Biệt thự tiền tỷ run rẩy trong cơn xuống giá
Bản báo cáo thị trường bất động sản quý IV/2013 do Công ty CBRE Việt Nam phát hành mới đây đã cảnh báo hiện tượng “mức giá biệt thự, nhà liền kề trong khu đô thị được các chủ đầu tư đưa ra trong 3 quý gần đây thường thấp hơn mức giá của chính các dự án đó trên thị trường thứ cấp”.
Biệt thự đang là phân khúc chịu nhiều thách thức trong cơn khó khăn của thị trường BĐS
Thông điệp trên cho thấy nỗi ám ảnh kinh hoàng của người mua bất động sản. Đó là việc các nhà đầu tư thứ cấp, một khi muốn bán cắt lỗ, không chỉ phải cạnh tranh về giá với các nhà đầu tư thứ cấp khác, mà còn phải cạnh tranh với chính chủ đầu tư dự án. Với thực tế này, khả năng bán được hàng mà nhà đầu tư đã mua trước đó gần bằng không.
Điều này lý giải mức độ hoang tàn ngày một gia tăng tại các dự án nhà ở biệt thự, liền kề khu vực ngoài đường vành đai 3, Hà Nội.
Hàng ngàn căn biệt thự, nhà liền kề đã xây và hàng chục ngàn nền đất khác chưa xây tại các dự án như Văn Khê, Thiên đường Bảo Sơn, Nam An Khánh – Geleximco, An Khánh – An Thượng, Kim Chung – Di Trạch hay Tân Tây Đô… là hình ảnh rõ ràng về một phần của khối nợ xấu hàng trăm ngàn tỷ đồng trong lĩnh vực bất động sản. Số bất động sản này đang giam cầm vốn đầu tư của các chủ đầu tư sơ cấp lẫn khách hàng thứ cấp.
Sự thờ ơ của thị trường với phân khúc biệt thự, liền kề trong khu đô thị được phản ánh từ số lượng dự án mới được chào bán vô cùng ít ỏi. Theo ông Richard Leech, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, quý IV/2013 ghi nhận 2 dự án chào bán mới của các chủ đầu tư trong nước, bao gồm: Tổng công ty Viglacera chào bán 20 căn liền kề tại Dự án Khu đô thị Xuân Phương (Từ Liêm) và Tập đoàn Hà Đô chào bán 98 căn liền kề, nhà phố tại Dự án Khu đô thị Duyên Thái (huyện Thường Tín).
Một công ty tư vấn bất động sản khác là Savills Việt Nam cũng cho biết, trong quý IV/2013, trong khi các phân khúc khác có sự chuyển biến, thì biệt thự, nhà liền kề lại khá ảm đạm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tồn kho cao trong năm 2014. Báo cáo tổng kết cho thấy, mặc dù đã có nhiều điều chỉnh về giá bán trong năm 2013, nhưng giao dịch mua bán biệt thự, nhà liền kề vẫn rất trầm lắng. Thị trường biệt thự, nhà liền kề trong các khu đô thị của Hà Nội đang bị đóng băng mạnh nhất, thanh khoản thấp, giá vẫn trên đà lao dốc.
Ghi nhận của Savills cho thấy, trong quý IV/2013, giá biệt thự giảm bình quân 3%, nhà liền kề giảm 1% so với quý trước đó. Tính chung cả năm 2013, giá biệt thự, nhà liền kề đã giảm tới 16% so với năm 2012.
Video đang HOT
Theo ông Troy Griffiths, Phó giám đốc điều hành Savills, mức giảm trên không bằng mức giảm giá của thị trường căn hộ, nhưng đối với phân khúc biệt thự, nhà liền kề, do vốn đầu tư lớn, nên thiệt hại cho nhà đầu tư là rất nặng nề. Đây chính là phân khúc đáng báo động nhất trong năm 2014 về tính thanh khoản và lượng hàng tồn kho, mặc dù đã điều chỉnh giá.
Thị trường biệt thự, nhà liền kề Hà Nội hiện có 125 dự án, cung cấp 42.400 căn. Trong đó, có khoảng 30.400 căn (gồm 17.300 nhà liền kề và 13.100 biệt thự) thuộc 101 dự án hợp đồng mua bán, số còn lại đến từ các dự án dạng hợp đồng góp vốn.
Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng phòng nghiên cứu của Savills Việt Nam dự báo, trong năm 2014, phân khúc biệt thự, nhà liền kề trong khu đô thị tiếp tục ảm đạm. Các khu vực hiện còn nhiều hàng tồn kho thuộc vùng ven như Quốc Oai, Hoài Đức, Đông Anh… sẽ khó có cải thiện về giao dịch và thanh khoản.
“Một vấn để nổi lên tại các khu đô thị là các dự án hoàn thiện ngày càng nhiều, nhưng không có khách hỏi mua, vì cơ sở hạ tầng đi kèm chưa được hoàn thiện. Đây cũng là vấn đề chung đối với các dự án mới hoàn thiện. Cơ sở hạ tầng không được hoàn thiện đồng bộ là nguyên nhân khiến khách hàng ít quan tâm đến các dự án này”, bà Hằng nói.
Theo Hà Quang
Báo Đầu tư
2 quận Bắc và Nam Từ Liêm sẽ hoạt động từ 1/4
Lãnh đạo UBND Hà Nội vừa giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì cùng với UBND huyện Từ Liêm xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, phân định địa giới...để quận Bắc và Nam Từ Liêm cùng 23 phường chính thức hoạt động từ 1/4/2014.
Từ Liêm: 1 đại biểu HĐND không muốn tách quận
Để triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 132/NQ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 29/CT-UBND về vấn đề này.
