Biểu giá điện mới: Chọn sao để không bị thiệt?
Bộ Công thương chính thức đưa ra đề xuất về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện với 2 phương án, vậy người dân nên chọn phương án nào để không bị thiệt?
Nhân viên Điện lực TP. Vũng Tàu sửa chữa tại trạm 110kV Thắng Tam (ảnh mang tính minh họa).
Theo đó, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện được áp dụng với các mức giá khác nhau cho 2 nhóm: khách hàng sinh hoạt và ngoài sinh hoạt (sản xuất, hành chính sự nghiệp và kinh doanh). Đối với khách hàng sinh hoạt, dự thảo Bộ Công thương xây dựng đưa ra 2 phương án bao gồm: Phương án 1 là biểu giá 5 bậc và phương án 2 gồm biểu giá 5 bậc và 1 giá (2 lựa chọn). Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công thương) cho biết, ở lần đề xuất này, các phương án đưa ra đều có giá điện 4 bậc đầu giống nhau. Do vậy, dù phương án nào được áp dụng thì các khách hàng sử dụng điện ở mức dưới 700kWh (hiện chiếm trên 98% tổng số khách hàng) đều có chi phí tiền điện bằng nhau. Khách hàng được lựa chọn áp dụng biểu giá 5 bậc thang hoặc biểu giá 1 giá. Phương án 2 vẫn duy trì được các ưu điểm của phương án 1 như: Khuyến khích được việc sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả, số tiền ngân sách hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách xã hội không thay đổi.
Ở phương án thứ 2, Bộ Công thương cũng đưa ra 2 phương án để lấy ý kiến. Trong đó, phương án 2A, giá điện ở bậc 5 – bậc cao nhất lên tới hơn 5.100 đồng/kWh. Còn giá điện 1 giá áp dụng ở phương án này là 2.703 đồng/kWh. Với phương án 2B, bậc 3 và 4 cũng có mức tăng thêm so với biểu giá cũ (tương đương bậc 4 và 5) từ 90 đồng – 149 đồng/kWh do gộp số bậc thang. Với bậc 5, mức giá bán lẻ điện tăng thêm hơn 520 đồng/kWh. Một giá điện ở phương án này cũng nằm trong khung bậc thang 3-4 nhưng mức giá cao hơn so với phương án 2A là 186 đồng.
Video đang HOT
Qua khảo sát thực tế cho thấy, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 400 ngàn khách hàng sử dụng điện, trong đó có gần 348 ngàn khách hàng sử dụng điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, số điện tiêu thụ hàng tháng trên 700kWh chiếm không đáng kể. Nếu áp dụng tính theo phương án 1 giá điện thì người dân không những không được hưởng lợi mà còn phải trả tiền điện với giá cao hơn.
Tháng 8 vừa qua, gia đình bà Trần Thị Lan (phường Thắng Nhì, TP. Vũng Tàu), sử dụng hết 638Kwh. Tính theo giá điện hiện nay, gia đình bà phải trả 1.604.754 đồng, tuy nhiên, nếu tính theo mức điện 1 giá của phương án 2A thì số tiền phải trả là 1.724.514 đồng, theo phương án 2B là 1.843.182 đồng.
Tương tự, anh Văn Sỹ (TP. Vũng Tàu) cũng cho hay, tháng 8, gia đình anh sử dụng hết 194kWh điện, anh phải trả hết 395.908 đồng. Nếu tính theo phương án 1 giá điện ở phương án 2A thì anh phải trả tới 524.382 đồng, còn theo biểu 1 giá điện của phương án 2B thì tiền điện anh phải trả là 560.466 đồng. “Việc điều chỉnh biểu giá điện theo hướng gọn hơn chúng tôi ủng hộ. Tuy nhiên, nếu tính theo biểu giá đề xuất này thì tiền điện lại tăng quá cao. Tôi cũng đã thử tính toán nhiều mức điện khác nhau và thấy rằng, những người sử dụng từ trên 700kWh điện trở lên nếu tính theo phương án 2A mới được lợi, còn theo phương án 2B thì phải sử dụng trên 1.200kW mới được lợi”, anh Sỹ nói.
