Biệt đội taxi cấp cứu F0: Sự hy sinh thầm lặng, có tài xế nhà 4 người F0
Đang chở bình oxy đi cấp cứu F0, anh Điệp – thành viên Biệt đội taxi cấp cứu F0 nghe tin cha mất, anh bật khóc như một đứa trẻ, nhưng anh không thể về nhà.
Gia đình anh 4 người nhiễm Covid-19.
“Nghe tin bố mất vì Covid-19, tôi đã bật khóc nhưng không thể về…”
“Hơn 2 tuần trước, tôi đang ôm vô lăng chở trang thiết bị y tế thì chị gái báo tin bố mất. Tôi đã bật khóc trong xe như đứa trẻ nhưng không thể gặp bố”, anh Nguyễn Duy Điệp, thành viên Biệt đội taxi cấp cứu F0 chia sẻ, nhà anh 4 người “dính” Covid-19.
Các tài xế taxi cấp cứu F0 kiên cường vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để hoàn thành nhiệm vụ (Ảnh: Hải Long).
Anh Điệp kể, bố anh phải vào bệnh viện Chợ Rẫy sau một cú ngã nặng. Khi xét nghiệm Covid-19, nhân viên y tế phát hiện bố anh dương tính Covid-19. Bố anh mất sau đó một ngày.
“Khi đó, tôi không thể về nhà được, bởi hành động đó sẽ mang đến rủi ro cho người thân. Chúng tôi tiếp xúc, cấp cứu cho F0 mỗi ngày nên khả năng lây nhiễm là rất cao”, anh Điệp nói.
Thế nhưng, tai ương vẫn chưa dừng lại, hai ngày sau khi bố mất, anh Điệp nhận tin mẹ và chị gái cũng mắc Covid-19, vợ con anh buộc phải đi cách ly ở nơi khác. Sau đó không lâu, anh Điệp cũng trở thành F0 và được điều trị tại Quận 10.
Kể từ khi gia đình anh lâm “đại nạn”, cả nhà không có bất cứ nguồn thu nhập nào khiến cuộc sống vô cùng khó khăn. May mắn thay, anh Điệp, chị gái anh và mẹ đang dần hồi phục sau những ngày “đánh vật” với Covid-19.
Anh Điệp đã ra viện, thực hiện cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà. Anh đang nỗ lực phục hồi sức khỏe nhanh nhất để quay lại cầm vô lăng, cấp cứu cho các F0.
Cũng như anh Điệp, anh Võ Anh Mai, thành viên Biệt đội taxi cấp cứu F0 phát hiện mình dương tính với Covid-19 vào ngày 22/8.
Tài xế Võ Anh Mai có mẹ, vợ và con gái mắc Covid-19, anh cũng phát hiện mình nhiễm bệnh từ ngày 22/8 (Ảnh: Đ.V).
Anh Mai là thành viên ngày đêm lăn xả cùng đồng nghiệp để đưa các F0 đi cấp cứu suốt gần một tháng qua. Thế nhưng, cuộc sống của anh cũng lắm gian truân khi mẹ anh, vợ anh và đứa con gái lớn đều dương tính với Covid-19. Đứa con trai 6 tuổi của anh cũng bị động kinh bẩm sinh khiến cuộc sống vô cùng khó khăn.
Trao tặng 70 túi an sinh tới Biệt đội taxi cấp cứu F0
Trước sự cống hiến, hy sinh của 70 tay lái trong Biệt đội taxi cấp cứu F0, nhà báo Phạm Tuấn Anh, Tổng Biên tập Báo điện tử Dân trí đã trao tặng 70 túi an sinh hỗ trợ động viên tinh thần các bác tài.
Những túi an sinh gồm các mặt hàng lương thực, thực phẩm: gạo, xúc xích, rau xanh, nước mắm, dầu ăn, cá hộp, đường, nước tương… mỗi túi an sinh trị giá 500.000 đồng nằm trong chương trình “Kiên cường Việt Nam” do Báo Dân trí phát động. Trong đợt đầu, chương trình đã trao 2.000 túi an sinh trị giá 1 tỷ đồng, tới các hộ dân ở Quận 3.
