Biệt phủ lớn nhất Trung Quốc rộng gấp 1,6 lần Tử Cấm Thành, mất 300 năm xây dựng
Biệt phủ được đại gia tộc họ Vương xây dựng trong khoảng thời gian hơn 300 năm giữa hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh, rộng gấp 1,6 lần Tử Cấm Thành.
Tại vùng đất cổ Tấn Trung thuộc tỉnh Sơn Tây, phía bắc Trung Quốc, có khu biệt phủ bí ẩn được mệnh danh là “tư dinh số một Trung Quốc”, tên gọi Vương Gia Đại Viện.
Vương Gia Đại Viện rộng 250.000 m2, tương đương 1,6 lần diện tích Tử Cấm Thành. Biệt phủ được đại gia tộc họ Vương xây dựng trong khoảng thời gian hơn 300 năm giữa hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh.
Trong biệt phủ có tổng cộng 123 tứ hợp viện (tổ hợp công trình, gồm 1 sân vườn ở trung tâm được bao quanh bởi 4 dãy nhà ở 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc) và 1.118 phòng.
Tổng thể bố cục gồm 5 làn đường, 6 tòa chính với những khoảng sân thiết kế thông minh, thuận tiện cho việc di chuyển nhưng vẫn tạo nên sự thoáng đãng. Các công trình chồng lớp và giao thoa tinh tế, không chỉ đa dạng mà còn bổ sung chức năng cho nhau.
Toàn thể công trình Vương Gia Đại Viện nhìn từ trên cao. (Ảnh: Sohu)
Biệt phủ được thiết kế phù hợp phong thủy truyền thống của Trung Quốc “núi bao bọc, nước uốn quanh”, lưng tựa vào núi, cửa chính hướng nam, đón gió mát mùa hè và chắn gió lạnh mùa đông.
Biệt phủ rộng lớn này không chỉ thể hiện mức độ giàu có và địa vị của gia tộc họ Vương mà còn minh chứng cho sự hoành tráng của các biệt phủ cổ đại Trung Quốc.
Cổng chính của Vương Gia Đại Viện và các gian phòng phía trong. (Ảnh: Sohu)
Các công trình bên trong được trang trí đầy tính nghệ thuật, từ các chạm khắc, tranh tường đến các bức phù điêu bằng đá và gỗ, tất cả đều phản ánh không gian văn hóa phong phú. Những cách thức trang trí không chỉ đẹp mà còn mang nhiều ý nghĩa, truyền tải các giá trị và tư tưởng của gia tộc.
Ngoài ra, việc phân chia chức năng trong Vương Gia Đại Viện được thực hiện rất hợp lý, không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh sống của nhà họ Vương mà còn thể hiện rõ thứ bậc xã hội và cấu trúc gia đình.
Một góc khuôn viên trong Vương Gia Đại Viện. (Ảnh: Sohu)
Video đang HOT
Biệt phủ được chia thành hai phần: nội viện và ngoại viện. Nội viện là nơi ở của gia tộc, còn ngoại viện là nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh và đón tiếp khách.
Nội viện cũng được chia thành viện chính và viện phụ. Viện chính dành cho các trưởng bối của gia tộc, còn viện phụ là nơi ở của con cháu và người hầu. Sự phân chia này không chỉ thuận tiện cho việc quản lý mà còn thể hiện trật tự tôn ti trong gia đình.
Biệt phủ được bao quanh bởi dãy tường cao và nhiều lớp. (Ảnh: Sohu)
Giá trị lịch sử văn hóa
Theo Sohu, Vương Thành Trai đưa cả dòng họ tới vùng đất Tấn Trung định cư vào năm 1313 cuối triều đại nhà Nguyên. Đến thời nhà Minh, nhà họ Vương giàu lên nhờ buôn bán và trở thành gia tộc danh giá vào giữa thời nhà Thanh.
Thời trị vị của vua Khang Hy, Càn Long và Gia Khánh có thể nói là giai đoạn cực thịnh của gia tộc họ Vương khi có cơ hội hợp tác với triều đình, nhiều thành viên được đề đạt thăng quan tiến chức.
Một khu phòng trong Vương Gia Đại Viện. (Ảnh: Sohu)
Các chuyên gia nhận định Vương Gia Đại Viện là hình ảnh thu nhỏ của văn hóa thương nhân vùng đất Tấn Trung cổ xưa. Gia tộc họ Vương, một đại diện tiêu biểu của thương nhân vùng đất này.
