Biểu hiện sốt xuất huyết nhẹ là gì?
Sốt xuất huyết có thể từ nhiễm trùng không có triệu chứng hoặc bệnh nhẹ đến bệnh nặng.
Nhận biết dấu hiệu sốt xuất huyết nhẹ cũng như dấu hiệu chuyển nặng giúp bạn thăm khám bác sĩ và có điều trị kịp thời.
Sốt xuất huyết là bệnh lý do virus lây lan từ muỗi sang người. Sốt xuất huyết nhẹ và nặng có biểu hiện khác nhau. Dạng sốt xuất huyết nặng xảy ra có thể dẫn tới chảy máu nghiêm trọng, tổn thương nội tạng, gây sốc sốt xuất huyết và nguy hiểm tới tính mạng.
1. Dấu hiệu sốt xuất huyết nhẹ
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) thì ước tính cứ 4 ca nhiễm virus sốt xuất huyết thì có 1 ca có triệu chứng. Nhiễm virus sốt xuất huyết có triệu chứng thường biểu hiện dưới dạng sốt cấp tính từ nhẹ tới trung bình, không đặc hiệu.
Sốt xuất huyết nhẹ có triệu chứng giống cúm sau 4 – 10 ngày khi bị muỗi mang virus gây bệnh đốt, nên rất dễ bị nhầm lẫn.
Sốt xuất huyết là bệnh lý do virus lây lan từ muỗi sang người (Ảnh: Internet)
Các dấu hiệu sốt xuất huyết có thể bao gồm
- Sốt cao tới 40 độ C
- Đau đầu
- Đau cơ, xương hoặc đau khớp
- Có chảy máu nhẹ từ mũi hoặc nướu
- Buồn nôn và nôn mửa
- Đau phía sau mắt
- Viêm sưng hạch
- Phát ban thường xuất hiện 2 – 5 ngày sau khi sốt và có thể kèm theo ngứa.
Các triệu chứng sốt xuất huyết nặng thường xuất hiện sau khi hết sốt
Theo CDC, ước tính cứ 20 ca mắc sốt xuất huyết thì có thể có 1 ca tiến triển thành bệnh nặng được gọi là sốt xuất huyết nặng. Điều này cũng tăng nguy cơ hơn nếu bạn mắc sốt xuất huyết lần 2 hoặc người có hệ miễn dịch suy yếu.
- Đau bụng dữ dội, bụng trướng
Video đang HOT
- Nôn mửa dai dẳng liên tục, nôn lẫn chất nhầy màu hồng hoặc lẫn máu
- Thở nhanh, thở gấp
- Chảy máu nướu răng hoặc mũi, các vết bầm tím dưới da
- Bồn chồn, mệt mỏi, li bì, lú lẫn
- Máu trong phân
- Khát nước liên tục
- Da nhợt nhạt, lạnh.
Nếu ai đó có các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh hoặc nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn trong một hoặc hai ngày đầu tiên sau khi hết sốt, hãy đi khám ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết dengue (DHF), một trường hợp cấp cứu y tế.
2. Sốt xuất huyết nhẹ mấy ngày thì khỏi?
Nếu các triệu chứng xuất hiện, chúng sẽ kéo dài từ 2 – 10 ngày và những người mắc sốt xuất huyết lần đầu và trẻ em bị sốt xuất huyết thường nhẹ hơn.
Phần lớn các ca bệnh không có triệu chứng hoặc biểu hiện sốt xuất huyết nhẹ có thể tự quản lý và chăm sóc tại nhà. Chủ yếu là:
- Nghỉ ngơi và kiểm soát sốt và cơn đau bằng paracetamol, tránh dùng thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen hay aspirin cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết
- Uống đủ nước giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước do sốt, nôn mửa, tiêu chảy gây ra. Bị sốt xuất huyết uống gì, bạn có thể bù lỏng cho cơ thể bằng nước lọc, nước trái cây, sữa, dung dịch điện giải,… Khi mất nước nghiêm trọng xảy ra khiến mắt trũng, người rệu rã, lờ đờ, khô môi nứt nẻ, không tiểu, nước tiểu màu vàng đậm, trũng thóp,… cần phải được thăm khám ngay lập tức.
Điều quan trọng là cần nhận biết các dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết chuyển nặng, nhanh chóng di chuyển tới cơ sở y tế để được hỗ trợ sớm.
Lưu ý, trong mọi trường hợp nhiễm bệnh sốt xuất huyết, cần nỗ lực giữ cho người bệnh không bị muỗi đốt để ngăn chặn bệnh lây sang người khác. Sốt xuất huyết nhẹ có thể tiến triển thành sốt xuất huyết nặng nếu không được chăm sóc và quản lý đúng cách.
Cảnh báo dịch sốt xuất huyết bùng phát tại thời điểm giao mùa
Sốt xuất huyết là một căn bệnh do virus sốt xuất huyết gây ra, lây truyền sang người qua vết đốt của muỗi bị nhiễm bệnh, đặc biệt là muỗi Aedes aegypti.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về bệnh sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết là bệnh gì?
Sốt xuất huyết là bệnh do virus sốt xuất huyết gây ra, lây truyền sang người qua vết đốt của muỗi mang mầm bệnh, đặc biệt là muỗi Aedes aegypti. Bốn chủng virus gây sốt xuất huyết là DENV-1, DENV-2, DENV-3 và DENV-4.