“Gần một tháng rồi tôi không gặp người thân, may mắn là mọi người đã dần bình phục sau khi bị nhiễm bệnh. Tôi sẽ cố gắng điều trị thật tốt để quay lại hỗ trợ cho những F0 khác”, anh Mai nói.
Anh Mai chia sẻ, cả nhà anh đang thuê trọ trên đường Lê Ngã, quận Tân Phú. Nguồn thu nhập chính của gia đình đều phụ thuộc vào đồng lương lái xe của anh. Rồi khi Covid-19 tấn công dữ dội, cả nhà đành nương nhờ vào nguồn thực phẩm hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các mạnh thường quân.
Dù đang bước vào giai đoạn đầu điều trị Covid-19, nhưng điều anh Mai nhớ nhất vẫn là những lần cấp cứu cho F0 đến 2h sáng hay những lần lái xe lòng vòng 3 tiếng đồng hồ giữa trời nắng nóng chỉ để tìm bệnh viện cho F0 vào cấp cứu. Đó là một trong số không ít những hy sinh mà tài xế taxi cấp cứu F0 đang âm thầm chịu đựng.
Những ca cấp cứu F0 lúc 3h sáng
Những tiếng chuông điện thoại khẩn cấp lúc 2-3h sáng, những chuyến xe gấp gáp giữa đêm khuya, những điều tưởng chừng rất áp lực với mọi người như thế này lại là việc mà các bác tài trong Biệt đội taxi cấp cứu F0 nếm trải mỗi ngày.
Anh Nguyễn Ngọc Thạch – thành viên Biệt đội taxi cấp cứu F0 cho biết, hằng ngày, anh vẫn cùng các đồng nghiệp rong ruổi trên các tuyến đường ở TPHCM để hỗ trợ cho bệnh nhân mắc Covid-19.
Biệt đội taxi cấp cứu F0 hoạt động 24/24 (Ảnh: Hải Long).
Anh Thạch cho biết thêm, Biệt đội taxi cấp cứu F0, ra đời trong hoàn cảnh “cơn bão” Covid-19 ập đến thành phố. Biệt đội có 70 tay lái thì 70 hoàn cảnh sống khác nhau, nhưng tất đều có chung một điểm, đó là không quản ngại khó khăn, thử thách trong công việc, kiên cường vượt qua…
Video đang HOT
Công việc cấp cứu F0 luôn khẩn trương, gấp gáp và có phần nặng nhọc. Nhiều khi anh tưởng chừng như không thể vượt qua do mặc bộ đồ bảo hộ kín mít giữa trưa nắng và phải đưa người bệnh từ trên tầng cao xuống dưới. Thế nhưng khó khăn, gian khổ đều đã ở lại sau lưng anh.
Anh Thạch kể, trong một lần đi cấp cứu F0 anh và bác sĩ nhận nhiệm vụ hỗ trợ một cụ bà trên đường Huỳnh Tấn Phát, Quận 7. Đến nơi, cụ bà đã hôn mê và nguy kịch. Cả gia đình bà cụ khóc lóc vì bệnh nhân đã quá nặng.
“Bác sĩ chạy lên tầng 2 cấp cứu ngay cho bà cụ, tôi ôm bình oxy chạy theo phía sau. Bác sĩ tiến hành hô hấp cho bệnh nhân và nhận thấy nồng độ oxy trong máu (Sp02) tăng dần. Cụ bà tỉnh dần và chúng tôi cho bà thở oxy, đưa vào bệnh viện kịp thời”, anh Thạch nói.
Các tài xế và nhân viên y tế hỗ trợ cấp cứu F0 tại nhà rồi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện (Ảnh: Đ.V).
Còn theo tài xế Thanh Văn Nới, việc đối diện với những F0 trở nặng, nguy kịch đã là công việc quen thuộc của Biệt đội taxi. Trong hoàn cảnh đó, mọi người luôn bình tĩnh, thao tác nhanh gọn để hỗ trợ người bệnh.