Việc xây dựng Vương Gia Đại Viện chính là minh chứng cho địa vị và sự giàu có, đồng thời phản ánh trí tuệ kinh doanh và tinh thần thương mại của người vùng đất Tấn Trung. Các hiện vật lịch sử, tài liệu lưu trữ trong đại viện cung cấp những chứng cứ quý báu cho việc nghiên cứu văn hóa thương nhân vùng đất này.
Vương Gia Đại Viện mệnh danh là tư dinh số 1 Trung Quốc. (Ảnh: Baidu)
Biệt phủ nhà họ Vương còn được xem là đại diện cho nghệ thuật kiến trúc dân gian Trung Quốc. Phong cách kiến trúc của biệt phủ vô cùng đa dạng, vừa mang vẻ hùng vĩ của kiến trúc phương Bắc, vừa có nét thanh thoát của kiến trúc phương Nam.
Ngày nay, Vương Gia Đại Viện được xếp hạng di tích lịch sử trọng điểm quốc gia cấp 4A của Trung Quốc và trở thành điểm tham quan hút du khách khi tới tỉnh Sơn Tây.
Vì sao Càn Long bỏ núi tiề.n xây cung điện xa hoa nhất Tử Cấm Thành mà không ở?
Càn Long tốn cả núi tiề.n xây Quyện Cần Trai vào năm trị vì thứ 37 để sau khi "về hưu" sẽ đến ở. Tuy nhiên, ông lại chưa từng đặt chân đến khiến hậu thế cảm thấy vô cùng khó hiểu.
Càn Long Đế Thanh Cao Tông (hay còn gọi là vua Càn Long) là vị hoàng đế thứ sáu của nhà Thanh. Ông được biết đến là vị vua tuổ.i thọ cao nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc (88 tuổ.i) và có 60 năm ngồi trên ngai vàng. Đất nước dưới sự cai trị của ông phát triển và phồn thịnh về mọi mặt.
Trong tài liệu ghi chép, Càn Long nổi tiếng là hoàng đế có cuộc sống xa hoa nổi tiếng trong số các vị vua của dòng họ Ái Tân Giác La. Trong suốt thời gian trị vì, Càn Long thường thường tổ chức nhiều chuyến đi tuần du tiêu tốn không ít tiề.n bạc của ngân khố. Không những thế, ông còn bỏ ra số tiề.n lớn để xây dựng cung điện làm nơi nghỉ ngơi, hưởng thụ của mình.
Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất, do vua Càn Long chủ trương xây dựng chính là Quyện Cần Trai. Được biết, Quyện Cần Trai bắt đầu khởi công vào năm 1772, cũng là năm thứ 37 Càn Long lên ngôi vua. Quyện Cần Trai nằm ở phía Bắc của hoa viên cung Ninh Thọ, sau lưng Phù Vọng Các.
Kiến trúc Quyện Cần Trai được mô phỏng theo Kính Thắng Trai trong hoa viên cung Kiến Phúc, với 9 phòng nhỏ nối liền với một vọng gác nằm trên đỉnh đồi. Một trong những nguyên nhân khiến Quyện Cần Trai trở thành cung điện xa hoa, đắt đỏ bậc nhất trong Tử Cấm Thành chính là chất liệu xây dựng.
Vua Càn Long đã huy động mọi nguồn lực để tìm một loại cây tên Kim Tơ Nam Mộc để phục vụ cho việc xây dựng Quyện Cần Trai. Được biết, gỗ cây Kim Tơ Nam Mộc vô cùng quý hiếm và ngày nay có giá trị lên đến 9.000 tỷ/cây.
Tương truyền sau khi tìm được nhiều cây gỗ Kim Tơ Nam Mộc, Càn Long đã mời các thợ mộc lành nghề đến chạm khắc lên gỗ quý tạo thành những thanh tre trang trí.
Bên trong Quyện Cần Trai có một không gian được xây dựng như sân khấu kịch để phục vụ Càn Long xem hát. Sân khấu kịch được dát ngọc bốn phía, trên bức tường xung quanh và trần nhà được vẽ những bức tranh theo phong cách hội họa kết hợp giữa phương Đông truyền thống và phương Tây mới du nhập.
Ngày nay, khi đến tham quan Quyện Cần Trai, người dân vẫn còn được chiêm ngưỡng những bức tranh cầu kỳ, tỉ mỉ này được vẽ lên trần nhà, bức tường. Những bức tranh lấy chất liệu đặc trưng của văn hóa địa phương với họa tiết hạc trắng, cung điện hoặc những dây leo đậm chất phương Tây.
Từ chất liệu xây dựng đến ý tưởng trang trí trong Quyện Cần Trai đều toát lên sự chăm chút của người chủ nhân. Chính vì vậy Quyện Cần Trai luôn được xem là cung điện tinh xảo bậc nhất trong Tử Cấm Thành.
