Biểu hiện của chứng rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa dù ở mức độ nào cũng khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Dưới đây là nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh lý của rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa không phải bệnh lý:
Do ăn chế độ không phù hợp làm cho tiêu hóa không bình thường, biểu hiện là phân nát, có bọt, màu hoa cà hoa cải, mùi tanh…
Hiện tượng làm mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật ở ruột được gọi là “ loạn khuẩn”. Nhiều trường hợp do mắc bệnh nhiễm khuẩn nào đó phải dùng kháng sinh nhưng người bệnh không tuân thủ chỉ định của thầy thuốc, dùng không đúng liều lượng hoặc dùng kháng sinh không đúng chỉ định làm cho mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật ở đường ruột, xuất hiện đi đại tiện thấy phân lúc lỏng, lúc đặc, lúc nhão, có mùi tanh, hôi; kèm theo phân bị thay đổi cả về số lượng lẫn mùi, màu sắc và tính chất, đồng thời có thể xuất hiện những cơn đau bụng không thường xuyên.
Trường hợp phụ nữ nghén khi mang thai nhưng cũng có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như không muốn ăn, nôn, buồn nôn, ọe.
Stress, các yếu tố tâm lý – xã hội.
Rối loạn tiêu hóa luôn khiến người bệnh cảm thấy khó chịu (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Rối loạn tiêu hóa do bệnh lý: Hiện tượng ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, nôn, buồn nôn, ọe, đi lỏng hoặc táo bón, đau bụng âm ỉ hoặc đau từng cơn… là những biểu hiện cơ bản của rối loạn tiêu hóa thường gặp trong một số bệnh lý:
- Hội chứng dạ dày, tá tràng (viêm hoặc loét) đau khi đói hoặc sau ăn, hoặc đau theo chu kỳ kèm theo đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn hoặc nôn (trong trường hợp hẹp môn vị, u dạ dày thì nôn nhiều hơn) .
- Viêm ruột thừa cấp tính thường có đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn, hay gặp nhất là đau ở vùng hố chậu phải kèm theo buồn nôn hoặc nôn, bí trung, đại tiện.
- Sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang) ngoài đau bụng âm ỉ hoặc quằn quại, đau xuyên ra sau lưng thì đầy hơi trướng bụng, buồn nôn, nôn cũng có thể xuất hiện.
- Viêm ruột cấp tính cũng có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa rầm rộ như đau bụng, buồn nôn, nôn, đi lỏng nhiều lần như bệnh tả, bệnh thương hàn, bệnh lỵ trực khuẩn, bệnh ngộ độc thực phẩm…
Có một số cơ quan ngoài đường tiêu hóa nhưng khi bị bệnh cũng có một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa như bệnh thiểu năng tuần hoàn não, bệnh rối loạn ốc tiền đình (cũng có triệu chứng buôn nôn, nôn).
(Theo Chothuoc24h.com)
"Cầm đồ thuốc độc": Xóa dần oan nghiệt
Những năm gần đây, đời sống kinh tế, nhận thức của người dân nâng lên cùng với sự vào cuộc kịp thời của cơ quan chức năng nên số trường hợp nghi ngờ là có "đồ thuốc độc" bị dân làng đánh chết, gây thương tật đã giảm rất nhiều.
Những người đi "giải" độc
Già Phạm Văn Lân (82 tuổi), ở thôn Nước Lang, xã Ba Dinh, huyện Ba Tơ, nhớ lại: "Năm 2008, thằng Phạm Văn Hâm, ở thôn Đồng Dinh đã làm các già làng trong xã phải mệt cái đầu, mỏi cái chân để giải thích cho dân làng.
Chẳng là trước đó đã có xích mích với nhau, nên một lần khi uống rượu say, Hâm cầm một khoanh dây rừng đến nhà Phạm Văn Vát trong thôn doạ rằng mình có "đồ thuốc độc". Nghe vậy, 8 đứa con trai của Vát lo sợ gia đình bị hại, nên rủ nhau kéo đến nhà Hâm "hỏi tội".
Cũng may lúc đó có một số người đến nói cho tao nghe, nên kịp thời đến ngăn, rồi nhờ cán bộ, công an thôn, xã và mấy già làng kế bên đến, mời hai bên gia đình nói chuyện mới xong. Nếu không bây giờ thằng Hâm chắc đã bị mấy đứa con thằng Vát đánh chết rồi".
