‘Biệt đội áo hồng’ đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà trao quà ở Gò Vấp
Sáng 7.6, hơn 6 tấn quà quê chở từ Vĩnh Long lên TP.HCM được anh Nguyễn Trí Ngân (23 tuổi) và các thành viên trong nhóm Điều Ước Ban Mai trao tận tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang cách ly ở Q. Gò Vấp.
Mỗi lần trao, họ không quên hỏi thăm sức khỏe, cuộc sống mùa dịch Covid-19 mà còn kèm theo một câu nói ấm lòng: “Cô chú giữ sức khỏe nhen. Tụi con cảm ơn cô chú vì đã nhận những phần quà này” . ẢNH: CAO AN BIÊN
Chiều 6.6, chiếc xe tải chở hơn 2 tấn gạo và 4 tấn khoai cùng nhiều nhu yếu phẩm từ Vĩnh Long đã đến Q.Gò Vấp. Anh Ngân cùng các thành viên trong nhóm đã làm việc hết công suất để phân thành từng phần chuẩn bị trao cho bà con.
Sáng sớm, ngôi nhà và cũng là điểm tập kết hàng hóa của nhóm trên đường Nguyễn Văn Lượng (P.17, Q.Gò Vấp) rực rỡ khác thường bởi sắc áo hồng của 12 thành viên. Họ ăn vội bữa sáng, chia nhau thành từng nhóm nhỏ “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” trao những món quà “góp gạo thổi cơm” cho những người khó khăn ở khắp nơi trong quận.
Sau cách ly, là ban mai…
Trước khi bắt đầu tỏa khắp các ngả đường trong khu vực phong tỏa để trao quà, anh Ngân dặn dò các thành viên trong nhóm: “Tụi mình đang ở nơi phong tỏa với tình hình dịch Covid-19 phức tạp, khi làm việc chúng ta phải hết sức cẩn thận, phải tuân thủ đúng các quy tắc phòng dịch vì lỡ nếu có chuyện gì, tụi mình khó mà ăn nói với mọi người”.
Từ sáng sớm, các thành viên của nhóm đã họp bàn, phân công công việc với nhau . ẢNH: CAO AN BIÊN
Hơn 9 giờ sáng, hàng hóa được vận chuyển từng đợt ra xe, “ biệt đội áo hồng” chia thành 3 nhóm để phân phát hàng hóa. Mỗi phần quà được trao cho một hộ gia đình khó khăn bao gồm 5 kg gạo, 5 kg khoai lang, 1 thùng mì gói, 20 quả trứng, 10 hộp cá và rau củ quả…
Đặc biệt ở mỗi thùng mì, nhóm dán lên một thông điệp mà ai đọc cũng thấy ấm lòng: “Xin cho phép Điều Ước Ban Mai gửi đến quý gia đình một chút tấm lòng để chia sẻ bớt nỗi lo cuộc sống đợt giãn cách chống dịch. Chúc gia đình sức khỏe, bình an để chúng ta cùng vượt qua mùa dịch nhé. Sau cách ly, ban mai lại ửng hồng”.
Những phần quà lần lượt được chất lên xe ba gác . ẢNH: CAO AN BIÊN
Các thành viên ai cũng kít mít khẩu trang . ẢNH: CAO AN BIÊN
Theo lời anh Ngân, thông điệp này thể hiện rõ tình cảm của các thành viên trong nhóm dành cho những người nhận được phần quà cũng như người dân Q.Gò Vấp.
“Tụi mình đi trao bằng tất cả tấm lòng, do đó mình mong muốn những món quà này có thể giúp được đúng người để họ vượt qua được thời điểm ngặt nghèo. Tuy nhiên, mình cố gắng để nó đến tay họ một cách tình cảm nhất, chứ không phải là mối quan hệ xin – cho”, anh bộc bạch.
Từng phần nhu yếu phẩm được nhóm chở bằng xe tải hoặc xe ba gác, tuy nhiên đa phần những hộ dân được phát quà đều ở trong hẻm nhỏ. Vậy là cách thành viên lấy xe máy chở quà đến tận nơi để trao. Mỗi lần trao, họ không quên hỏi thăm sức khỏe, cuộc sống mùa dịch Covid-19 mà còn kèm theo một câu nói ấm lòng: “Cô chú giữ sức khỏe nhen. Tụi con cảm ơn cô chú vì đã nhận những phần quà này”.
