Biểu quyết từ xa: Quyền đã trao nhưng thực hiện còn khó
Mùa đại hội năm nay, không ít cổ đông có ý thức về quyền biểu quyết từ xa và gửi phiếu biểu quyền về công ty. Tuy nhiên, một hình thức được cổ đông mong chờ hơn là đại hội trực tuyến thì hầu như chưa có doanh nghiệp áp dụng.
Ảnh Internet
Thực tiễn thị trường cho thấy, nhiều doanh nghiệp có hàng chục nghìn cổ đông, các cổ đông này cư trú rải rác trên khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Đến thời điểm tổ chức họp đại hội đồng cổ đông, không phải cổ đông nào cũng có điều kiện đến tham dự.
Trước đây, Luật Doanh nghiệp 2005 chỉ quy định 2 hình thức dự họp truyền thống là tham dự trực tiếp và ủy quyền cho người khác. Luật Doanh nghiệp 2014 đã bổ sung hình thức hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác; gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư, fax, thư điện tử.
Dù việc tổ chức đại hội trực tuyến đã được luật hóa, tháo gỡ băn khoăn liệu đại hội trực tuyến có hợp pháp, nhưng số lượng doanh nghiệp tổ chức đại hội đồng cổ đông trực tuyến rất hiếm.
Năm 2011, Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) tổ chức họp ở Hà Nội và TP.HCM, có cầu truyền hình ở hai địa điểm. Sau này, Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) với tư cách nhà cung cấp giải pháp tổ chức đại hội trực tuyến đã tổ chức họp theo hình thức này: cổ đông được biểu quyết, bầu cử trực tuyến. Ngoài FPTS, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cũng cung cấp giải pháp tổ chức đại hội đồng cổ đông trực tuyến, nhưng hầu như không có khách hàng.
Bên cạnh quy định về đại hội đồng cổ đông trực tuyến, Luật còn cho phép cổ đông không dự đại hội trực tiếp có thể thực hiện quyền biểu quyết từ xa qua thư, fax hoặc thư điện tử. Tuy nhiên, nhiều công ty không công bố thủ tục biểu quyết từ xa cho cổ đông.
Một số nhà đầu tư cho biết, họ đã gửi ý kiến biểu quyết không đồng ý qua email, thư chuyển phát đến đại hội của Vietranstimex, Phong Phú…, nhưng không thấy doanh nghiệp ghi nhận vào tỷ lệ biểu quyết. Nghị quyết Công ty vẫn ghi nhận tỷ lệ biểu quyết đạt 100%.
Đối với Vietranstimex, nhà đầu tư cho biết, ông là cổ đông đã 10 năm nay, từ khi Công ty chưa đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Vietranstimex là thương hiệu lớn nhất Đông Nam Á về vận tải hàng siêu trường, siêu trọng, nhưng hai năm gần đây, kết quả kinh doanh đi xuống, không đạt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đề ra.
Năm 2016, doanh thu là 269 tỷ đồng, năm 2017 còn 160 tỷ đồng. Năm 2018, Công ty đạt doanh thu 221 tỷ đồng, trong khi kế hoạch là 350 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2016 là 40 tỷ đồng, năm 2017 là 8 tỷ đồng và năm 2018 là 4,3 tỷ đồng (kế hoạch là 35 tỷ đồng) và mức cổ tức chỉ là 4%.
Video đang HOT
Cổ đông trên đã gửi văn bản góp ý và phiếu biểu quyết đến đại hội, đề nghị Hội đồng quản trị, Ban giám đốc Vietranstimex làm rõ nguyên nhân kinh doanh yếu kém và có biện pháp khắc phục. Thậm chí, cổ đông còn đề nghị cổ đông lớn là Sotran lập đoàn kiểm tra để làm rõ nguyên nhân, từ đó đưa ra giải pháp xử lý.
Ngoài ra, Vietranstimex không công bố thông tin về hiện trạng một số lô đất mà Công ty quản lý và sử dụng sau cổ phần hóa. Cổ đông đề nghị giải trình trước đại hội để cổ đông được biết.
Cổ đông này cho biết thêm, trên website của Vietranstimex không công bố thể lệ và phương thức biểu quyết từ xa, nên đã liên hệ với Công ty để hỏi, nhưng cho đến ngày tổ chức đại hội vẫn không nhận được trả lời của nhân viên Công ty.
Trường hợp tại Tổng công ty cổ phần Phong Phú, nhà đầu tư cho hay, nhân viên Công ty sau đó có gọi điện cho biết, do nhận được phiếu biểu quyết từ xa muộn nên không kịp ghi nhận ý kiến cổ đông vào biên bản đại hội và mong cổ đông
thông cảm.
Điều 8, Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp có quy định, công ty đại chúng quy định tại Quy chế nội bộ về quản trị công ty về việc áp dụng các công nghệ thông tin hiện đại để cổ đông có thể tham dự và phát biểu ý kiến tại đại hội đồng cổ đông tốt nhất, bao gồm hướng dẫn cổ đông biểu quyết thông qua họp trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác theo quy định.
Nhà đầu tư bày tỏ mong muốn Ủy ban Chứng khoán Nhà nước giám sát chặt chẽ các công ty đại chúng để các công ty thực hiện đúng quy định của luật, ghi nhận ý kiến và biểu quyết của nhà đầu tư biểu quyết từ xa.
Khoản 2, Điều 140, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, cổ đông được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:
Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;
Ủy quyền cho một người khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;
Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;
Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử.