Theo đó, lãnh đạo UBND TP Hà Nội yêu cầu Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì cùng với UBND huyện Từ Liêm, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, phân định địa giới và các điều kiện cần thiết khác để quận Bắc Từ Liêm, quận Nam Từ Liêm và 23 phường chính thức hoạt động theo địa giới hành chính mới từ ngày 1/ 4/ 2014.
Cùng với đó, thành lập bộ máy cơ quan UBND 2 quận mới và các đơn vị trực thuộc theo đúng quy định hiện hành. Công tác tổ chức nhân sự thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình, quy định của Đảng và nhà nước.
Về trụ sở, trang thiết bị làm việc của 2 quận mới và 23 phường được bố trí theo nguyên tắc: Cơ sở vật chất hiện có của huyện Từ Liêm thuộc địa giới hành chính quận Nam Từ Liêm được giao cho quận Nam Từ Liêm quản lý, sử dụng. Cơ sở vật chất hiện có của huyện Từ Liêm thuộc địa giới hành chính của quận Bắc Từ Liêm được giao cho quận Bắc Từ Liêm sử dụng. Trụ sở của quận Bắc Từ Liêm được bố trí tạm thời tại Khu tái định cư Kiều Mai, xã Phú Diễn (phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm).
2 quận mới Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm của Hà Nội sẽ chính thức hoạt động từ 1/4 tới.
Đối với trụ sở, trang thiết bị của 23 phường, trụ sở, cơ sở vật chất của UBND các xã hiện nay giao cho các phường mới được thành lập (đối với 16 phường được điều chỉnh từ xã thành phường nhưng không phải điều chỉnh địa giới hành chính và dân cư).
Bố trí trụ sở làm việc tạm thời của 7 phường mới được thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính và dân cư (gồm 4 phường: Đức Thắng, Xuân Tảo, Cổ Nhuế 2, Phú Diễn thuộc Quận Bắc Từ Liêm có; 3 phường: Phú Đô, Mỹ Đình 1, Xuân Phương thuộc Quận Nam Từ Liêm).
UBND Thành phố giao UBND huyện Từ Liêm chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch & Đầu tư khẩn trương lập và trình UBND Thành phố duyệt phương án bố trí trụ sở làm việc tạm thời của quận Bắc Từ Liêm và trụ sở tạm thời của 7 phường nêu trên. Dự trù kinh phí cải tạo, sửa chữa và mua sắm, lắp đặt trang thiết bị làm việc và đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù theo quy định, bảo đảm điều kiện để bộ máy hành chính mới phục vụ nhân dân từ ngày 1/4/2013.
Lãnh đạo UBND Hà Nội cũng yêu cầu, UBND huyện Từ Liêm và UBND các xã, thị trấn thuộc huyện Từ Liêm tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật đến hết ngày 31/3/ 2014. Đồng thời tập trung làm tốt việc tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt đến cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân tiếp tục đồng thuận, thống nhất cao thực hiện việc điều chỉnh địa giới hành chính; bảo đảm thực hiện tốt nhất các thủ tục, giao dịch hành chính của tổ chức và công dân.
Tiếp tục thực hiện tốt chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố về tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, nhất là quản lý đất đai, quy hoạch, trật tự xây dựng, trật tự đô thị... không để xảy ra việc cấp đất trái thẩm quyền, mua bán, chuyển nhượng đất đai trái quy định, xây dựng trái phép, xây dựng không đúng quy hoạch; quản lý chặt chẽ tài chính, tài sản công và các nguồn lực của địa phương, không để xảy ra thất thoát, lãng phí.
Chủ tịch UBND Thành phố cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, các đơn vị có liên quan và yêu cầu các đơn vị thường xuyên báo cáo kết quả, những khó khăn, vướng mắc với UBND Thành phố để xem xét, chỉ đạo.
Ngày 27/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội. Theo đó, quận Bắc Từ Liêm được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế, với diện tích tự nhiên là 9,30 ha và 596 nhân khẩu của xã Xuân Phương; 75,48 ha diện tích tự nhiên và 10.126 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn. Như vậy, quận Bắc Từ Liêm có 4.335,34 ha diện tích tự nhiên và 320.414 nhân khẩu.
Đồng thời, thành lập 13 phường thuộc quận Bắc Từ Liêm, gồm các phường: Thượng Cát, Liên Mạc, Thụy Phương, Minh Khai, Tây Tựu, Đông Ngạc, Đức Thắng, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo, Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Phúc Diễn và Phú Diễn.
Còn quận Nam Từ Liêm được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ; một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Xuân Phương (536,34 ha và 34.052 nhân khẩu phần phía Nam Quốc lộ 32); một phần diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Cầu Diễn (137,75 ha và 23.279 nhân khẩu phần phía Nam Quốc lộ 32 và phía Đông sông Nhuệ). Quận Nam Từ Liêm có 3.227,36 ha diện tích tự nhiên và 232.894 nhân khẩu.
Đồng thời, thành lập 10 phường thuộc quận Nam Từ Liêm, gồm các phường: Trung Văn, Đại Mỗ, Tây Mỗ, Mễ Trì, Phú Đô, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Cầu Diễn, Phương Canh và Xuân Phương.
Xuân Tùng
Theo_VnMedia
Biệt thự hoang trong rừng: Chuyện lạ Hà Nội sau 100 năm Nửa đầu thế kỷ 20, đã có hàng loạt biệt thự Pháp cổ bỏ hoang thành phế tích giữa núi rừng. Nhưng, chuyện như thế lại đang lặp lại ở ven Hà Nội sau gần 100 năm với mức độ phổ biến và quy mô hơn. Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: Doanh nghiệp lo ngắn,...