Mỗi phần quà được trao cho một hộ gia đình khó khăn bao gồm 5 kg gạo, 5 kg khoai lang, 1 thùng mì gói, 20 quả trứng, 10 hộp cá và rau củ quả . ẢNH: CAO AN BIÊN
Anh Nguyễn Vũ Hoài Nam (27 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp) cầm không xuể một phần quà của nhóm . ẢNH: CAO AN BIÊN
Để việc trao quà đến đúng tay người nhận, nhóm đã chủ động liên hệ với chính quyền địa phương cũng như đi tiền trạm để khảo sát. Chị Phạm Thị Kim Thành (Hội trưởng Hội chữ thập đỏ KP.1, P.17, Q,Gò Vấp) là người đã dẫn các thành viên trong nhóm đi đến những hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ tại phường này. Đi đến nhà nào, chị cũng giới thiệu rõ về hoàn cảnh và những khó khăn mà họ gặp phải.
“Tôi thấy việc làm của nhóm này rất ý nghĩa nên hỗ trợ hết mình trong khả năng. Họ là những người còn rất trẻ nhưng nhiệt huyết và có trách nhiệm với cộng đồng. Hôm qua các bạn này chở hàng lên, tôi và những người gần đó còn nấu đồ ăn để đãi họ nữa”, chị cười tâm sự.
Những nụ cười sau lớp khẩu trang
Chị Phan Võ Kim Châu (29 tuổi, ngụ Q.11) là thành viên của Điều Ước Ban Mai tâm sự rằng, trong chương trình lần này họ không chỉ trao quà mà còn là trao nụ cười, trao động lực và nhận về niềm hạnh phúc.
“Sáng giờ tôi cùng nhóm đi khắp nơi, từ P.15, P.16, P.10, P.11… và chứng kiến được nhiều hoàn cảnh khó khăn. Có những người già sống neo đơn một mình không làm gì ra tiền, nhất là trong lúc dịch như thế này nên mình thấy tội lắm. Phần quà của tụi mình thì không có bao nhiêu, lúc đó mình chỉ muốn là có thể cho họ nhiều hơn thôi”, chị Châu chia sẻ.
Chị Phạm Thị Kim Thành (trái) dẫn các thành viên trong nhóm đi đến những hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ . ẢNH: CAO AN BIÊN
Thông điệp được dán ở từng thùng mì khiến ai đọc cũng thấy ấm lòng . ẢNH: CAO AN BIÊN
Theo anh Ngân, khó khăn trong việc trao quà là việc xe ba gác không thể vào những con hẻm nhỏ, các thành viên phải chia quà ra xe máy để chở vào . ẢNH: CAO AN BIÊN
Những nụ cười hạnh phúc sau lớp khẩu trang là động lực để các thành viên của “Điều ước ban mai” tiếp tục công việc của mình . ẢNH: CAO AN BIÊN
Anh Nguyễn Vũ Hoài Nam (27 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp) là một trong những gia đình nhận được sự hỗ trợ của nhóm. Cầm phần quà trên tay, anh không giấu được niềm vui. Anh Nam cho biết nhà mình thuộc diện khó khăn của P.17, nhà chỉ có 3 người mà ai cũng bệnh tật. Trong đó, bà anh thì khó khăn trong việc nghe nói, em trai thì thần trí không bình thường nên chỉ có anh là trụ cột gia đình.
“Mùa dịch, tôi không làm được gì nên gia đình lâm vào cảnh túng thiếu. Nhận được những món quà này là quý lắm vì nó giúp tôi trụ được thêm nhiều ngày nữa. Thực sự tôi thấy vui và biết ơn các anh chị”, anh xúc động chia sẻ.
Nhóm gõ cửa nhà bà Nguyễn Thị Lý (61 tuổi), vừa nghe có người đến trao quà bà lật đật chạy ra, đôi mắt ánh lên niềm vui. Nhà bà Lý có 3 người, ai cũng có tuổi, ốm yếu và không có khả năng lao động.
Trưa 7/6: Thêm 92 ca Covid-19 lây nhiễm trong nước tại TP.HCM, Hà Nội và 3 tỉnh khác
“Tôi thuộc diện hộ nghèo của phường, mẹ tôi thì hơn 90 tuổi rồi không có khả năng lao động, tôi thì ở nhà chăm sóc bà. Bà chị tôi cũng bị bệnh ung thư nặng lắm, hằng ngày đi bán vé số, mà dịch vậy nên không có buôn bán được gì nên cứ nằm ở nhà chờ cho qua dịch vậy thôi”, bà Lý tâm sự.
