Biệt đội “Chồn hoang” Mỹ và ám ảnh Việt Nam
“Chồn hoang” là các biệt đội diệt radar và hệ thống phòng không khét tiếng của Mỹ nhưng đã từng bại trận tại Việt Nam.
Việt Nam khiến Mỹ lập “Chồn hoang”
“Chồn hoang” là tên gọi của các phân đội đặc biệt trong thành phần Không quân Mỹ. Các biệt đội này có nhiệm vụ tiêu diệt các tổ hợp tên lửa phòng không và radar của đối phương.
Lần đầu tiên, dữ liệu về các đơn vị này được tiết lộ trong Chiến tranh Việt Nam. Trên thực tế, kể từ đó đến nay, không có bất kỳ chiến dịch quân sự quy mô nào lại không có sự tham gia của các đơn vị này.
Điều này không có gì lạ bởi việc tiêu diệt hoặc buộc các trạm radar mặt đất của đối phương phải “im lặng” sẽ bảo đảm sự thống trị trên không và an toàn cho các chuyến bay.
Một chiếc F-105G mang theo tên lửa diệt radar AGM-45 Shrike và AGM-78B Standard
Chiến tranh Việt Nam chính là cuộc chiến đầu tiên mà Không quân Mỹ phải đối đầu với hệ thống phòng không nhiều tầng được xây dựng trên cơ sở các tổ hợp tên lửa phòng không. Đặc biệt, việc Việt Nam sở hữu rất số lượng lớn các tổ hợp tên lửa phòng không của Liên Xô là một bất ngờ khó chịu và buộc người Mỹ phải tìm cách vượt qua.
Các biện pháp khả thi của Không quân Mỹ khi đó là chuyển sang bay thấp và cực thấp (nhưng ở độ cao này pháo phòng không lại hoạt động rất mạnh) và gây nhiễu ồ ạt. Để gây nhiễu, Mỹ đã sử dụng những máy bay chuyên dụng để vượt qua hệ thống phòng không của Việt Nam.
Chương trình chế tạo máy bay vượt hệ thống phòng không mà Mỹ thực hiện mang tên Wild Weasel (Chồn hoang). Sau đó, cái tên này đã được đặt cho chính các máy bay được cải tiến trong khuôn khổ chương trình này.
Trong giai đoạn một, được khởi động từ năm 1965, người Mỹ đã sử dụng loại tiêm kích F-100 Super Sabre vốn được chế tạo trước đó 10 năm. Đây cũng là mẫu máy bay siêu thanh đầu tiên của Không quân Mỹ. Phiên bản F-100F hai chỗ ngồi đã trở thành nòng cốt của lực lượng “Chồn hoang” khi mới thành lập.
Máy bay này có thể phát hiện trạm radar của đối phương nhờ các cảm biến bức xạ đặc biệt (QRC-380). Sau khi bắt được radar đối phương, sĩ quan kỹ thuật sẽ chỉ thị vị trí và phi công sẽ tấn công khi tổ hợp tên lửa phòng không đối phương xuất hiện trong tầm nhìn.
Tuy nhiên, F-100F không đủ tốc độ để theo kịp các máy bay hiện đại thời bấy giờ là F-4 Phantom II và F-105 Thunderchief. Chính vì vậy trong giai đoạn hai, người Mỹ đã sử dụng máy bay “Chồn hoang” được cải tiến trên cơ sở F-105.
Video đang HOT
Một chiếc F-105G trên bầu trời Việt Nam năm 1968
Các máy bay chuyên dụng EF-105F bắt đầu xuất hiện từ năm 1966 và sau đó chúng được thay thế bằng những chiếc F-105G hiện đại hơn. Tuy nhiên, việc Mỹ ngừng sản xuất F-105 từ năm 1964 đã khiến việc cải tiến loại máy bay này thành “sát thủ” hệ thống phòng không của đối phương đã bị hạn chế. Một nguyên nhân khác phải kể đến là số lượng loại máy bay này bị Việt Nam “bắn rụng” quá cao.
Theo các số liệu công khai, có tổng số 382 chiếc F-105 các loại của Mỹ bị Việt Nam bắn rơi (chiếm gần một nửa trong tổng số 833 chiếc được Mỹ sản xuất).
Trong các giai đoạn tiếp theo (4 và 5), Mỹ chuyển sang sử dụng tiêm kích F-4 Phantom II với các phiên bản EF-4C Wild Weasel IV và F-4G Wild Weasel V.
Phương thức “săn mồi”
Trong Chiến tranh Việt Nam, các biệt đội “Chồn hoang” hoạt động với 2 phương thức: đi cùng cụm tấn công của không quân Mỹ hoặc hoạt động “săn mồi” tự do.
