Biểu hiện ở bàn chân cảnh báo bệnh tiểu đường đang diễn tiến trong bạn
Tỷ lệ ca nhiễm tiểu đường trên thế giới tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa nhưng nhiều người chỉ phát hiện ra bệnh khi có biến chứng nặng.
Theo thống kê của Liên đoàn Tiểu đường thế giới, có 425 triệu người bị bệnh tiểu đường trên toàn cầu (2017), dự báo con số này sẽ là 629 triệu vào năm 2045.
Một trong những yếu tố nguy hiểm của căn bệnh là diễn tiến âm thầm. Bởi vậy, nhiều người tiếp tục duy trì các thói quen sinh hoạt khiến bệnh trầm trọng hơn.
Vết thương khó lành là dấu hiệu tiêu biểu của bệnh tiểu đường. Ảnh minh họa: Wetreatfeet
Ông Li, 55 tuổi, người Trung Quốc, không bao giờ ngờ rằng vết loét ở bàn chân của mình do bệnh tiểu đường gây ra.
Một tháng trước, vết phồng rộp xuất hiện trên lòng bàn chân của ông. Người này cho rằng đôi giày bị mòn dẫn tới tình trạng trên. Bởi vậy, ông Li không quá bận tâm tới vết thương.
Sau một thời gian, các mụn nước vỡ ra, mảng loét ngày càng lan rộng. Ông Li đã uống thuốc kháng sinh và bôi thuốc nhưng không có tác dụng gì.
Người đàn ông này tới bệnh viện kiểm tra và phát hiện chỉ số đường huyết lúc đói lên cao đột biến. Bác sĩ kết luận ông Li bị tiểu đường.
Bệnh tiểu đường là tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa, tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân do nồng độ insulin không ổn định.
Video đang HOT
Bệnh tiểu đường thường âm thầm phát triển, bạn hãy chú ý đến 3 tín hiệu trên bàn chân:
Liên tục tê chân
Bệnh tiểu đường gây ra bệnh lý thần kinh ngoại biên. Bởi vậy, người mắc thường có cảm giác tê ở gan bàn chân. Ngoài ra, họ còn mất cảm giác đau đớn và không cảm nhận được sự thay đổi nhiệt độ. Ví dụ khi nước ngâm chân quá nóng, họ không cảm thấy được nên có thể bị bỏng.
Bệnh nhân bị tê chân nặng có thể khó ngủ vào ban đêm.
Vết thương ở chân khó lành
Thông thường, các vết thương nhỏ trên bàn tay và bàn chân sẽ sớm tự lành. Nhưng với bệnh nhân tiểu đường, vết thương dù bé vẫn có thể tồn tại trong một thời gian dài.
Nguyên nhân chủ yếu do đường huyết trong cơ thể tăng cao, khả năng miễn dịch giảm, vi khuẩn dễ bám vào bề mặt vết thương.
Da chân bị ngứa
Nhiều bệnh nhân tiểu đường sẽ thấy ngứa da chân. Điều này do bệnh tiểu đường làm cho da khô hơn, khiến bàn chân dễ bị vi khuẩn, nấm tấn công dẫn tới nhiễm trùng, gây ngứa da.
Ngoài việc kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu, bệnh nhân tiểu đường cũng nên chú ý đến thể chất của mình, bao gồm cả tình trạng của bàn chân:
- Chăm sóc da, rửa chân thường xuyên và thoa kem dưỡng ẩm.
- Nếu phát hiện thấy vết phồng rộp, trầy xước trên bàn chân, bạn nên khử trùng và giữ cho chúng khô ráo. Nếu vết thương không thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện để điều trị.
- Chọn giày phù hợp. Bệnh nhân tiểu đường thích hợp với giày hơn một cỡ, rộng và mềm. Không nên đi giày chật, đế cứng để tránh bị đau chân.
Khi nào nên xét nghiệm tiền đái tháo đường?
Tiền đái tháo đường (ĐTĐ) là một dạng rối loạn về chuyển hóa đường glucose khiến chỉ số đường huyết tăng cao, tuy nhiên vẫn chưa được coi là bệnh và sẽ phát triển thành bệnh ĐTĐ type 2, gây ra các biến chứng nghiêm trọng, nếu không có sự điều chỉnh hợp lý về lối sống và chế độ dinh dưỡng.
Tiền ĐTĐ là gì?