Nhận được phần quà của nhóm anh Ngân, bà rất vui. Bà nói đây là sự hỗ trợ kịp thời vì trước đó, số tiền còn lại trong nhà cũng chỉ mua được vài ký gạo dự trữ và cũng sắp hết. Bà mong dịch bệnh sớm qua đi để cuộc sống trở lại bình thường và không ai còn phải lao đao vì Covid-19.
Giữa trưa nắng cháy da cháy thịt, “biệt đội áo hồng” vẫn nhễ nhại mồ hôi rong ruổi trên những con đường Gò Vấp để trao yêu thương và nhận về những nụ cười. Họ quyết tâm sẽ tiếp tục công việc của mình đến khi không còn quà trao nữa thì thôi.
Dịch bệnh Covid-19 đã lây lan 21/22 quận huyện, thành phố ở TP.HCM
Sau hơn 1 tuần thực hiện biện pháp giãn cách xã hội chống Covid-19 thì số ca bệnh phát hiện hằng ngày của TP.HCM có dấu hiệu giảm dần. Nếu như lúc cao điểm ghi nhận 70 ca bệnh/ngày thì nay chỉ còn 20 - 25 ca trong cộng đồng, còn lại là phát hiện trong khu cách ly hoặc là khu phong tỏa.
Phong tỏa 710 hộ dân ở Hà Tĩnh vì ca F2 mắc Covid-19 Bắt quả tang 2 nữ nhân viên đang massage kích dục cho khách trong quán cà phê TP.HCM phát hiện 5 ca Covid-19 trong dãy nhà trọ lớn ở quận Tân Bình Nam thanh niên đang trốn truy nã mua bán ma túy số lượng lớn bị bắt quả tang Giăng lưới chặn bắt, đập tan trận "bão đêm" ở quận 7 giữa dịch Covid-19 Bắt khẩn cấp 2 thanh niên cướp dây chuyền của nữ phụ hồ ở Tiền Giang Bản tin Covid-19 ngày 6.6: Thêm 206 bệnh nhân với nhiều diễn biến phức tạp Hết hồn thấy người đàn ông bò ra từ gầm xe buýt sau tai nạn Bệnh nhân Covid-19 ở Bình Dương khai báo gian dối khiến truy vết khó khăn
Sáng 7.6, Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM họp giao ban định kỳ. Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên và Phó bí thư Thường trực Phan Văn Mãi dự họp trực tuyến ở đầu cầu Thành ủy TP.HCM.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương công sở
Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, Trưởng ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 đánh giá dịch bệnh tại thành phố đang có dấu hiệu chững lại, nhưng không vì vậy mà chủ quan, nới lỏng các biện pháp phòng dịch.
Người đứng đầu chính quyền thành phố đề nghị Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện tăng cường kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các chốt chặn cách ly trên địa bàn. Đồng thời, đánh giá lại các biện pháp triển khai giãn cách xã hội trên địa bàn, nếu cần thiết thì triển khai các biện pháp mạnh hơn nữa để dập dịch sớm nhất.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu đánh giá lại hiệu quả các biện pháp giãn cách xã hội . ẢNH: HMC
"Đề nghị các quận có số ca nhiễm nhiều như Q.12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú đánh giá lại xem 1 tuần qua các biện pháp mang lại hiệu quả như thế nào", ông Phong yêu cầu. Bởi theo Chủ tịch UBND TP.HCM, bất kỳ quyết định nào đưa ra cũng cần kiểm tra và chấn chỉnh.
Ông Phong đề nghị các cơ quan, đơn vị siết chặt kỷ luật, kỷ cương phòng dịch tại công sở; cán bộ, công chức không tiếp khách tại công sở, trừ trường hợp khách có thư mời; mỗi cơ quan dự họp chú ý thành phần dự họp.