Khi đi cùng cụm tấn công, các máy bay “Chồn hoang” sẽ là những chiếc đầu tiên xâm nhập vùng phòng không của Việt Nam và lưu lại trong thời gian diễn ra đòn tấn công chủ lực nhằm chế áp toàn bộ các vị trí của các tổ hợp tên lửa phòng không mặt đất. Những máy bay này chỉ bay khỏi khu vực sau khi các máy bay tấn công đã “chuồn” trước. Phương châm của các biệt đội “Chồn hoang” chính là “đến trước, về sau”.
Khi “đi săn” tự do, “Chồn hoang” hoạt động theo nhóm “thợ săn-sát thủ”.
Ví dụ, một chiếc F-105F (thợ săn) có thể tách ra tương đối xa khỏi cụm 3-4 chiếc F-105D hoặc F-4 (sát thủ) để hoạt động đơn lẻ. Đôi khi, Mỹ sử dụng một nhóm 2 “thợ săn” và 2 “sát thủ”. Chiếc máy bay đi đầu sẽ tìm kiếm vị trí các tổ hợp tên lửa phòng không của đối phương và tấn công, đánh dấu vị trí cho các máy bay còn lại và sau đó đồng loạt tấn công tiêu diệt.
F-4C Wild Weasel IV tại căn cứ không quân Korat ở Thái Lan năm 1972
Trong mỗi giai đoạn, “Chồn hoang” lại được trang bị các loại vũ khí và thiết bị hiện đại hơn như tên lửa có điều khiển tấn công theo bức xạ radar. Sau Chiến tranh Việt Nam, các biệt đội “Chồn hoang” tiếp tục phục vụ tại Tây Âu và Viễn Đông, nơi Mỹ “có việc” với hệ thống phòng không của Liên Xô.
Trong những năm 1990, những chiếc “Chồn hoang” cuối cùng đã bị loại khỏi biên chế. Sau đó, Mỹ quyết định sử dụng những chiếc tiêm kích đa năng F-16C cải tiến cho nhiện vụ của “Chồn hoang” với tên gọi F-16CJ Wild Weasel. Đây là mẫu cải tiến từ những chiếc F-16C Block 50 (50D/52D) và được sử dụng để thay thế những chiếc F-4G Wild Weasel.
Đặc biệt, F-16CJ có khả năng sử dụng tên lửa có điều khiển AGM-88 HARM và hệ thống AN/ASQ-213 HARM (HTS) để tiêu diệt và chế áp hệ thống phòng không đối phương. Những chiếc F-16CJ đã được Mỹ sử dụng trong cuộc chiến Nam Tư năm 1999.
Máy bay F-16CJ của Mỹ
Người Mỹ đã sử dụng nhiều loại máy bay khác nhau cho nhiệm vụ chế áp hệ thống phòng không của đối phương, từ EF-10D Skyknight cho tới EA-6A và EA-6B Prowler. Hiện nay, Hải quân Mỹ vẫn chủ yếu “trồng chờ” vào những chiếc EA-18G Growler (thay thế những chiếc EA-6B) được cải tiến từ những chiếc F/A-18F Super Hornet phiên bản 2 chỗ ngồi.
Lựa chọn cho Việt Nam
Nhiệm vụ chính của Không quân Việt Nam là bảo vệ chủ quyền đất nước trước mọi kẻ thù. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phát triển các máy bay có khả năng chế áp hệ thống phòng không của đối phương trong các trường hợp cần thiết. Một trong những bài học mà Việt Nam có thể học tập và rút kinh nghiệm là đường đi của người Nga.
Cho tới trước năm 2008, Không quân nga vẫn chưa phải “đụng độ” với đối phương được trang bị các phương tiện phòng không mạnh khi chỉ dừng lại ở những hệ thống tên lửa phòng không vác vai và pháo phòng không cỡ nòng nhỏ. Chính vì vậy, trong cuộc chiến kéo dài 5 ngày với Gruzia, Không quân Nga đã bộc lộ nhiều điểm yếu.
Ngày nay, để chế áp hệ thống phòng không đối phương, Nga sử dụng các máy bay tấn công tiêu chuẩn là Su-24 và Su-34 được trang bị các loại tên lửa diệt radar.
Tuy nhiên, khả năng của các loại máy bay nay vẫn được đánh giá là hạn chế. Để bổ sung, Nga cũng có thể sử dụng các máy bay cường kích-trinh sát siêu thanh MiG-25RB. Tuy nhiên, loại máy bay này lại quá “già” và trong vòng 10-15 năm tới sẽ bị loại hoàn toàn khỏi biên chế Không quân Nga.