Việc bổ sung thêm phương án 1 giá cùng những quy định đi kèm giúp các hộ khách hàng có thêm lựa chọn khi thanh toán tiền điện. Điều này cũng thể hiện tinh thần cầu thị của Bộ Công thương đối với ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân và khách hàng sử dụng điện thời gian qua. Tuy nhiên, việc xác định giá bán lẻ điện cũng phải trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa người bán và người mua, tức là giữa ngành điện và người sử dụng. Nghĩa là mức giá đưa ra vừa bảo đảm để ngành điện đủ bù đắp các chi phí sản xuất, kinh doanh, có lời nhằm tái đầu tư, vừa bảo đảm được quyền lợi của người dùng điện.
Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu muốn thay đổi căn cơ về giá điện, cần sớm áp dụng biểu giá 2 thành phần, bao gồm: giá điện năng và giá công suất. Tức là, người dùng đăng ký công suất sử dụng và trả giá theo công suất, dùng bao nhiêu điện thì trả tiền điện theo kWh sử dụng. Việc áp dụng tính giá điện bằng giá 2 thành phần cũng sẽ có tác dụng là dùng càng nhiều, giá càng thấp theo đúng quy luật thị trường. Bộ Công thương cùng với ngành điện cần sớm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, đưa ra cơ sở điều chỉnh biểu giá mang tính khoa học.
Giá bán lẻ điện sinh hoạt sẽ giữ nguyên đến cuối năm 2020
"Cuối năm 2020, Bộ Công Thương sẽ trình Chính phủ bản hoàn chỉnh về phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt", đó là thông tin của Phó Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) Trần Tuệ Quang tại cuộc họp báo do Bộ Công Thương tổ chức chiều 15/5.
Nhân viên điện lực hướng dẫn người dân cách sử dụng điện tiết kiệm.
Về phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt, Bộ Công Thương đề xuất lựa chọn phương án bậc, với 2 kịch bản. Theo kịch bản 1, giá điện sinh hoạt bao gồm 5 bậc thang: Bậc 1 từ 0 - 100 kWh và giữ như mức giá bậc 1 theo biểu giá hiện hành; bậc 2 từ 101 - 200 kWh; bậc 3 từ 201 - 400 kWh; bậc 4 từ 401 - 700 kWh; bậc 5 từ 701 kWh trở lên.
Đối với kịch bản thứ 2, giá bán lẻ điện bình quân cho sinh hoạt không đổi: Gộp bậc 1 và bậc 2 với giá điện giữ nguyên theo bậc 1 nhằm đảm bảo ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội không thay đổi; phần doanh thu thiếu được bù vào bậc trên 700 kWh; giá điện của bậc 201 - 400 kWh được gộp theo giá bình quân của bậc 4 (201 - 300 kWh) và bậc 5 (từ 301 - 400 kWh) của giá điện cũ.
Bộ Công Thương đề xuất chọn phương án giá điện 5 bậc thang theo kịch bản 1 bởi kịch bản này sẽ có mức tăng giá điện giữa các bậc ở mức hợp lý; đảm bảo toàn bộ số hộ có mức sử dụng điện dưới 700 kWh (chiếm 98,2% tổng số hộ) có mức tiền điện không tăng hoặc giảm khi áp dụng biểu giá điện mới.
Tuy nhiên mới đây, Bộ Công Thương đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ cho phép lùi thời gian báo cáo phương án sửa đổi biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt trong thời điểm hiện nay do Chính phủ, các bộ ngành đang tập trung các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách ứng phó với dịch Covid-19.
Theo ông Trần Tuệ Quang, việc sửa đổi biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt đã được bộ đặt vấn đề và báo cáo Chính phủ từ tháng 6/2018. Sau khi trình Chính phủ các phương án đề xuất sửa đổi biểu giá bán lẻ điện, Bộ Công Thương đã tiếp tục tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện trong năm 2019.
Đồng thời, cập nhật tình hình tiêu thụ điện, chỉ đạo và phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều chỉnh, lấy ý kiến về các phương án. Do vậy, cuối năm 2020, Bộ sẽ trình Chính phủ bản hoàn chỉnh phương án. Như vậy từ nay đến cuối năm giá bán lẻ điện sinh hoạt sẽ giữ nguyên, không tăng.
Đưa điện về vùng khó Ba Khâm Xã đặc biệt khó khăn Ba Khâm (Ba Tơ) vừa được tiếp nhận điện lưới quốc gia về phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân. Niềm vui có điện hiển hiện trong từng nếp nhà sàn và mang đến những hy vọng đổi đời thực sự ở nơi đây. Đầu tháng 8, hai thôn Nước Giáp và Hố Sâu (Ba Khâm)...