Biểu cảm mỗi khi làm Toán của cô bé lớp 1 khiến dân tình thi nhau chia sẻ: ‘Vò đầu bứt tai’ là đây chứ đâu!
Bắt gặp hình ảnh học trò nhỏ vật vã với môn toán, giáo viên của em ‘dở khóc dở cười’ tiết lộ đây chỉ là đề toán lớp 1.
Ngày 7/11, một video ghi lại cảnh tượng cô bé khổ sở làm toán ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) được chia sẻ lên mạng xã hội khiến dân mạng chú ý.
Theo tìm hiểu, mỗi khi đến giờ toán của cô giáo, cô bé sẽ vò đầu rối bù khi gặp đề toán phức tạp. Cho dù đó chỉ là bài tập trong sách giáo khoa, cô bé vẫn loay hoay mãi không thể tìm ra đáp án.
Bắt gặp hình ảnh học trò nhỏ vật vã với môn toán, giáo viên của em ‘dở khóc dở cười’ tiết lộ đây chỉ là đề toán lớp 1, khó khăn vẫn còn đợi phía trước bởi càng lên cao kiến thức càng khó và hy vọng em sẽ không ‘hành’ mái tóc của mình hơn nữa.
Sau khi thông tin và hình ảnh cô bé khổ sở với môn toán được lan truyền trên mạng xã hội, đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Hầu hết đều cho rằng cô bé thật dễ thương và bày tỏ sự ái ngại về tình trạng mái tóc rối như tổ quạ của em. Có lẽ, sau này khi lớn hơn em sẽ nhận thức được thói quen sẽ ảnh hưởng đến hình tượng của bản thân và thay đổi theo hướng tích cực hơn.
Một số dân mạng bình luận:
‘Mỗi lần đến giờ toán chắc cô giáo phải nhịn cười trước học trò đáng yêu này’.
‘Nhìn mái tóc là biết bộ não của em đang điên đầu với môn toán lắm đây’.
‘Tôi gặp vấn đề không thể giải quyết cũng vò đầu tóc rối giống như cô bé’.
Học trực tuyến: Quá sức học sinh lớp 1!
Đồng hành cùng con lớp 1 học trực tuyến suốt 1 tháng nay, tôi hiểu hơn sự vất vả của các cô giáo và thương các con nhiều hơn khi những bài học đầu tiên có vẻ như quá sức.
Và quan trọng hơn, tôi phát hiện ra có những bài tập lớp 1 dường như đang được biên soạn cho phụ huynh chứ không phải cho học sinh lớp 1 học trực tuyến.
Phụ huynh có học thay con?
Về lý thuyết, giáo viên mầm non không được phép dạy chữ cho các con mà chỉ giúp các con nhận biết bảng chữ cái, các số từ 0 đến 10, nhưng ngay trong tháng đầu tiên của năm học lớp 1, các con đã phải làm những bài tập mà kể cả khi đã biết đọc chút ít các con cũng khó mà tự làm được. Xin được dẫn chứng ra đây Bài 3. Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau của Vở Bài tập toán lớp 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống. Trong bài 3, tiết 1 có 2 bài tập với yêu cầu tương tự nhau.
Bài tập số 2 cho một hình vẽ có 4 con chuồn chuồn, 3 con bướm và 5 bông hoa với yêu cầu "Khoanh vào chữ đặt trước câu đúng.
A. Số chuồn chuồn bằng số hoa.
B. Số hoa nhiều hơn số bướm.
C. Số bướm nhiều hơn số chuồn chuồn".
Với vốn từ tiếng Việt học được chỉ trong một tháng, con khó có thể tự đọc hết yêu cầu của bài tập. Vì vậy, để con có thể hoàn thành bài tập, tôi chỉ còn cách hướng dẫn con đếm và chỉ cho con khoanh vào đáp án A hay B, C. Nhưng làm như thế liệu có phải tôi đã học thay con?
Học sinh lớp 1 ở TP.HCM học trực tuyến - NGUYỄN LOAN
Bài tập liệu đã vừa sức với con - một học sinh (HS) lớp 1? Nếu con không được học chữ trước khi vào lớp 1, liệu con có đủ sức theo kịp chương trình? Với một lớp học có tới 40 - 50 HS, liệu một cô giáo có thể hoàn thành tất cả các yêu cầu của một tiết dạy cho dù dạy trực tiếp chứ không phải dạy trực tuyến như hiện tại?
