Biệt phủ lớn nhất Trung Quốc rộng gấp 1,6 lần Tử Cấm Thành, mất 300 năm xây dựng
Biệt phủ được đại gia tộc họ Vương xây dựng trong khoảng thời gian hơn 300 năm giữa hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh, rộng gấp 1,6 lần Tử Cấm Thành.
Tại vùng đất cổ Tấn Trung thuộc tỉnh Sơn Tây, phía bắc Trung Quốc, có khu biệt phủ bí ẩn được mệnh danh là “tư dinh số một Trung Quốc”, tên gọi Vương Gia Đại Viện.
Vương Gia Đại Viện rộng 250.000 m2, tương đương 1,6 lần diện tích Tử Cấm Thành. Biệt phủ được đại gia tộc họ Vương xây dựng trong khoảng thời gian hơn 300 năm giữa hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh.
Trong biệt phủ có tổng cộng 123 tứ hợp viện (tổ hợp công trình, gồm 1 sân vườn ở trung tâm được bao quanh bởi 4 dãy nhà ở 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc) và 1.118 phòng.
Tổng thể bố cục gồm 5 làn đường, 6 tòa chính với những khoảng sân thiết kế thông minh, thuận tiện cho việc di chuyển nhưng vẫn tạo nên sự thoáng đãng. Các công trình chồng lớp và giao thoa tinh tế, không chỉ đa dạng mà còn bổ sung chức năng cho nhau.
Toàn thể công trình Vương Gia Đại Viện nhìn từ trên cao. (Ảnh: Sohu)
Biệt phủ được thiết kế phù hợp phong thủy truyền thống của Trung Quốc “núi bao bọc, nước uốn quanh”, lưng tựa vào núi, cửa chính hướng nam, đón gió mát mùa hè và chắn gió lạnh mùa đông.
Biệt phủ rộng lớn này không chỉ thể hiện mức độ giàu có và địa vị của gia tộc họ Vương mà còn minh chứng cho sự hoành tráng của các biệt phủ cổ đại Trung Quốc.
Cổng chính của Vương Gia Đại Viện và các gian phòng phía trong. (Ảnh: Sohu)
Các công trình bên trong được trang trí đầy tính nghệ thuật, từ các chạm khắc, tranh tường đến các bức phù điêu bằng đá và gỗ, tất cả đều phản ánh không gian văn hóa phong phú. Những cách thức trang trí không chỉ đẹp mà còn mang nhiều ý nghĩa, truyền tải các giá trị và tư tưởng của gia tộc.
Ngoài ra, việc phân chia chức năng trong Vương Gia Đại Viện được thực hiện rất hợp lý, không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh sống của nhà họ Vương mà còn thể hiện rõ thứ bậc xã hội và cấu trúc gia đình.
Một góc khuôn viên trong Vương Gia Đại Viện. (Ảnh: Sohu)
Biệt phủ được chia thành hai phần: nội viện và ngoại viện. Nội viện là nơi ở của gia tộc, còn ngoại viện là nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh và đón tiếp khách.
Nội viện cũng được chia thành viện chính và viện phụ. Viện chính dành cho các trưởng bối của gia tộc, còn viện phụ là nơi ở của con cháu và người hầu. Sự phân chia này không chỉ thuận tiện cho việc quản lý mà còn thể hiện trật tự tôn ti trong gia đình.
Video đang HOT
Biệt phủ được bao quanh bởi dãy tường cao và nhiều lớp. (Ảnh: Sohu)
Giá trị lịch sử văn hóa
Theo Sohu, Vương Thành Trai đưa cả dòng họ tới vùng đất Tấn Trung định cư vào năm 1313 cuối triều đại nhà Nguyên. Đến thời nhà Minh, nhà họ Vương giàu lên nhờ buôn bán và trở thành gia tộc danh giá vào giữa thời nhà Thanh.
Thời trị vị của vua Khang Hy, Càn Long và Gia Khánh có thể nói là giai đoạn cực thịnh của gia tộc họ Vương khi có cơ hội hợp tác với triều đình, nhiều thành viên được đề đạt thăng quan tiến chức.
Một khu phòng trong Vương Gia Đại Viện. (Ảnh: Sohu)
Các chuyên gia nhận định Vương Gia Đại Viện là hình ảnh thu nhỏ của văn hóa thương nhân vùng đất Tấn Trung cổ xưa. Gia tộc họ Vương, một đại diện tiêu biểu của thương nhân vùng đất này.
Việc xây dựng Vương Gia Đại Viện chính là minh chứng cho địa vị và sự giàu có, đồng thời phản ánh trí tuệ kinh doanh và tinh thần thương mại của người vùng đất Tấn Trung. Các hiện vật lịch sử, tài liệu lưu trữ trong đại viện cung cấp những chứng cứ quý báu cho việc nghiên cứu văn hóa thương nhân vùng đất này.
Vương Gia Đại Viện mệnh danh là tư dinh số 1 Trung Quốc. (Ảnh: Baidu)
Biệt phủ nhà họ Vương còn được xem là đại diện cho nghệ thuật kiến trúc dân gian Trung Quốc. Phong cách kiến trúc của biệt phủ vô cùng đa dạng, vừa mang vẻ hùng vĩ của kiến trúc phương Bắc, vừa có nét thanh thoát của kiến trúc phương Nam.
