Biết vì sao phụ nữ xưa đắp lá bắp cải lên ngực, bạn cũng sẽ học theo
Thì ra từ xa xưa những người phụ nữ đã phát hiện công dụng thần kì khi đắp lá bắp cải lên ngực.
Thời gian gần đây, việc dùng lá bắp cải để đắp lên ngực được thực hiện như một trào lưu. Mọi người rỉ tay nhau rằng lá bắp cải có những mẹo đặc biệt có lợi cho chị em phụ nữ. Mới đây, khoa học đã phát hiện ra những công dụng tuyệt vời từ lá bắp cải khi đắp lên ngực. Và càng ngạc nhiên hơn khi phương thức này đã được tổ tiên duy trì suốt hàng nghìn năm qua.
Thì ra mẹo đắp lá bắp cải lên ngực đã được duy trì hàng nghìn năm qua.
Nhiều chuyên gia khoa học lẫn dinh dưỡng đều nhận định, bắp cải là thần dược trong việc điều trị các vấn đề sưng đau ở vòng một của phụ nữ. Họ còn phát hiện ra rằng, những người phụ nữ từ thời cổ đại đã tận dụng bắp cải như một vị thuốc đắp lên ngực khi bị căng tức. Sau khi sinh hoặc những tháng cuối của thai kỳ, ngực của phụ nữ thường căng tức và đau nhói do các tuyến sữa phát triển tối đa. Lúc này, họ liên tục thấy khó chịu và nhức nhối vì ngực luôn trong tình trạng “căng thẳng”.
Những thành phần hóa học đặc biệt trong bắp cải có hiệu quả tối đa khi đắp lên ngực.
Nhưng trong một lần vô tình, một người phụ nữ thời xa xưa đã đắp lá bắp cải lên ngực (lúc ấy cô chỉ muốn làm mát ngực thôi) và bất ngờ phát hiện ra, ngực của cô không những bớt đau mà cảm giác tức sữa cũng biến mất. Ngày nay khoa học lí giải, lá bắp cải có liên quan đến cơ chế giảm đau bằng cách thay đổi nhiệt độ, giống như khi áp đá lạnh vào vết sưng vậy. Bản chất bắp cải chứa khá nhiều nước, do đó nhiệt độ lá cũng thấp hơn đáng kể so với thân nhiệt của chúng ta. Chưa kể nếu được làm lạnh, nhiệt độ sẽ còn xuống thấp nữa.
Video đang HOT
Đối với những bà mẹ cho con bú thì đắp lá bắp cải là một việc làm cần thiết.
Khi đặt bắp cải vào ngực, nhiệt độ thấp đột ngột có thể xoa dịu cơn đau, khiến da co lại, và giảm bớt sữa thừa. Ngoài ra, bắp cải được cho là chứa nhiều chất mang tính kháng khuẩn và giảm kích ứng, giảm đau. Trong đó có vitamin P giúp liên kết các thành mạch máu, giúp chúng không bị giãn nở gây căng tức ngực.
Còn theo Đông y, bắp cải vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hòa huyết, thanh nhiệt. Lá bắp cải tươi đặc biệt có công dụng trong việc điều trị các vấn đề sưng viêm, mụn nhọt ngoài da. Phụ nữ xưa thường dùng lá bắp cải tươi đắp lên ngực vào những lúc thời tiết oi bức vì chúng giúp làm mát và thư giản mạch máu. Chúng còn có công dụng kháng khuẩn làm sạch da, tiêu diệt các đám mụn nhọt viêm chứa mủ, làm khô mài và giúp vết thương mau liền sẹo.
Lá bắp cải giúp vòng một của chị em được chăm sóc một cách an toàn và dịu nhẹ nhất.
Đông y cũng tin rằng, dùng lá bắp cải nướng sơ trên lửa hoặc luộc tái và đắp lên ngực sẽ hạn chế được căn bệnh ung thư vú. Các hoạt chất trong lá bắp cải sẽ được giải phóng và thẩm thấu vào da, tăng cường sức đề kháng cho vòng một của các chị em.
Theo Thethaovanhoa
Nếu bạn uống thuốc tránh thai lâu năm, hãy lưu tâm bệnh ung thư vú
Theo PGS Trần Văn Thuấn, tại các quốc gia, số người mắc ung thư vú cao nhất thường ở phụ nữ 60 - 65 tuổi. Tuy nhiên, tại Việt Nam, 'đỉnh' này lại trẻ hơn nhiều, chủ yếu gặp ở lứa tuổi 40 - 50 tuổi, thậm chí 20 - 21 tuổi cũng bị ung thư vú.
PGS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương cho biết mỗi năm, trên thế giới có khoảng 1,7 triệu ca ung thư vú mới. Ở Việt Nam, tỷ lệ ung thư này chiếm 25% tổng số người mắc ung thư ở phụ nữ.
