Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Cuba
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 39/2020/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Cuba giai đoạn 2020 – 2023.
Theo đó, hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Hiệp định phải đáp ứng đủ các điều kiện: Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định này; được nhập khẩu từ Cuba vào Việt Nam; được vận chuyển trực tiếp từ Cuba vào Việt Nam theo quy định của Hiệp định thương mại Việt Nam – Cuba.
Bên cạnh đó, hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Hiệp định phải đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại Việt Nam – Cuba và có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) Mẫu VN-CU.
Hàng hóa từ khu phi thuế quan của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường trong nước được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Hiệp định nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên.
Video đang HOT
Đối với tờ khai hải quan của các mặt hàng nêu tại Biểu thuế ban hành kèm theo Nghị định này đăng ký từ 1/4/2020 đến trước ngày 20/5/2020, nếu đáp ứng đủ điều kiện được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Nghị định này và đã nộp thuế theo mức thuế suất cao hơn thì được cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan dẫn chiếu tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20/5/2020.
VNREA kiến nghị trần lãi vay 30% áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp
Ngày 6/4, Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA) đã gửi Văn bản số 24/2020/VNREA tới Thủ tướng Chính phủ kiến nghị về việc cho phép "hồi tố" đối với các DN chịu thiệt hại từ khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
VNREA cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ đã có phiếu lấy ý kiến các thành viên Chính phủ về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20.
Trần lãi vay 30% áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp ở các kỳ tình thuế từ năm 2017 - 2019 (Ảnh: Doãn Thành).
Theo đó, đa số thành viên Chính phủ đồng ý phương án quy định hiệu lực "hồi tố" đối với Nghị định này, cho phép chuyển chi phí lãi vay không được trừ trong các năm 2017, 2018, 2019 do vượt quá tỷ lệ 20% sang các kỳ tính thuế tiếp theo. Đồng thời, Văn phòng Chính phủ đã đề nghị Bộ Tài chính tổng hợp, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện Dự thảo Nghị định theo đúng quy định trước ngày 29/3/2020.
Sau khi có ý kiến của các thành viên Chính phủ, Bộ Tài chính tiếp tục có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ về việc không áp dụng hiệu lực hồi tố đối với Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 3, Điều 8, Nghị định số 20 cho các kỳ tính thuế trước năm 2019.
Việc không quy định hiệu lực "hồi tố" của Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 20 đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho rất nhiều doanh nghiệp trong cả nước, với số tiền ước tính khoảng 4.975 tỷ đồng.
Trong bối cảnh nêu trên, để tháo gỡ khó khăn, hạn chế tổn thất của DN, xây dựng môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch, tạo động lực cho sự phát triển chung của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh các DN đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.
"VNREA một lần nữa khẩn thiết kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quy định hiệu lực "hồi tố" cho Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 20, theo đó trần lãi vay 30% cần được áp dụng các các kỳ tính thuế năm 2017, 2018, 2019 đối với tất cả các DN (không phân biệt DN đã qua thanh tra, kiểm tra thuế hay chưa); cho phép DN chuyển phần chi phí lãi vay vượt mức khống chế theo quy định tại Nghị định 20 sang kỳ sau, thời gian chuyển có thể xem xét và 5 năm kể từ sau kỳ bị loại, phù hợp với quy định về kỳ chuyển lỗ" - văn bản nêu rõ.
Quan điểm của VNREA cho rằng, chắc chắn việc quy định hiệu lực "hồi tố" sẽ đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của cộng đồng DN, qua đó bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo Hiến pháp và tối ưu hoá lợi ích của mô hình công ty mẹ - con theo Luật Doanh nghiệp.
DOÃN THÀNH
Chính phủ đã "giảm đau" nền kinh tế trước Covid-19 như thế nào? Để giảm đau cho nền kinh tế, Chính phủ dự kiến đưa ra các gói hỗ trợ hàng trăm nghìn tỷ đồng. Hương Xuân - Đức Minh