáo ngày 21/9.
Tại Bangladesh, hơn 10.000 người biểu tình tại thủ đô Dakar để phản đối bộ phim IOM. Người dân mang theo biểu ngữ có nội dung phản đối Mỹ và hình nhân Tổng thống Mỹ Barack Obama tụ tập bên ngoài thánh đường lớn nhất Bangladesh. Chính quyền đã triển khai hàng trăm cảnh sát và đội phản ứng nhanh để giám sát biểu tình.
Theo 24h
Báo Pháp định đổ thêm dầu vào lửa biểu tình chống Mỹ
Chính phủ Pháp đã phải lên tiếng kêu gọi kiềm chế sau khi có tin một tờ tuần báo của nước này lên kế hoạch đăng những bức biếm họa Đấng tiên tri Mohammad vào hôm 19/9.
Thủ tướng Pháp kêu gọi kiềm chế
Trong khi đó, các cuộc biểu tình phản đối đoạn phim chống Hồi giáo đã lan rộng khắp toàn cầu.
Văn phòng của tờ Charlie Hebdo tại Paris đã bị ném bom xăng hồi tháng 11 năm ngoái sau khi xuất bản một bức tranh biếm họa về Mohammad. Năm 2005, những bức biếm họa nhà tiên tri Mohammad trên báo Đan Mạch đã châm ngòi cho làn sóng biểu tình trên khắp thế giới Hồi giáo và khiến ít nhất 50 người thiệt mạng.
Trước kế hoạch trên của tờ tuần báo, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cảnh báo, mọi hành động khiêu khích lúc này đều bị lên án.
Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault ra tuyên bố cho biết: "Trong bối cảnh hiện nay, Thủ tướng muốn nhấn mạnh sự không tán đồng với mọi hành động quá khích và kêu gọi mọi người hành động có trách nhiệm".
Tuy nhiên, biên tập của tờ Charlie Hebdo, Stephane Charbonnier khẳng định: "Chúng tôi biếm họa mọi người, hàng tuần và khi chúng tôi làm điều đó với Đấng tiên tri, thì lại bị gọi là khiêu khích." Ông này cho biết thêm, nếu Charlie Hebdo không đăng tác phẩm châm biếm vì áp lực hoặc sợ bị phản công, mỗi tuần tờ báo sẽ có 16 trang trống không.
Pháp là nơi có cộng đồng Hồi giáo lớn nhất châu Âu.
Chủ nhật vừa qua, cảnh sát đã bắt giữ khoảng 150 người tham gia cuộc biểu tình chưa được phép gần đại sứ quán Mỹ tại Paris.
Trong khi đó, làn sóng biểu tình phản đối bộ phim và sứ quán các nước phương Tây đã nổ ra khắp các thành phố ở châu Á, châu Phi, và Trung Đông.
Đại sứ Mỹ tại Libya và 3 người Mỹ khác đã bị giết trong một cuộc tấn công hồi tuần trước tại Benghazi. Các tay súng Afghanistan đã tấn công liều chết, khiến 12 người thiệt mạng. Cuộc tấn công được cho là nhằm trả đũa bộ phim nói trên.
Theo VNN
Pháp đóng cửa sứ quán ở 20 nước để tránh bạo loạn Pháp hôm qua thắt chặt an ninh và kêu gọi kiềm chế sau khi một tạp chí nước này đăng biếm họa phỉ báng đạo Hồi. Cảnh sát được triển khai bên ngoài văn phòng của tạp chí Charlie Hebdo. Ảnh: AFP AFP cho hay sứ quán, lãnh sự quán, các trung tâm văn hóa và các trường học của Pháp tại khoảng...