Máy bay cường kích Su-25
Việc Nga lựa chọn loại cường kích Su-25 cải tiến để thực hiện nhiệm vụ chế áp phòng không đối phương đã khiến không ít chuyên gia ngạc nhiên.
Theo kế hoạch, những chiếc Su-25 này sẽ được trang bị cho Không quân Nga từ năm 2014. Theo báo chí Nga, Su-25 sau khi cải tiến có thể phát hiện và tiêu diệt cả những tổ hợp tên lửa phòng không mạnh như Patriot của Mỹ.
Tuy vậy, đặc điểm nổi bật là Su-25 vốn chỉ có thể đi cùng một nhóm với những chiếc Su-25 khác. Su-25 không đủ tốc độ và tầm bay để có thể tác chiến trong đội hình những chiếc tiêm kích đa năng và máy bay ném bom tầm xa.
Các chuyên gia Nga đề xuất (Việt Nam có thể tham khảo) nên cải tiến những chiếc Su-30 để thực hiện nhiệm vụ chế áp hệ thống phòng không đối phương bởi chúng có đủ tiêu chuẩn về tốc độ và tầm bay cũng như khả năng sử dụng đa dạng các loại vũ khí.
Nếu không phải là Su-30 thì chí ít cũng phải chế tạo các thiết bị và vũ khí cho nhiệm vụ này và có thể tích hợp khi cần thiết trên các loại máy bay tiêm kích tiêu chuẩn khác của không quân.
Theo Đất Việt
Tổ hợp tên lửa "S-300" của Trung Quốc "đắt hàng"
Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định tổ hợp tên lửa phòng không FD-2000 (phiên bản xuất khẩu của HQ-9) của Tập đoàn xuất nhập khẩu Máy móc chính xác Trung Quốc (CPMIEC) là người chiến thắng trong gói thầu T-Loramids của quân đội nước này.
Được biết, HQ-9 được phát triển dựa trên cơ sở tổ hợp tên lửa phòng không S-300V phát triển dưới thời Liên Xô và Nga cũng mang phiên bản nâng cấp S-300VM Antey-2500 tham gia gói thầu T-Loramids.
Tổ hợp FD-2000.
Theo đó, Trung Quốc sẽ giành được hợp đồng cung cấp tổ hợp phòng không mới trị giá 3 tỷ USD. Quyết định này được thông qua trong phiên họp của Ủy ban Công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ hôm 26-9. Sau khi xem xét các ứng viên dự thầu T-Loramids, ủy ban trên quyết định sản phẩm của Trung Quốc đáp ứng mọi yêu cầu Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đề ra và có giá thành rẻ nhất.
Phía Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu CPMIEC triển khai chế tạo HQ-9 ở nước này và tổ hợp vũ khí phòng không mới phải có cả khả năng đánh chặn tên lửa.
Ngoài FD-2000 của Trung Quốc, tham gia dự thầu tại T-Loramids còn có liên doanh Lockheed Martin/ Raytheon với tổ hợp tên lửa Patriot phiên bản PAC-2 và PAC-3, Rosobonexport với S-300 PMU-2 Favorit, S-300 VM Antey-2500 và Tổ hợp Eurosam với tổ hợp SAMP/T sử dụng đạn tên lửa Aster-30. Theo gói thầu này, Thổ Nhĩ Kỳ dự định mua 12 tổ hợp tên lửa phòng không mới với giá trị hợp đồng ước tính khoảng 4 tỷ USD.
Cần nhấn mạnh rằng, Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của khối NATO và khối này từng cảnh báo, không nên mua tổ hợp tên lửa phòng không của Nga hay Trung Quốc. Các chuyên gia NATO nhận định, FD-2000 hay S-300 không thể tích hợp vào hệ thống phòng thủ chung của khối và nảy sinh vấn đề lộ thông tin mật khi kết nối các tổ hợp vũ khí phòng không mới vào hệ thống chung của NATO. Hiện tại, đa phần hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ đã được chuẩn hóa theo NATO.
Để tích hợp FD-2000 vào hệ thống phòng không Thổ Nhĩ Kỳ và NATO, tổ hợp phòng không này cần các bộ chuyển mã do Trung Quốc cung cấp.
Theo_VnMedia
Không quân, hải quân Nga thể hiện sự "vô đối" Cùng khám phá hàng loạt tàu chiến, phi cơ khủng tại cuộc triển lãm Hải quân quốc tế lần 6 diễn ra ở St. Petersburg - Nga. Theo lời Phó chủ tịch HĐQT Liên hiệp công ty đóng tàu Igor Ponomarev, sự hiện diện tại cuộc triển lãm lần này của một lượng lớn kỷ lục quan chức và chuyên gia kỹ thuật...