Biểu hiện khi ăn uống cảnh báo tuyến giáp bất ổn
Nếu cảm thấy khó nuốt khi ăn uống, bạn nên đi kiểm tra tuyến giáp để tránh các biến chứng như đau cơ khớp, giảm ham muốn, vô sinh…
Tuyến giáp đóng một vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể.
Khi tuyến giáp gặp trục trặc, người bệnh có nguy cơ bị bướu cổ, viêm cánh tay, đau cơ khớp, kinh nguyệt không đều, giảm ham muốn, vô sinh…
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia, nếu nhận thấy tình trạng khó nuốt khi ăn uống lặp đi lặp lại, bạn nên đi kiểm tra tuyến giáp. David Beatty, bác sĩ đa khoa với hơn 30 năm kinh nghiệm, cho biết, chứng khó nuốt khiến thức ăn hoặc chất lỏng khó đi xuống dạ dày.
“Nếu ai đó gặp khó khăn khi nuốt, họ có thể bị trào ngược kèm theo ho và mắc nghẹn”, bác sĩ Beatty giải thích.
Bác sĩ Inna Husain, Trung tâm Y tế Đại học Rush (Mỹ) cho biết, các rối loạn khác nhau có thể khiến tuyến giáp của bạn to ra, chèn ép thực quản, ống dẫn thức ăn tới dạ dày.
Video đang HOT
Các vấn đề ở tuyến giáp gây khó nuốt bao gồm bệnh Graves, viêm tuyến giáp, bệnh Hashimoto, cường giáp và suy giáp. Bệnh Graves và cường giáp là tình trạng tăng quá mức hormone tuyến giáp, trong khi viêm tuyến giáp liên quan đến hiện tượng sưng đau.
Suy giáp cũng như bệnh Hashimoto xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công tuyến giáp, gây tổn thương và sưng tấy làm hạn chế khả năng sản xuất hormone của tuyến giáp.
Khó nuốt cũng có thể là một triệu chứng muộn của ung thư tuyến giáp. Các triệu chứng khác mà bạn có thể gặp phải khi ung thư tuyến giáp tiến triển bao gồm ho, khàn giọng và đau cổ họng.
Các vấn đề tuyến giáp cũng dẫn tới thay đổi cân nặng và nhạy cảm với nhiệt hoặc lạnh.
Theo các chuyên gia tại Cleveland Clinic, tuyến giáp không hoạt động bình thường có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bạn.
Các triệu chứng bất ổn của tuyến giáp chia thành hai nhóm: hormone tuyến giáp dư thừa hoặc thiếu hụt. Nếu tuyến giáp của bạn sản xuất quá nhiều hormone, bạn dễ bị lo lắng, khó chịu, căng thẳng, khó ngủ, giảm cân, kinh nguyệt không đều, nhạy cảm với nhiệt, yếu cơ, run và các vấn đề về thị lực.
Mặt khác, nếu tuyến giáp sản xuất quá ít hormone, bạn bị mệt mỏi, tăng cân, hay quên, kinh nguyệt thường xuyên và nhiều, tóc khô, khàn giọng và không chịu được nhiệt độ lạnh.
Bài thuốc hay từ rong biển
Rong biển là nguyên liệu không thể thiếu trong món sushi, kimbap, cơm chiên kim chi hay các món canh Hàn Quốc.
Rong biển được sử dụng và bán rộng rãi ở Việt Nam, là nguồn dinh dưỡng quý từ đại dương, tốt cho sức khỏe, giàu dược tính, giảm mỡ máu, hạ huyết áp, thanh lọc cơ thể, làm đẹp da, hỗ trợ phòng chống ung thư. Đặc biệt, rong biển có vai trò quan trọng trong việc bổ sung iod, hỗ trợ và điều trị tuyến giáp.
Rong biển còn gọi hải tảo, rau mã vĩ, tảo biển, là một dạng tảo sống dưới biển, mọc dọc theo bờ biển trên khắp thế giới nhưng là nguyên liệu nấu ăn phổ biến nhất ở các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn bộ cây đã phơi khô của cây rong biển lá nhỏ (Sargassum fusiforrme) hoặc rong biển lá to (Sargassum pallidum) hay nhiều loài khác (Sargassum sp.), họ Rong mơ (Sargassaceae). Mùa hạ hái về, bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi qua, cắt thành từng đoạn, phơi khô là được.
