Biết người yêu có bầu, tôi đòi cưới thì cô ấy giãy nảy không chịu với lý do nực cười và vô lý
Tôi đòi cưới ngay khi biết người yêu có bầu. Nhưng cô ấy lại bảo đợi sinh con rồi mới tính tiếp vì lý do vô lí kì lạ.
Tôi và người yêu ở cạnh nhau đã hơn 2 năm. Người yêu tôi tên Vi, tính tình hơi trẻ con, suy nghĩ khác người, đôi khi lại thốt ra những câu nói thiếu suy nghĩ. Nhưng bù lại, Vi hiếu thảo, chịu khó làm ăn và không có thói hư gì, cũng không tiêu xài quá mức. Với tôi mà nói, một người như Vi đã đủ tiêu chuẩn của một người vợ rồi.
Nhưng dù tôi đòi cưới nhiều lần thì Vi vẫn không chịu với lý do muốn tận hưởng tuổi thanh xuân. Thôi thì tôi cũng chiều theo ý cô ấy, còn cho rằng khi nào có bầu, tự khắc Vi sẽ đòi cưới mà thôi. Thế nhưng tình thế bây giờ hoàn toàn trái ngược những gì tôi suy nghĩ.
Cách đây mấy hôm, Vi thông báo tin có bầu. Tôi mừng như bắt được vàng vì cuối cùng cũng có một đứa con của riêng mình. Ngay lập tức, tôi bàn đến chuyện kết hôn vì sợ bụng Vi càng lúc càng to. Nhưng cô ấy nghe xong lại trừng mắt hỏi tôi điên à, cô ấy không hề muốn cưới.
Lần này đến lượt tôi bất ngờ. Tôi bảo nếu không cưới thì cái thai trong bụng sẽ thế nào? Người yêu tôi bình thản bảo vẫn sẽ sinh con, sẽ nuôi con thật tốt nhưng vẫn không lấy chồng. Cô ấy không muốn phải chịu trách nhiệm, gánh trên vai thêm một ông chồng, một gia đình chồng. Cô ấy muốn tự do. Nếu tôi thương con thì sống với cô ấy nhưng không đăng kí kết hôn. Khi nào chán thì chia tay cho dễ dàng.
Đấy, giờ bụng Vi càng lúc càng lớn mà cô ấy cứ tung tăng như chẳng có chuyện gì. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Những gì Vi nói khiến tôi trợn tròn mắt vì quá sốc. Cô ấy nói như kiểu một mình nuôi con là chuyện dễ dàng. Hơn nữa, qua cách nói của Vi, tôi nhận ra cô ấy không hề muốn là một người vợ, một người con dâu. Cô ấy còn nói thà sống một mình cho hạnh phúc, khỏi phải lo lắng chuyện chồng ngoại tình hay mâu thuẫn mẹ chồng con dâu.
Khuyên người yêu hết nước mà cô ấy vẫn khăng khăng không chịu cưới, tôi buộc phải thưa thật mọi chuyện với gia đình Vi và mong họ khuyên cô ấy. Nhưng rồi bố mẹ cô ấy lại nói sẽ chiều theo mọi nguyện vọng của con gái nên bảo chúng tôi tự thu xếp với nhau. Ông bà cũng không ngại con sinh đẻ một mình vì ông bà sợ cảnh con làm dâu khổ sở hơn điều đó rất nhiều.
Tôi hiểu, gia đình Vi và cô ấy sợ mẹ tôi làm khó làm dễ. Tôi thừa nhận mẹ tôi khó tính thật nhưng cũng là người biết điều, thương cháu. Đấy, giờ bụng Vi càng lúc càng lớn mà cô ấy cứ tung tăng như chẳng có chuyện gì. Tôi mệt mỏi quá. Phải thuyết phục thế nào để cô ấy đồng ý lấy chồng đây?