Không phải phụ huynh nào cũng có thời gian, kiến thức kèm con học. Nếu không có phụ huynh sát sao cùng con, hướng dẫn con thì liệu con có tự mình hoàn thành được các yêu cầu của chương trình không? Trong khi đối với HS lớp 1 phương pháp dạy, kỹ năng sư phạm của giáo viên là vô cùng quan trọng.
Gánh nặng tiền sách
Bên cạnh đó, chi phí sách vở cũng là một gánh nặng không kém. Chỉ tính riêng môn tiếng Việt, HS đã phải mua 5 cuốn gồm: sách giáo khoa Tiếng Việt 1, Vở bài tập Tiếng Việt 1, Vở Tập viết 1, Vở Luyện viết 1 của cùng một bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, vở Luyện viết cho bé chuẩn bị vào lớp 1 (cuốn này cô giáo khuyến khích chứ không bắt buộc).
Trong 5 cuốn nói trên thì có 4 cuốn là tập 1, vẫn còn 4 cuốn tập 2. Như vậy, nếu không có gì thay đổi, kết thúc năm học lớp 1, chỉ tính riêng môn tiếng Việt, HS sẽ phải học hết 2 cuốn sách giáo khoa và làm hết 7 cuốn bài tập. Chính vì vậy, tiền sách giáo khoa không nhiều nhưng tiền vở bài tập lại không ít.
Ý kiến
Giáo viên cũng "than trời"
Giáo viên cũng "than trời" kêu khó chứ đừng nói gì đến phụ huynh. Là trường công, sĩ số mỗi lớp lên tới 56 - 57 HS, và vẫn đang phải tiếp tục tuyển sinh theo chỉ đạo của UBND quận và phòng GD-ĐT vì nhiều trường hợp gia đình HS vừa đi cách ly về, hay trước đó không nhận được thông tin tuyển sinh do tình hình giãn cách. Đau đầu lắm, giáo viên của tôi cũng than vì lớp quá đông, mỗi lần vào lớp đều như "cái chợ" cô không thể nào quản hết được HS khi sĩ số quá đông. Chưa kể, các cô phải sửa bài tập, hướng dẫn chi tiết cho từng em nên rất vất vả.
Hồ Thị Ngọc Hoa - (Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Du, Q.12, TP.HCM)
Vai trò của phụ huynh cực kỳ quan trọng
"Cô ơi, em sợ con khó tập trung, lớp 1 sao học trực tuyến..." là những lo ngại của hầu hết phụ huynh đầu năm học. Lúc đó, mình vẫn nói với phụ huynh phải tự tin và cùng hỗ trợ với cô, vai trò của phụ huynh rất quan trọng.
Qua 4 tuần thực học, những ngày đầu phụ huynh túc trực hỗ trợ, còn bây giờ phụ huynh đã dần dần "thả" con ra, các con chủ yếu tự thao tác, tự học. Có vài bé vẫn chưa tự tin, khi giáo viên gọi bài thì cha mẹ nhắc phụ bài nên giáo viên vẫn phải tế nhị nhắc khéo HS tự trả lời, nếu sai thì mình sửa. Sau giờ dạy, giáo viên phải hướng dẫn kỹ, chi tiết từng bước. Còn với những dạng bài tập toán nếu đề bài quá dài, trẻ chưa tự đọc hiểu được thì thường giáo viên có hướng dẫn từng dạng bài để HS hiểu. Mỗi ngày ba mẹ chỉ cần dành khoảng 30 phút hỗ trợ là các con hoàn toàn có thể theo kịp chương trình.
Nguyễn Mai Lan Anh - (giáo viên lớp 1, Trường tiểu học Lê Văn Tám, Q.7, TP.HCM)
Nguyễn Loan (ghi)
Phụ huynh vốn đã gặp quá nhiều khó khăn vì dịch bệnh kéo dài, thu nhập giảm sút, thêm gánh nặng sách vở cũng là quá sức. Tính cả tiền mua thiết bị để học trực tuyến (laptop hoặc điện thoại), thuê bao internet, sách vở, dụng cụ học tập, quần áo đồng phục và các khoản đóng góp đầu năm thì số tiền đầu tư cho một đứa trẻ lớp 1 trường công có lẽ đã là quá sức với nhiều phụ huynh.
Một năm thực hiện Chương trình, SGK mới: Khẳng định hướng đi đúng đắn Nhiều kết quả tích cực được địa phương chia sẻ tại Hội nghị trực tuyến tổng kết một năm thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa (CT, SGK) giáo dục phổ thông ngày 20/8. Trong giờ học tại Trường TH Lê Lợi (TP Vũng Tàu). Ảnh minh họa Những kết quả này đã khẳng định hướng đi đúng đắn của đổi...