Các nguyên nhân gây ung thư vú có nhiều, từ yếu tố di truyền đến yếu tố ngoại sinh do lối sống, thực phẩm, ô nhiễm môi trường.
Đặc biệt, PGS Thuấn cho biết, rất nhiều chị em phụ nữ lựa chọn uống thuốc tránh thai để ngừa thai nhưng nếu uống quá 10 năm thì nguy cơ ung thư là rất lớn. Tốt nhất không nên sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian quá lâu.
Ngoài ra, PGS Thuấn cũng cho biết thêm, các yếu tố như béo phì, tiền sử gia đình có người bị ung thư cũng cần được chú ý và tầm soát sớm.
Sử dụng thuốc tránh thai lâu năm có thể gây ung thư
Hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ chú trọng trong điều trị ung thư, chưa chú trọng trong các yếu tố dự phòng và nghiên cứu nên chưa thế lý giải được vì sao ung thư vú lại trẻ hoá.
Bác sĩ Nguyễn Minh Khánh, Khoa Ngoại vú (Bệnh viện K) thống kê, trong năm 2016, khoa này tiếp nhận hơn 2.400 lượt bệnh nhân ung thư vú điều trị và tỷ lệ bệnh nhân phải cắt bỏ vú là rất lớn. Bệnh viện cũng đã gặp nhiều bệnh nhân phải cắt bỏ vú khi tuổi còn trẻ, thậm chí cả cô gái mới hơn 20 tuổi, chưa chồng.
Nguyên nhân phải phẫu thuật cắt bỏ vú là do bệnh nhân phát hiện bệnh muộn, khối u to hoặc di căn lan tỏa. Ngoài ra, ngực của phụ nữ Việt Nam nhỏ, do đó khối u dù chưa lớn cũng đã chiếm gần hết diện tích vú.
'Tâm lý của bệnh nhân lo ngại, nếu chỉ phẫu thuật loại bỏ khối u thì sẽ không 'triệt tận gốc' tế bào ác, nên phải yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ vú, dù bác sĩ khuyến cáo là chỉ nên phẫu thuật một phần', bác sĩ Khánh chia sẻ.
Hiện nay, việc điều trị ung thư vú có 4 phương pháp chính gồm phẫu thuật, xạ trị, điều trị bằng thuốc hóa chất và điều trị bằng nội tiết sinh học. Mỗi biện pháp đều có các tiến bộ mới giảm đau đớn, mệt mỏi cho bệnh nhân.
Đối với xạ trị, trước đây với các trường hợp ung thư vú thường phải xạ trị rộng rãi thì nay đã áp dụng xạ trị điều biến liều và xạ trị một phần, giúp việc điều trị vừa hiệu quả vừa giảm ảnh hưởng với người bệnh.
Đối với điều trị nội khoa, có thể nói, các thuốc hóa chất hiện đại nhất trên thế giới đều đã được ứng dụng tại Bệnh viện K Trung ương nói riêng và nhiều cơ sở phòng chống ung thư nói chung. Bên cạnh đó, một số thuốc nội tiết và kháng thể dòng mới cũng đang được áp dụng, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị.
Đặc biệt, với những chị em phụ nữ không thể bảo tồn được vú thì bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp tạo hình để chị em không còn mặc cảm khi phải cắt bỏ ngực do ung thư.
PGS Thuấn khuyến cáo, các chị em nên thường xuyên đi tầm soát ung thư hoặc tự khám ngực cho mình để phát hiện các khối u khác lạ.
Trong gia đình có người thân (mẹ, chị em gái ruột) bị ung thư vú cần đi tầm soát ung thư sớm vì những người này nguy cơ ung thư tăng gấp 4 - 6 lần so với người thường.
Nếu phát hiện sớm ở giai đoạn một, bệnh nhân chỉ phẫu thuật cắt u mà không cần hoá, xạ trị và tỷ lệ thành công rất cao.
Tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú giai đoạn sớm ngày càng cao. Nếu như những năm 1990, ung thư vú được phát hiện giai đoạn sớm tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ đạt 67%, thì hiện nay đã lên tới gần 86%.
Bệnh nhân ung thư vú chỉ cần thường xuyên tái khám theo chỉ định của bác sĩ, theo dõi sức khoẻ của mình thật tốt để ngừa bệnh tái phát.
Theo P Thúy/Infonet.vn
4 nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh ung thư vú Ung thư vú là một căn bệnh nguy hiểm đối với phụ nữ và tỉ lệ mắc ung thư vú đang ngày càng tăng. Chị em cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất về nguyên nhân dẫn đến ung thư vú để có thể phòng tránh nhé Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư vú, tuy nhiên phổ...