Hầu hết người bệnh không có triệu chứng. Tuy nhiên, có một số triệu chứng phổ biến có thể kể đến như sốt cao, đau mỏi người, phát ban, trường hợp nặng có thể gây tử vong.
Yếu tố nguy cơ
- Tiền sử mắc sốt xuất huyết.
- Đô thị hóa, mật độ dân số, nguồn nước,...
- Kiến thức của người dân trong việc phòng bệnh sốt xuất huyết.
- Địa lý, sự biến đổi khí hậu.
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là do nhiễm virus sốt xuất huyết (DENV), thuộc một trong bốn chủng: DENV-1, DENV-2, DENV-3 hoặc DENV-4.
Virus này lây truyền qua vết cắn của muỗi Aedes aegypti. Khi muỗi cái đốt người trong giai đoạn sốt hoặc nhiễm virus (khi virus có trong máu), virus sốt xuất huyết có thể xâm nhập vào tế bào dạ dày và tuyến nước bọt của muỗi. Sau đó, virus sẽ trải qua thời gian ủ bệnh từ 8 - 12 ngày trong cơ thể muỗi. Khi muỗi nhiễm bệnh đốt người khác, nó có thể truyền virus vào máu người bị cắn, khiến triệu chứng sốt xuất huyết phát triển trong vòng 3 - 15 ngày.
Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết
Trong lần nhiễm virus sốt xuất huyết đầu tiên (DENV), hơn 90% trường hợp không có triệu chứng hoặc gặp các triệu chứng nhẹ tương tự như cảm lạnh thông thường. Thông thường, các triệu chứng sẽ xuất hiện 4-10 ngày sau khi người bệnh bị muỗi nhiễm bệnh đốt.
Với bệnh nhân nhiễm virus lần thứ 2 với chủng khác, các triệu chứng có thể nặng hơn. Có ba giai đoạn của triệu chứng sốt xuất huyết:
- Giai đoạn sốt: Ở giai đoạn này, người bệnh thường xuất hiện tình trạng sốt đột ngột, sốt cap 39-40 độ C, kéo dài liên tục từ 2-7 ngày kèm theo triệu chứng đau đầu, đau cơ, buồn nôn, đau khớp, xuất hiện đốm xuất huyết trên da,...
- Giai đoạn 2 (Giai đoạn nguy kịch): Thường xảy ra 3-7 ngày sau giai đoạn sốt. Giai đoạn này cần theo dõi chặt chẽ vì có thể xuất hiện tình trạng sốc, xuất huyết. Các triệu chứng của giai đoạn này bao gồm: Chảy máu bất thường, buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi, đổ mồ hôi, khó thở, mạch nhanh,...
- Giai đoạn phục hồi: cơ thể dần hồi phục, các triệu chứng dần được cải thiện.
Chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết
Chẩn đoán
- Khai thác bệnh sử.
- Xét nghiệm Garo.
- Xét nghiệm công thức máu.
- Xét nghiệm di truyền phân tử.
Điều trị
Không có phương pháp điều trị cụ thể, chủ yếu là điều trị triệu chứng cho người bệnh sớm phục hồi sức khỏe. Việc phát hiện sớm và có kế hoạch chăm sóc đầy đủ góp phần đáng kể trong việc làm giảm tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết nặng.
- Sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau Acetaminophen. Không nên sử dụng các thuốc chống viêm không steroid (như Ibuprofen, Aspirin) vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở người bệnh.
- Bù nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước.
- Lau người bằng nước ấm giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể.
- Ăn các thức ăn mềm, lỏng.
- Theo dõi triệu chứng, không nên tự ý điều trị tại nhà, cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ hướng dẫn cụ thể..
- Truyền máu: Trong trường hợp xuất huyết nội tạng, bác sĩ có thể chỉ định truyền máu cho bệnh nhân khi cần thiết.
Hiện nay, vắc xin Dengvaxia đã được phê duyệt và cấp phép sử dụng ở một số quốc gia. Tuy nhiên, chỉ những bệnh nhân có tiền sử mắc sốt xuất huyết trước đó thì mới được vắc xin bảo vệ.
Phòng bệnh sốt xuất huyết
Muỗi truyền sốt xuất huyết thường hoạt động vào ban ngày do đó để làm giảm nguy cơ mắc bệnh, mỗi cá nhân cần biết cách bảo vệ bản thân tránh bị muỗi đốt thông qua việc:
- Mặc quần áo dài tay để hạn chế nguy cơ bị muỗi đốt.
- Ngủ màn.
- Sử dụng thuốc đuổi muỗi.
- Diệt bọ gậy tại khu vực đang sinh sống, thường xuyên thay nước trong bình cắm hoa, thả cá vào bể chứa nước, vệ sinh các dụng cụ chứa nước, thu gom rác thải đúng nơi quy định,...
- Khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, cần thông báo cho Trạm Y tế. Tiến hành chữa bệnh tại các cơ sở y tế, không tự ý điều trị.
- Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương nơi mình đang sinh sống để đảm bảo phòng chống dịch.
Đã ghi nhận hơn 93.800 ca sốt xuất huyết, nhiều trường hợp trẻ nhưng diễn biến nặng nề khi mắc Cả nước hiện đã ghi nhận hơn 93.800 ca mắc sốt xuất huyết, 26 trường hợp tử vong. Tại Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết vẫn tiếp tục tăng, toàn thành phố đã ghi nhận trên 15.300 ca. Đặc thù các bệnh nhân sốt xuất huyết nặng năm nay có diễn biến phức tạp, nhiều trường hợp trẻ nhưng diễn biến...