Thế nhưng, một điều kỳ lạ là dù bỏ ra không ít công sức, tiề.n của để xây dựng Quyện Cần Trai nhưng Càn Long không đặt chân đến ở mà chỉ qua lại giữa Tử Cấm Thành và Viên Minh Viên.
Được biết, ban đầu, Càn Long vốn định xây dựng Quyện Cần Trai làm nơi dưỡng lão sau khi ông "về hưu". Thế nhưng dù đã truyền ngôi cho con trai và lui về làm Thái Thượng Hoàng, Càn Long vẫn sống mãi trong Dưỡng Tâm Điện mà không có ý định đến Quyện Cần Trai. Mãi đến những năm gần cuối đời, ông mới đến cung điện này an hưởng tuổ.i già.
Nguyên nhân Càn Long không sống ở Quyện Cần Trai, được dân chúng đưa ra như sau: Đầu tiên, Càn Long là một ông vua ham mê danh vọng và quyền lực. Nhiều người cho rằng mặc dù ông đã không còn làm vua nhưng vẫn muốn nắm thực quyền và quản lý công việc triều chính. Chính vì vậy ông sống trong Dưỡng Tâm Điện để dễ dàng kiểm soát con trai Gia Khánh. Đây cũng là nguyên nhân có vẻ hợp lý nhất.
Điều thứ hai được cho là những năm tháng cuối đời, Càn Long thường đứng trước nhiều sự chỉ trích về lối sống xa hoa, hưởng lạc nên ông không muốn dọn đến Quyện Cần Trai khiến mọi người càng thêm ghét bỏ.
Vị vua nổi tiếng hi vọng có thể xây dựng lại hình ảnh tốt đẹp của bản thân trong lòng người dân. Đến nay, lý do thực sự cho hành động khó hiểu này của ông vẫn chưa được tìm ra.
Những điều thú vị về Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành hay Cố Cung theo cách gọi ngày nay, tọa lạc giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh. Đây là nơi ở của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh. Có thể nói, tòa thành này là biểu tượng về quyền lực của Hoàng đế và các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Nơi này bị bỏ trống vào năm 1912 khi vua Phổ Nghi - vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc thoái vị. Bước chân vào khuôn viên Tử Cấm Thành, người ta sẽ thấy đa số gạch lát trên mái các cung điện đều màu vàng. Đây là loại ngói lưu ly vàng - màu sắc này tương ứng với thổ, là trung tâm ngũ hành.
Tử Cấm Thành không bao giờ lụt. Hàng trăm năm trôi qua nhưng hệ thống thoát nước ở đây vẫn hoạt động rất tốt. Ngay từ năm đầu xây dựng vào thời nhà Minh, người thiết kế đã xây tuân thủ theo nguyên tắc "bắc cao nam thấp" để nước chảy ra. Ngày nay, ngay cả khi Bắc Kinh chìm trong lũ lụt, thì bên trong Tử Cấm Thành vẫn an toàn khô ráo.
Tử Cấm Thành còn có bảo tàng riêng với bộ sưu tập đồ sộ vô giá. Hiện tại ở đây lưu giữ hơn 1 triệu món đồ có giá trị, liên quan tới các triều đại vua ở Trung Quốc, bao gồm cả những món lễ vật từ các quốc gia khác mang tới. Số báu vật này được xem là di sản quốc gia, được chính phủ Trung Quốc quản lý và bảo vệ.
Kể từ thời nhà Thanh, bên trong Tử Cấm Thành phải tuân thủ luật lệ, không một người đàn ông nào được ở lại đây sau khi mặt trời lặn, trừ Hoàng đế. Số 9 là con số may mắn của người Trung Hoa, đồng thời đại diện cho Hoàng đế. Bởi vậy tại Tử Cấm Thành được thiết kế 9 cửa dẫn vào hậu cung.
Tại khu vực cửa của hậu cung xuất hiện cặp sư tử đực và cái nằm tại bệ đá. Sư tử đực giữ quả bóng, biểu tượng của quyền lực. Trong khi đó, sư tử cái giữ sư tử con, biểu tượng của sự sống.
Khung cảnh thời nhà Thanh được 'tái hiện' bởi các du khách ở Tử Cấm Thành Tại Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, nơi từng là cung điện của các triều đại phong kiến Trung Quốc, du khách như có cảm giác 'xuyên không' khi xung quanh tấp nập người mặc cổ trang tạo dáng chụp ảnh theo phong cách của nhiều thế kỷ trước. Đây là cảnh tượng thường thấy ở các di sản trên khắp Trung Quốc....