Bùi Trang
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Tập đoàn Hoa Sen và chặng đường dài tái cơ cấu
Dù đã tái cơ cấu hệ thống bán lẻ và đóng cửa cả trăm chi nhánh, báo cáo tài chính hợp nhất quý II niên độ tài chính 2018 - 2019 cho thấy lợi nhuận trước thuế của Hoa Sen giảm tới 53% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lợi nhuận vẫn không thể tăng
Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm, Hoa Sen ghi nhận tổng cộng 6.922 tỉ đồng doanh thu, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán lại chỉ giảm 7% khiến lãi gộp công ty thu về chỉ đạt 782 tỉ đồng, giảm tới 25%.
Trong quý điều đáng ghi nhận của HSG đó là chi phí lãi vay giảm 11%, và chi phí bán hàng cũng giảm nhẹ. Nhờ những kết quả này mà kết thúc quý II niên độ 2018 - 2019, lợi nhuận trước thuế của Hoa Sen đạt 54 tỉ đồng, nhưng so với cùng kỳ năm trước chỉ số này vẫn giảm tới 53%.
Luỹ kế 6 tháng trong niên độ 2018 - 2019, Hoa Sen thu về tổng cộng 14.480 tỉ đồng doanh thu, gần gấp đôi so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp cũng tăng 34%. Tuy nhiên, gánh nặng chi phí tiếp tục bào mòn khiến công ty lỗ thuần 86 tỉ đồng.
Phải nhờ đến nguồn thu 242 tỉ đồng lợi nhuận từ hoạt động chủ yếu là thanh lý và bán tài sản cố định mà Hoa Sen mới thoát lỗ và báo lãi ròng gần 114 tỷ đồng, tương đương 1/3 cùng kỳ.
Một điểm tích cực trong báo cáo của Hoa Sen lần này chính là việc công ty đã giảm được 18% nợ phải trả từ mức 16.103 tỉ đồng đầu kỳ (1.10.2018) xuống còn 13.139 tỉ cuối kỳ (31.3.2019).
Đặc biệt, đà giảm tập trung hầu hết tại khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, giảm 3.227 tỉ, hiện ở mức 7.653 tỉ đồng.
Niềm tin nhà đầu tư lung lay
Câu chuyện nợ vẫn là một gánh nặng lớn với Tập đoàn Hoa Sen, khi tính đến cuối tháng 3, tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của Hoa Sen vẫn ở mức rất cao, lên tới gần 3 lần. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm tới 75%.
Để cân đối các khoản tiền trả nợ ngắn hạn, Hoa Sen cũng đã giảm mạnh 31% lượng hàng tồn kho, tương đương gần 2.100 tỉ. Được biết, trong năm tài chính vừa qua, HSG đạt doanh thu hơn 34.400 tỉ đồng, tăng gần 32% so với năm trước đó nhưng chi phí tăng cao đã khiến lợi nhuận ròng chỉ đạt 409 tỉ đồng, bằng 31% lợi nhuận năm trước đó và bằng 1/4 kế hoạch đề ra.
Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen trong Đại hội cổ đông thường niên vừa qua đã thừa nhận, HSG gặp khó khăn và đang trong chu kỳ suy giảm. Sang năm 2019-2020, ông Vũ cho rằng, diễn biến thị trường sẽ còn nhiều phức tạp.
Đánh giá về tương lai của Hoa Sen, các chuyên gia phân tích của CTCK Bản Việt tỏ ra bi quan trước những thách thức cho ngành tôn mạ - lĩnh vực HSG đang dẫn đầu thị phần (34%), trước chi phí lãi vay cao (hơn 812 tỉ đồng trong niên độ 2017-2018), nợ vay/vốn chủ sở hữu của HSG vẫn ở mức cao (2,6-2,7 lần), lại lỗ tỉ giá, biên lợi nhuận ròng chỉ còn ở mức 1,2%...
Ngoài ra, theo các chuyên gia phân tích của CTCK Bản Việt thách thức cho Hoa Sen còn đến từ xử lý hàng tồn kho, chủ yếu là đầu cơ nguyên liệu thép cuộn cán nóng HRC. Lượng tồn kho này từng đạt đỉnh hơn 9.800 tỉ đồng vào cuối tháng 3.2018 trước khi giảm về 6.562 tỉ đồng vào cuối niên độ (tháng 9.2018). Giá HRC giảm mạnh khiến lợi nhuận của Hoa Sen bị ăn mòn dù Tập đoàn đã tìm cách giảm hàng tồn kho.
Trong khi đó, theo đánh giá của CTCK SSI, mặc dù bước sang niên độ 2018-2019, Hoa Sen tỏ ra thận trọng khi đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu giảm 9%, về 31.500 tỉ đồng, còn lãi sau thuế là 500 tỉ đồng. Nhưng CTCK SSI dự đoán mức lợi nhuận ròng năm 2019 của HSG có thể thấp hơn vì HSG bị cạnh tranh quyết liệt trước hàng nhập khẩu và trước các đối thủ đã tăng công suất.
Ở thị trường xuất khẩu, HSG nói riêng và các doanh nghiệp thép nói chung đang lao đao do các biện pháp phòng vệ thương mại, bảo hộ sản xuất nội địa từ các quốc gia nhập khẩu thép. Trong bối cảnh đó, SSI dự đoán giá mục tiêu của cổ phiếu HSG sẽ khoảng 8.700 đồng/cổ phiếu.
GIA MIÊU
Theo laodong.vn
Sửa Điều lệ: GTN chặn cửa vào HĐQT của Vinamilk? Ngay sau thông tin Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM) muốn mua chi phối tại Công ty cổ phần GTNfoods (mã GTN), Hội đồng quản trị GTN đã ra ý kiến phản đối việc chào mua này. Những hành động tiếp theo đang cho thấy tình thế mới trong cuộc đua giữ vị thế kiểm soát tại GTN. Bước...