7 lưu ý cho lần đầu gặp gỡ phụ huynh của "người ấy"
Bạn đang lo lắng về việc gặp mặt cha mẹ của đối phương lần đầu tiên, không biết phải ứng xử ra sao và cảm thấy thế nào?
Một số lưu ý sau đây sẽ giảm nhẹ đi phần nào nỗi băn khoăn ấy và giúp cho tình yêu của hai bạn có được một khởi đầu tốt đẹp.
1. Nhớ đến bản thân
Nhiều người trong chúng ta thường lo lắng sẽ gây ấn tượng xấu với phụ huynh, người ấy và tất cả những thành viên trong gia đình của họ, nhưng lại quên mất rằng buổi gặp gỡ này cũng để phục vụ cho lợi ích của cả bản thân mình nữa. Bởi lẽ, đây sẽ là cơ hội gần gũi và chân thật nhất để bạn có thể hiểu được thêm về đối phương của mình. Hãy để ý tới cách hành xử của cha mẹ người ấy với bạn, với người yêu của bạn và kể cả là với nhau. Điều này hoàn toàn cần thiết bởi gia đình mà bạn đang gặp gỡ chắc chắn sẽ có thể trở thành những người chung sống với bạn về sau.
Bạn nên đặt cho mình nhiều câu hỏi: Mình học được gì từ gia đình của họ theo góc nhìn này? Mình có thật sự hợp với cách sống của họ không? Mình có đang thật sự vui vẻ không? Hãy chân thật với chính mình để đưa ra những quyết định tương lai không làm bản thân phải hối tiếc.
2. Ứng xử theo hoàn cảnh
Nếu buổi gặp gỡ của bạn và gia đình người ấy đòi hỏi sự chuẩn bị, lên kế hoạch như một chuyến đi du lịch hoặc các sự kiện trọng đại khác, thì bạn nên ứng xử một cách tinh tế và chừng mực hơn một chút. Ngược lại, nếu đó chỉ là một bữa trưa thân mật hay gặp gỡ nói chuyện bình thường, thì bạn lại nên ứng xử thoải mái và cởi mở hơn, cho họ thấy con người thường ngày chân thật của bạn. Chính vì bạn cần phải xác định hoàn cảnh gặp gỡ để biết cách hành xử sao cho hợp lý, nên hãy thẳng thắn bàn bạc với người yêu mình về mức độ "nghiêm túc" của cuộc hẹn này. Quan trọng hơn hết, bạn nên bình tĩnh, tự tin và đừng nghĩ ngợi quá nhiều để rồi phải căng thẳng, trong khi thực tế lại vô cùng đơn giản.
3. Tôn trọng nửa kia
Nhiều phụ huynh khi nói chuyện sẽ cố gắng cho thêm một số câu chuyện hài hước để làm không khí thêm thân mật, nhưng đôi khi lại vô tình động chạm đến những giây phút xấu hổ của người ấy. Đừng vì muốn lấy lòng cha mẹ của họ mà quên để ý đến cảm xúc của nửa kia. Đây mới chỉ là buổi gặp mặt đầu tiên và hãy để nó giữ nguyên bản chất của nó: đầu tiên. Không ai muốn bị trêu đùa, hùa theo những câu chuyện không nên được nhắc lại để rồi cảm thấy xấu hổ trước những người mình tôn trọng nhất.
Hãy để dành sự trêu ghẹo đó vào thời điểm khác, thay vào đấy bạn nên chủ động chuyển chủ đề để bảo vệ và thể hiện sự tôn trọng với đối phương của mình, ghi điểm với người ấy còn lợi gấp nhiều lần cha mẹ của họ.
4. Thông cảm cho họ
Nếu bạn phải trải qua sự lo lắng xen lẫn háo hức, hay thậm chí là áp lực đến mức không ngủ được, thì cha mẹ của người ấy cũng sẽ trải qua những cảm xúc không hề kém cạnh gì. Họ có thể sẽ lúng túng khi nói chuyện và thỉnh thoảng lỡ miệng buột ra những câu nói hay lời lẽ không phù hợp. Điều đó là hoàn toàn bình thường. Đừng vì vậy mà để bản thân mình bị ảnh hưởng, bởi đôi lúc khi lo lắng, bạn cũng sẽ không cố ý hành xử như vậy.