Việc đêm hôm bật dậy chạy đi cấp cứu là rất bình thường. Anh nhớ lần cấp cứu cho cụ ông 71 tuổi trên đường Nguyễn Trãi, Quận 5, khi đó là 3h30 phút, chỉ số Sp02 của bệnh nhân chỉ còn dưới 50, mức cực kỳ nguy hiểm.
“Chúng tôi lập tức cho ông ấy thở oxy, hỗ trợ hô hấp và mức Sp02 tăng dần lên hơn 70. Cụ ông được chuyển đến bệnh viện an toàn. Nhân viên y tế nói với tôi, nếu đến muộn khoảng 5 phút có thể cụ đã không qua khỏi”, anh Nới kể.
Cũng theo anh Nới, dù có vất vả đến đâu thì anh và các đồng nghiệp trong Biệt đội taxi cấp cứu F0 sẽ luôn cố gắng và kiên cường. Các bác tài vẫn luôn lạc quan và hướng đến mục tiêu chung là đẩy lùi dịch bệnh.
Tài xế Thanh Văn Nới tiếp tục rong ruổi trên các con đường để cấp cứu F0 (Ảnh: Đ.V).
Bà N.T.N (ngụ Quận 11) kể, bà là người mắc Covid-19 đã được Biệt đội taxi cấp cứu F0 hỗ trợ vào thời điểm lằn ranh sinh – tử mong manh như sợi tóc. Khi bà đã hôn mê… May sao, các lái xe và nhân viên y tế đã giành giật lại sự sống cho bà.
“Tôi lớn tuổi lại có bệnh lý nền nên khi mắc Covid-19 sức khỏe suy giảm mạnh. May mắn cho tôi là khi “thập tử nhất sinh” đã được Biệt đội cấp cứu hỗ trợ kịp thời. Hiện nay tôi đã phục hồi sức khỏe, đang tiếp tục cách ly tại nhà” – bà N. xúc động.
Chị Phạm Thị Ngọc Anh, đại diện Biệt đội taxi cấp cứu F0 chia sẻ, nhiều tài xế tham gia biệt đội có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Thế nhưng các bác tài vẫn luôn nỗ lực, vượt qua mọi thử thách, vững tay lái.
“Các tài xế rất cần sự động viên, chia sẻ để có thêm nghị lực và cống hiến, cùng người dân thành phố sớm vượt qua cơn đại dịch Covid-19 này”, chị Ngọc Anh nói.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Biệt đội taxi cấp cứu F0, cũng đã có những hỗ trợ tài xế tiêm vắc xin và trang bị bảo hộ y tế đầy đủ. Ngoài ra, từng cá nhân cũng được mua bảo hiểm Covid-19, riêng tài xế có hoàn cảnh khó khăn sẽ được đơn vị chủ quản chăm lo, hỗ trợ một phần lương thực, thực phẩm.
Lái xe tranh thủ nằm nghỉ mệt trên sàn sau một ca cấp cứu thì nhận được cuộc gọi có ca cấp cứu tiếp theo (Ảnh: Đ.V).
Trước đó, nguyên Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã có thư khen gửi các thành viên Biệt đội taxi cấp cứu F0 và Trung tâm cấp cứu 115 thành phố vì những hy sinh thầm lặng của các tài xế khi đã luôn hết mình vì sự sống của người bệnh. Nhiều F0 được vận chuyển đến bệnh viện kịp thời, an toàn trong những giây phút “giờ vàng” để kịp thời giành giật lại sự sống.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 4199-1: Chương trình “Kiên Cường Việt Nam”
2 . Báo điện tử Dân trí
Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: nhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 1017378606
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 1017780241
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản EUR tại Vietcombank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 1022601465
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (Vietcombank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 126000081304
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
Số Tài khoản: 26110002631994
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
ĐT: 0436869656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0231195149383
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206035022
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.
* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tải khoản VND: 1017589681
- Chi nhánh Hà Nội.
* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
- Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 333556688888
- Chi nhánh Đông Đô – Phòng GD Thanh Xuân
3. Văn phòng đại diện của báo:
- VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Tel: 0236. 3653 725
- VP TPHCM: Số 51 – 53 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TPHCM.
Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567
- VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tel: 0292.3.733.269
Sở Y tế TP.HCM điều chỉnh đối tượng được cấp giấy đi đường tại các cơ sở y tế
Sở Y tế TP.HCM cho biết các trường hợp đặc biệt như đơn vị cung ứng oxy, cung ứng và sửa chữa các trang thiết bị đặc biệt, Sở Y tế sẽ chịu trách nhiệm cấp giấy đi đường và có báo cáo cho Công an TP.HCM.
Chốt kiểm dịch tại quận Gò Vấp bị dồn ứ vào sáng 23-8 vì nhiều người chưa được cấp mẫu giấy đi đường theo quy định mới - Ảnh: CHÂU TUẤN
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online sáng 23-8, tại chốt kiểm soát giao thông trên đường Nguyễn Kiệm (quận Gò Vấp) có khá đông người tập trung tại chốt để xuất trình "giấy đi đường", trong đó một số người dân không đủ điều kiện qua chốt, bị yêu cầu quay đầu.
Anh T.S. ngụ quận Gò Vấp, là nhân viên tại một bệnh viện ở TP.HCM, cho biết: "Những ngày trước tôi vẫn có thể đi qua các chốt bằng giấy giới thiệu do cơ quan cấp, tuy nhiên hôm nay đến chốt này thì không được cho đi. Tôi có gọi thông báo việc này đến cơ quan thì được biết đã có giấy đi đường theo mẫu mới nên sẽ chờ giấy mới hoàn tất rồi có người đến gửi để tiếp tục công việc".
Một số người dân khác cũng trong hoàn cảnh tương tự, không được qua chốt vì giấy đi đường không đủ điều kiện (theo mẫu mới quy định) nên tập trung khá đông tại chốt này.
Ngày 23-8, ông Nguyễn Hoài Nam - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết đã có văn vản gửi các cơ sở y tế trên địa bàn TP, các đơn vị cung ứng vật tư y tế, trang thiết bị phục vụ cho y tế về việc điều chỉnh đối tượng được cấp giấy đi đường tại các cơ sở y tế.
Sở Y tế cho biết nhằm đảm bảo không để trùng lắp giữa các cơ sở y tế trong việc cấp giấy đi đường cho các đơn vị cung ứng thuốc, vật tư y tế, người bảo trì sửa chữa trang thiết bị y tế và đảm bảo việc thực hiện giãn cách xã hội, Sở Y tế sẽ điều chỉnh việc cấp giấy đi đường cho một số nhóm đối tượng. Cụ thể:
Các đơn vị cung ứng thuốc, vật tư y tế, trang thiết bị phục vụ cho các cơ sở y tế khẩn trương lập danh sách nhân viên của đơn vị mình quản lý gửi về Sở Y tế đề xuất cấp giấy đi đường, số lượng từ 5-7 người cho 1 đơn vị tùy theo mô hình hoạt động và nêu rõ tên cơ sở y tế được cung ứng trong giai đoạn giãn cách.
Các trường hợp đặc biệt khác như đơn vị cung ứng oxy, cung ứng và sửa chữa các trang thiết bị y tế đặc biệt, Sở Y tế sẽ chịu trách nhiệm cấp giấy và có báo cáo cho Công an TP.
Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, Sở Y tế sẽ xem xét, cấp giấy đi đường cho các đơn vị theo quy định.
Trước giờ khởi hành vận chuyển thiết bị y tế từ Ga Hà Nội vào Bệnh viện dã chiến 16 6 giờ sáng ngày 6/8, chuyến tàu đường sắt miễn phí SE7 thứ 3 vận chuyển 10 tấn hàng hóa thiết bị y tế rời Ga Hà Nội tới Bệnh viện dã chiến 16 (phường Phú Thuận, quận 7, TP Hồ Chí Minh) để hỗ trợ địa phương phòng chống dịch. Từ chiều tối 5/8, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR)...