Ngày còn nắm váy theo mẹ lên nương, bác sĩ Phạm Thị Lệ Thủy, cán bộ Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ đã tận mắt chứng kiến việc dân làng đánh chết một người, vì nghi người ấy có "đồ thuốc độc". Sự việc tuy đã theo thời gian trôi đi nhưng nỗi ám ảnh ấy vẫn đeo bám mãi trong tâm trí đến tận bây giờ. Vì vậy khi lớn lên và trở thành bác sĩ, chị Thủy là một trong những thành viên tích cực nhất tham gia vào giải quyết các trường hợp nghi ngờ "cầm đồ thuốc độc" ở các bản làng trong huyện.
Chị Thủy kể: Vào tháng 6-2009, Phạm Văn Bình, 20 tuổi, ở thôn Vẩy Ấp, xã Ba Khâm "thấy": Có con gì chạy lên chạy xuống trong bụng, uống thuốc mãi không khỏi, nên nghi một người già trong làng là ông Phạm Văn Tên đã bỏ "đồ thuốc độc" hại mình.
Sự nghi ngờ ngày một tăng khi gia đình Bình tốn nhiều tiền để tổ chức cúng mà bệnh vẫn không khỏi. Khi đến tận nơi khám và chẩn đoán, biết Bình bị bệnh về dạ dày và tá tràng, bác sĩ Thuỷ đã thuyết phục gia đình đưa Bình xuống bệnh viện để trực tiếp điều trị. Khoảng hai tuần sau thì Bình hết bệnh.
Nhờ can thiệp của công an và chính quyền xã, vợ chồng già Phạm Văn Bắp (phải), ở làng Nước Tên, xã Ba Trang, huyện Ba Tơ đã trở về sinh sống tại làng
Trước lúc xuất viện, khi nghe bác sĩ Thuỷ nhắc lại chuyện đã nghi ngờ già Tên "cầm thuốc độc", Bình cười và nói: Em sai rồi, mai mốt này có người đau sẽ bảo họ xuống bệnh viện để chữa, chứ không nghi cho người khác bỏ "đồ thuốc độc" như trước nữa đâu.
Lời của người trong cuộc
Theo sự chỉ dẫn của bác sĩ Thủy, chúng tôi tìm đến nhà chị Phạm Thị Hà (33 tuổi), ở khu phố 6, thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ vào một ngày đầu tháng Mười. Sau giây phút ngập ngừng, chị Hà chậm rãi: Cuối tháng 7-2009, thấy bụng mình đau quá chị chợt nghĩ lại trước đó, đã có lần xích mích với người láng giềng và bà Phạm Thị Ia doạ là sẽ bỏ "đồ thuốc độc".
Tìm đến nhà bà Ia bắt bà đưa thuốc giải nhưng bà Ia không đưa, Hà ra tay đánh bà Ia. Khi chính quyền biết chuyện đến giải quyết, đưa Hà đi khám bệnh, phát hiện Hà bị viêm dạ dày, tá tràng và có tiền sử sán lá gan.
Sau khoảng một tháng uống thuốc, bệnh của Phạm Thị Hà đã thuyên giảm rất nhiều. Còn chuyện nghi bà Ia thì sao - tôi hỏi. Chị Hà ôm đứa con trai vào lòng rồi nói nhỏ: Cái chuyện "đồ thuốc độc" đó nó không có đâu.
Có thể nói những năm gần đây, sự nỗ lực trong tuyên truyền, vận động; sự can thiệp kịp thời của cơ quan chức năng, hội, đoàn thể... nên tình trạng nghi kỵ "cầm đồ thuốc độc" và số trường hợp bị đánh chết, thương tật đã giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên để xoá bỏ hoàn toàn tệ nạn này, cần có sự vào cuộc tích cực và quyết liệt của nhiều cấp ngành trong tỉnh.
Theo ước tính của các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi, từ năm 1975-2010, tại các huyện miền núi Quảng Ngãi đã xảy ra không dưới 200 vụ "cầm đồ thuốc độc", cướp đi sinh mạng của hàng chục người. Riêng huyện Ba Tơ, ước xảy ra khoảng 90 vụ, với khoảng 120 người bị nghi và có 11 người bị đánh chết.
Theo Dân Việt
Dấu hiệu bạn bị viêm đại tràng co thắt Triệu chứng điển hình nhất của viêm đại tràng co thắt là đau bụng. Có thể đau sau ăn, đau khi ăn no, đau sau khi ăn một số thức ăn lạ, chua, cay, lạnh, rau sống, tiết canh... Viêm đại tràng co thắt hay còn gọi là viêm đại tràng kích thích hoặc viêm đại tràng mạn tính, là bệnh thường gặp...