Hít một hơi thật sâu, bình tĩnh và đừng để bụng quá nhiều. Hãy nhớ rằng những người cha người mẹ này đều là những người mà nửa kia của mình trân trọng và yêu quý. Một cuộc hẹn không thể nói lên nhiều điều về tính cách và con người của bất kì ai. Bởi lẽ, bạn cũng phải mất một khoảng thời gian mới nhận ra mình thật sự yêu người ấy, vậy hãy để thời gian làm điều tương tự với cha mẹ của họ.
5. Chuẩn bị quà
Dù bạn có làm gì, ở đâu, vào thời điểm nào, đừng bao giờ đi tay không! Đầu tiên hãy nghĩ đến một món quà cho mẹ của người ấy, bởi lẽ người phụ nữ trong nhà luôn là người được để ý và cũng là người hay để ý nhất. Nếu bạn không rõ về sở thích của cô ấy, hãy chọn mua những đồ lưu niệm đơn giản như hoa hoặc cây cảnh. Tuy nhiên, bạn còn có thể ghi điểm nhiều hơn nữa với những đồ tự tay bạn làm như bánh ngọt, bánh kem... Gia đình người ấy dù không hợp khẩu vị, nhưng vẫn sẽ vô cùng cảm kích với sự chu đáo của bạn. Ngoài ra, bạn nên cởi mở với những lời khen ngợi về nhà cửa, đồ ăn, trang phục và gửi lời cảm ơn đến gia đình họ sau cuộc gặp gỡ.
6. Đáp lại sự chu đáo
Nếu lần đầu cha mẹ người ấy đã cởi mở chào đón bạn với bữa ăn gia đình ấm cúng và một buổi tối tuyệt vời, bạn nên mời họ ăn uống hoặc đi chơi vào lần sau để tỏ lòng biết ơn, cũng như sự mong muốn tiếp tục xây dựng mối quan hệ này. Nhờ đây, bạn sẽ tạo dựng được hình ảnh một con người chững chạc, biết quan tâm đến người khác và sau cùng sẽ gây dựng sự tôn trọng và tin tưởng giữa hai bên, điều làm nên nhiều mối quan hệ vững chắc. Đồng thời, việc chủ động hẹn hò sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi được chọn địa điểm và hoạt động quen thuộc với mình.
7. Tận hưởng
Mấu chốt của việc gặp cha mẹ người yêu là bởi vì bạn quan tâm đến họ, bạn có thể nhìn thấy họ trong tương lai của mình vài năm nữa, hoặc thậm chí là cả quãng đường đời còn lại. Quãng đường đó sẽ trở nên tốt đẹp và thoải mái hơn nếu bạn và gia đình của nửa kia có thể thân mật ngay từ hiện tại. Dù bạn và phụ huynh họ có không hợp nhau, nhưng cả hai bên đều có chung một mục tiêu: dành tình yêu và hạnh phúc cho người ấy, đứa con của gia đình họ. Vì vậy, hãy thật bình tĩnh, tận hưởng những giây phút được dần dần trở thành một phần cuộc sống của người ấy. Dù có thế nào, đây cũng sẽ luôn là một dịp để cùng nhau vui mừng./.
Em có ngại anh từng đổ vỡ hôn nhân Anh sinh năm 1983, hiện sống và làm việc tại Hà Nội, là một huấn luyện viên trong nghề bán hàng. Là một người từng có gia đình, đã ly hôn 6 năm, từng nếm trải nhiều vị ngọt đắng của cuộc đời, tận hưởng cảm giác của những nỗi đau tận đáy lòng. Nhiều năm trôi qua, anh vẫn ước mong có...