Trưa 7.6: Thêm 92 ca Covid-19 lây nhiễm trong nước tại TP.HCM, Hà Nội và 3 tỉnh khác
Ông Phong cũng đề nghị các sở ngành, quận huyện thực hiện công điện của Thủ tướng về các biện pháp phòng chống dịch và phát triển kinh tế. TP.HCM áp dụng khai báo y tế bắt buộc đối với người làm công tác vận tải hàng hóa, vật tư, trang thiết bị phòng chống dịch và sản xuất kinh doanh trong nhà máy xí nghiệp, xử phạt nghiêm người không khai báo hoặc khai báo không trung thực. Tại các khu vực có nguy cơ cao như chợ truyền thống và chợ đầu mối, cần bố trí chốt kiểm soát y tế, khuyến khích người dân thực hiện thông điệp 5K.
TP.HCM đặt mục tiêu lấy mẫu trong 8 giờ đối với các khu vực có ca nhiễm hoặc nghi nhiễm. Trong tuần này, tập trung lấy mẫu cho các đối tượng ưu tiên làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (tổng cộng khoảng hơn 320.000 người).
Sở Y tế TP.HCM hướng dẫn các địa phương rà soát lại cơ sở vật chất làm khu cách ly tập trung, chủ động cho từng tình huống, không để thiếu khu cách ly. Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM tham mưu, đề xuất một số doanh nghiệp vừa cách ly vừa sản xuất.
Chiến sĩ công an bảo vệ Bệnh viện quận Tân Phú dương tính Covid-19
F0 tăng nhưng đều trong khu vực cách ly
Báo cáo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND Q.Gò Vấp Nguyễn Trí Dũng cho biết sau 2 ngày đầu lập chốt kiểm soát dịch còn lúng túng, đến nay việc đi lại thông thoáng hơn, mật độ giao thông giảm nhiều. Hiện số ca nhiễm vẫn tăng, và đều là các F1 đã được cách ly; chưa phát hiện ca F0 trong cộng đồng ở khu vực mới.
Ông Dũng đánh giá đa phần người dân chấp hành Chỉ thị 16, hạn chế ra đường, nhiều cơ sở kinh doanh không thiết yếu ngưng hoạt động. Dù vậy, nhiều người chưa thực hiện tốt việc giãn cách, lách hẻm ra vào quận; nhiều phương tiện cá nhân đi qua Gò Vấp dừng lại giữa đường, quận chưa thể kiểm soát hết. "Sau 1 tuần, mục tiêu giãn cách cơ bản đã đạt được, nhưng cần thực hiện quyết liệt hơn để hạn chế người ra vào", ông Dũng nhìn nhận.
Người dân đưa mã khai báo y tế cho lực lượng trực chốt khi ra khỏi Q.Gò Vấp, TP.HCM . ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Tại Q.12, Chủ tịch UBND quận Lê Trương Hải Hiếu thông tin khi thực hiện Chỉ thị 16 tại P.Thạnh Lộc, quận thiết lập 49 chốt chặn, trong đó có 29 chốt khóa hoàn toàn, giao khu phố giám sát và hướng dẫn người dân. Đối với 20 chốt còn lại, quận áp dụng khai báo y tế và đăng ký ra vào.
Hôm qua (6.6), Q.12 ghi nhận thêm 12 ca nhiễm (hiện tổng cộng 48 ca nhiễm) nhưng đều trong khu cách ly. Dù P.Tân Thới Nhất có số ca nhiễm nhiều nhất (17 ca) nhưng ông Hiếu đề xuất chưa áp dụng Chỉ thị 16 đối với phường này vì các ca nhiễm đều trong khu chung cư, việc kiểm soát dễ hơn.
Từ ngày 31.5, TP.HCM áp dụng giãn cách xã hội toàn bộ thành phố theo Chỉ thị 15/2020 của Thủ tướng; riêng Q.Gò Vấp và P.Thạnh Lộc (Q.12) áp dụng các biện pháp theo Chỉ thị 16/2020. Sau 1 tuần áp dụng giãn cách xã hội, người dân đã dần quen với nếp sống mới, số ca nhiễm Covid-19 đang giảm dần.
Chao đảo thời dịch giã: Ngày dài nơi xóm trọ nghèo Dịch Covid-19 như một "vết sẹo dài" với công nhân và người lao động nghèo ở xóm trọ tại P.14, Q.Gò Vấp (TP.HCM). Khu trọ của lao động nhập cư nghèo trên đường Phạm Văn Chiêu (P.14, Q.Gò Vấp) . ẢNH: P.T.N Vậy là đã 2 lần họ đành quanh quẩn trong những gác trọ chật hẹp, ảm đạm, nhất là sau khi...