Về thành phần hóa học, rong biển chứa nhiều iod, acid alginic, alginat, chất béo, chất đường, calci, phospho. Theo Đông y, rong biển vị đắng mặn, tính hàn; vào tỳ, can, thận. Tác dụng nhuyễn kiên tán kết, hóa đàm, lợi thủy tiết nhiệt. Dùng cho các trường hợp viêm sưng hạch, lao hạch, bướu cổ, nấc cụt, phù nề, viêm tràn dịch mào tinh hoàn. Liều dùng cách dùng: ngày dùng 6-10g; có thể nấu hầm, xào, pha hãm boặc kết hợp thuốc khác.
Rong biển giàu dinh dưỡng, thuốc quý từ đại dương.
Một số bài thuốc chữa bệnh có rong biển
Chữa bệnh cường giáp trạng
Bài 1: Y học hiện đại dùng rong mơ chữa bệnh bướu cổ: viên iotamin có 50-70 microgam iod; ngày 2-4 viên, uống trong 3-5 tháng.
Bài 2 - Hải tảo ngọc hồ thang gia giảm: hải tảo 20g, côn bố 20g, hải đới 20g, bán hạ 12g, bối mẫu 12g, trạch tả 12g, phục linh 12g, đương quy 12g, thanh bì 10g, xuyên khung 6g. Công dụng: hóa đàm lợi thấp, nhuyễn kiên tán kết. Chữa tuyến giáp to, ngực đầy tức không muốn ăn, nôn, buồn nôn, đại tiện lỏng, lưỡi bệu, rêu dày nhớt, mạch nhu hoạt.
Bài 3: chân châu mẫu 40g, bá tử nhân 12g, đơn sâm 20g, miết giáp (giấm sao)16g, sài hồ 8g, hải tảo 16g, chích cam thảo 20g, sinh long cốt (sắc trước) 12g, sinh mẫu lệ (sắc trước) 12g, phù tiểu mạch 40g, ngũ vị tử 12g, cát cánh 12g, hoàng dược tử 16g, hải phù thạch 80g. Dùng cho người bệnh thể can khí uất đàm kết sinh hỏa nhiễu tâm.
Bài 4: đảng sâm 16g, phục linh 12g, phù tiểu mạch 40g, đương quy 40g, sài hồ 8g, hoàng dược tử 16g, hải tảo 16g, chế cam thảo 40g, phục thần 12g, sinh thạch cao (sắc trước) 40g, sinh long cốt (sắc trước) 12g, sinh mẫu lệ (sắc trước) 12g, hải phù thạch 80g, bách tử nhân 12g, xích thược 12g, bạch thược 12g. Dùng cho các trường hợp khí uất đàm kết, táo hỏa.
Bài 5 - Tri bá dưỡng vị thang: tri mẫu sao 12g, tiêu hoàng bá 12g, đơn bì 12g, thạch hộc 12g, trạch tả 12g, ngọc trúc 12g, hoài sơn 15g, phục linh 15g, mạch môn 15g, hải tảo 15g, côn bố 15g, sinh địa 20g, đơn sâm 30g, hoàng dược tử 30g. Tác dụng dưỡng âm thanh nhiệt, sơ can hoạt huyết hóa đàm nhuyễn. Trị cường giáp trạng thể thận âm hư vị nhiệt
Chữa lao hạch cổ
Bài 1: hải tảo 12g, tằm vôi 6g. Hai vị sao chung, nghiền thành bột mịn, dùng nước sắc bạch mai để làm hoàn. Chia uống 2 lần trong ngày.
Bài 2: hải tảo 9g, thổ bối mẫu 9g, hương phụ 9g, hạ khô thảo 9g. Sắc uống trong ngày.
Chữa phì đại tuyến tiền liệt gây bí tiểu ở người già: tảo biển 10g, xuyên sơn giáp 10g, lệ chi hạch 15g, quất hạch 15g, vương bất lưu hành 15g. Sắc uống.
Chữa lở ngứa ngoài da: tảo biển 16g, liên kiều 12g, ngưu bàng 8g, hạ khô thảo 8g, nga truật 8g, tam lăng 4g, trần bì 2g, bán hạ 2g. Sắc uống 2 lần trong ngày.
Kiêng kỵ: Người có tỳ vị hư hàn nên thận trọng.
Bắp cải "độc" với những người này, thèm đến mấy cũng nên tránh xa Bắp cải là loại rau dễ ăn, giá rẻ lại giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên có những người nên cẩn trọng khi ăn nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe. Bắp cải hay cải bắp là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của mỗi gia đình. Không chỉ giòn ngọt, bắp cải còn chứa nhiều vitamin B, C, K,...