Ngày nay, Vương Gia Đại Viện được xếp hạng di tích lịch sử trọng điểm quốc gia cấp 4A của Trung Quốc và trở thành điểm tham quan hút du khách khi tới tỉnh Sơn Tây.
Tổ ấm rộng 128m2 của vợ chồng trẻ ở Đồng Nai: Từng góc đều nên thơ, tổng chi phí xây dựng chỉ 475 triệu đồng!
Căn nhà ở Đồng Nai của vợ chồng Huỳnh Phụng đẹp đến mức ai xem cũng phải thốt lên "nhà chữa lành đúng chuẩn" đây rồi.
Căn nhà ở Đồng Nai của vợ chồng Huỳnh Phụng (sinh năm 1999) có lẽ chính là tất cả những gì mà chúng ta thường hình dung về không gian sống chữa lành, một tổ ấm bình yên - nơi bão dừng sau cánh cửa.
Không nội thất xa hoa đắt đỏ, không cần tới ngân sách tiền tỷ, ngôi nhà 1 tầng với những ô cửa kính hứng sáng, cùng khoảng sân rộng thênh thang với thảm cỏ xanh mượt, nhìn thôi đã thấy toát lên vẻ dung dị, bình yên đến mức nhiều người còn tưởng đó là "nhà trên Pinterest", ở tận đẩu tận đâu ấy chứ chẳng phải Việt Nam mình.
Nhìn những hình ảnh này, có người bảo nhà của Huỳnh Phụng trông cứ như quán cà phê, vì chill quá; có người lại trầm trồ khen đẹp rồi khẳng định "đúng chuẩn nhà chữa lành đây rồi"
Chi phí xây dựng rẻ sửng sốt: Chỉ 475 triệu đồng!
Chia sẻ trên kênh TikTok cá nhân, Huỳnh Phụng cho biết tổ ấm của mình được xây dựng trên mảnh đất rộng 800m2. Trong đó, tổng diện tích sử dụng của căn nhà là 128m2 (chiều ngang 8m, chiều dài 16m), được chia thành 7 không gian: 3 phòng ngủ, 2 công trình phụ, 1 phòng khách và 1 phòng bếp.
Còn về phần chi phí, nghe cô vợ trẻ này liệt kê mà nhiều người phải "mắt chữ O, miệng chữ A" vì rẻ quá, tất tần tật chỉ có 475 triệu! Ngôi nhà rộng rãi, thoáng mát và bình yên thế này, ai cũng tưởng chi phí hoàn thiện ít nhất cũng phải ngót nghét 1 tỷ, nhưng mà không. Chính chủ khẳng định chỉ 475 triệu thôi đó!
Chi phí xây dựng phần thô tổ ấm rộng 128m2 ở Đồng Nai do Huỳnh Phụng chia sẻ
"Ban đầu, vợ chồng mình tính là sẽ thuê 1 bên thi công trọn gói. Nhưng ba mình khuyên là tự tìm bên cung cấp nguyên vật liệu sẽ rẻ hơn. Mình thấy đúng vậy nha" - Huỳnh Phụng chia sẻ.
Tự tìm, tự đặt mua nội thất ở các sàn TMĐT trong và ngoài nước: Rất nhiều đồ xinh yêu, vừa đẹp vừa rẻ!
Với phần nội thất trong nhà, vợ chồng Huỳnh Phụng quyết định không thuê đơn vị thi công mà chủ yếu dùng lại đồ cũ, hoặc nếu cần mua mới, cô vợ trẻ này cũng tự lên các sàn TMĐT nước ngoài, tìm mẫu mã và đặt về. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn khiến không gian trong nhà cứ như từ phim Hàn "bước" ra, vừa trẻ trung vừa thơ mộng.
Chiếc tủ lạnh nặng 100kg, dung tích 508L mà Huỳnh Phụng trực tiếp đặt từ nước ngoài về, giá về tay theo cô chia sẻ rơi vào khoảng 30 triệu đã bao gồm phí vận chuyển
Chiếc ghế này cũng được Huỳnh Phụng đặt từ nước ngoài về
Sofa và bàn ăn, Huỳnh Phụng đặt thiết kế trực tiếp với xưởng sản xuất để tiết kiệm chi phí
Giờ thì cùng ngắm nhìn hành trình xây dựng, hoàn thiện tổ ấm đẹp như phim của vợ chồng Huỳnh Phụng nhé!
Phòng ngủ
Phòng ăn
Góc bếp nên thơ cỡ này, nhìn đã thấy đam mê nấu nướng trỗi dậy rồi
Phòng khách
"Đập" 600 triệu để xây dựng và hoàn thiện, nhà cấp 4 ở Đắk Nông vừa hoàn thành khiến nhiều người xuýt xoa ngợi khen Căn nhà ở tỉnh Đắk Nông có tổng diện tích 100m2 (chưa tính sân phơi), bao gồm 1 phòng khách tích hợp cùng bếp, 2 phòng ngủ và 2 phòng vệ sinh. Với ngân sách tài chính hạn chế, nhiều người có thể sẽ muốn từ bỏ việc xây sửa lại căn nhà của mình. Phần lớn vì sợ gây áp lực tài...