Tiền ĐTĐ được xem như là rối loạn glucose khi đói hay rối loạn dung nạp glucose. Đây là sự kết hợp giữa rối loạn quá trình sản sinh insulin và độ nhạy của insulin giảm. Nguyên nhân của bệnh tiền ĐTĐ là do insulin không được tạo ra đủ sau khi ăn hoặc cơ thể không hấp thụ được insulin, khiến cho đường sẽ tích tụ trong máu, nồng độ đường cao lên. Bình thường lượng glucose (đường) trong máu khi đói (nhịn ăn ít nhất 8h) là từ 70-100mg/dL. Người bị tiền ĐTĐ khi lượng glucose trong máu khi đói là từ 100-125mg/dL.
Tiền ĐTĐ không gây ra bất cứ triệu chứng hay dấu hiệu gì. Xét nghiệm máu, thông qua chỉ số glucose trong máu khi đói là phương pháp duy nhất để có thể xác định được bệnh. Một số trường hợp sẽ có các triệu chứng như đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, nhìn mờ, khát...
Nếu người mắc tiền ĐTĐ không kiểm soát được lượng đường trong máu khiến glucose trong máu tiếp tục tăng thì có thể dẫn tới ĐTĐ týp 2. Có khoảng trên 50% đối tượng bị tiền ĐTĐ sẽ có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ trong 5-10 năm.
Tiền đái tháo đường được xác định thông qua thử máu, kiểm tra lượng đường trong máu khi đói.
Khi nào nên xét nghiệm tiền ĐTĐ?
Do tiền ĐTĐ không có triệu chứng rõ ràng. Vì thế người bệnh thường khó phát hiện những dấu hiệu bất thường để chủ động xét nghiệm. Nếu bạn thuộc một trong số các đối tượng sau và có các biểu hiện như hay buồn ngủ, người mệt mỏi, tăng tích mỡ quanh vùng bụng thì nên đi xét nghiệm máu để xác định có mắc tiền ĐTĐ không.
Một số đối tượng có nguy cơ bị tiền ĐTĐ như: Lối sống ít hoạt động. Thừa cân béo phì. Đối tượng trên 45 tuổi. Có người thân mắc bệnh ĐTĐ. Bị bệnh ĐTĐ trong thời kỳ mang thai hoặc bạn sinh ra bé nặng hơn 4 kg. Mắc hội chứng buồng trứng đa nang, một số triệu chứng như kinh nguyệt không đều, béo phì... Đối tượng bị tăng huyết áp. Mỡ trong máu cao hơn so với chỉ số bình thường. Đối tượng đã từng bị rối loạn lipid máu: giảm HDL cholesterol hoặc tăng triglycerid....
Biện pháp ngăn ngừa tiền ĐTĐ không trở thành ĐTĐ
Béo phì: Yếu tố quan trọng nhất là phải giảm cân bởi nếu thừa cân, người bị tiền ĐTĐ sẽ có nhiều khả năng thành bệnh ĐTĐ. Phương pháp điều trị ĐTĐ hiệu quả chính là thay đổi lối sống gồm việc thay đổi chế độ ăn uống, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và vận động thường xuyên.
Chế độ ăn uống hợp lý: cần có chế độ ăn phù hợp, đảm bảo cơ thể được hấp thụ đủ các dưỡng chất cần thiết. Sử dụng những thực phẩm có lợi cho sức khỏe như ngũ cốc còn nguyên, gạo không chà trắng, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để giảm hấp thụ cholesterol trong máu, sử dụng dầu thực vật thay mỡ động vật. Nên ăn cá tối thiểu 2 lần/ tuần và dùng thêm đạm thực vật.
Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol nhằm phòng ngừa xơ vữa động mạch có trong mỡ động vật, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh như gà rán, xúc xích... Khi chế biến món ăn nên giảm nêm muối, tránh dùng thêm các loại nước chấm, việc sử dụng các đồ ăn sẵn cần hạn chế như thịt hộp, cà muối, dưa muối... Hạn chế sử dụng nước ép trái cây, nước ngọt, bánh kẹo... Hạn chế sử dụng bia, rượu, thuốc lá, các chất kích thích...
Hoạt động thể chất thường xuyên: Việc luyện tập thể dục thường xuyên giúp bạn kiểm soát cân nặng phù hợp, tình trạng rối loạn dung nạp đường được giảm, phòng ngừa bệnh loãng xương. Cường độ luyện tập thể dục phải phù hợp với thể trạng từng người, có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe, đi khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm nhất các dấu hiệu bất thường và điều chỉnh kịp thời.
Phòng ngừa biến chứng bàn chân do đái tháo đường Đái tháo đường (ĐTĐ) có những biến chứng nguy hiểm như đục thủy tinh thể, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim... Tuy nhiên, một loại biến chứng ĐTĐ cũng rất nguy hiểm nhưng lại ít được người bệnh quan tâm là những tổn thương bàn chân do ĐTĐ, nếu không được điều trị kịp, người bệnh có nguy...