Biết con dâu tương lai 1 nách 2 con nhỏ, mẹ chồng tôi thủ thỉ: Để bác chăm cùng cho đỡ vất vả!
Tôi đứng ngây dại, mặt trắng bệch không biết nói lại làm sao. Biết tôi bất ngờ, bà nở nụ cười hiền khô, giọng nhẹ nhàng bảo…
Số tôi cũng lận đận lắm, 23 tuổi kết hôn 3 năm liên tiếp sinh 2 đứa con. Khi đứa lớn vừa chập chững biết đi, đứa bé còn đang ẵm ngửa thì phát hiện chồng ngoại tình. Tính tôi rất rõ ràng, chuyện gì có thể tha thứ được chứ riêng bồ bịch trai gái thì không. Tôi ly hôn làm mẹ đơn thân từ đó.
Cách đây gần 1 năm, tôi gặp và yêu Thiêm, anh là trai tân kém tôi 2 tuổi. Lúc đầu mới quen tôi cũng tự ti về hoàn cảnh của mình do xuất phát điểm của 2 đứa quá lệch nhau. Thiêm khẳng định:
“Anh muốn được cùng em san sẻ gánh nặng cuộc sống và bù đắp cho những vất vả, thiệt thòi mà em từng gánh chịu, trải qua”.
Ảnh minh hoạ
Tình yêu của anh giúp tôi dần gạt bỏ được mặc cảm để ngả đầu dựa vai anh nhưng tới khi phải ra mắt gia đình xin cưới thì tôi thực sự hoang mang do dự. Thiêm là thanh niên ưu tú, anh có sự nghiệp, chắc chắn bố mẹ anh sẽ kỳ vọng con trai có thể mang về nàng dâu hoàn hảo. Thiêm hiểu suy nghĩ của bạn gái nên động viên:
“Tạm thời anh cũng chưa nói cho bố mẹ biết rõ về chuyện em đã có Mít – Xoài (tên 2 con riêng của tôi). Anh sẽ lựa thời cơ còn giờ mình cứ để ông bà chấp nhận 2 đứa đi lại trước đã”.
Tôi trăn trở vô cùng khi ngồi đối diện với bố mẹ Thiêm. Ông bà hiền lành và sống rất tình cảm. Có điều nghe theo ý anh phải giấu mình làm mẹ đơn thân khiến tôi có cảm giác như 1 kẻ lừa đảo. Mấy lần tôi định nói nhưng anh ngồi bên bấm tay, nháy mắt thành thử lại không dám cất lời.
Lúc cả nhà ăn cơm xong, tôi chuẩn bị về thì mẹ Thiêm gọi tôi vào phòng bà nói chuyện. Khi ấy tôi căng thẳng lắm nhưng cửa phòng vừa khép lại, mẹ anh đưa luôn cho tôi 2 con gấu bông cười bảo:
“Bác gửi quà cho Mít – Xoài”.
Tôi đứng ngây dại, mặt trắng bệch không biết nói lại làm sao. Biết tôi bất ngờ, bà nở nụ cười hiền khô, giọng nhẹ nhàng:
“Thiêm nó giấu bác chuyện của con nhưng thực ra bác đã biết cả rồi. Con không cần phải mặc cảm hay nghĩ ngợi, ai cũng có hoàn cảnh riêng của mình. Bác không quan trọng điều đó, bác tin vào mắt nhìn người củaThiêm. Sau này con làm dâu, 2 đứa trẻ sẽ là cháu nội bác. Nên con cứ để bác cùng chăm bọn nhỏ cho con đỡ vất vả. Bác sẽ coi chúng như ruột thịt nhà mình”.
Nghe bà nói mà tôi ứa nước mắt. Hóa ra mẹ anh đã âm thầm tìm hiểu về tôi từ trước. Biết hoàn cảnh bà thông cảm lắm chứ không miệt thị. Có lẽ đây là may mắn số phận bù đắp cho tôi sau khi trải qua đổ vỡ của cuộc hôn nhân đầu.
Video đang HOT
Tuy nhiên có một điều khiến tôi rất lo lắng là sau khi kết hôn với Thiêm, dù cả anh và mẹ anh đều nói sẽ coi 2 con riêng của tôi như ruột thịt nhưng tôi hiểu mình vẫn sẽ phải sinh con cho anh ít nhất 1 đứa vì anh là con trai độc nhất. Trong khi bản thân tôi đã sinh mổ 2 lần, lại 1 mình nuôi 2 con vất vả suốt mấy năm nên sức khỏe không được tốt. Do vậy tôi rất lo lắng không biết thể lực của mình có đủ điều kiện để sinh mổ lần thứ 3, thứ 4 không và sinh mổ nhiều lần như vậy, tôi có phải đối diện những với những rủi ro nguy hiểm nào. Có ai từng sinh mổ nhiều lần, xin tư vấn giúp tôi với.
Đẻ mổ lần 3 có nguy hiểm không không?
Càng về những lần mổ lấy thai sau, những rủi ro mà mẹ gặp phải càng có khả năng cao và mức độ nặng hơn. Khi mổ lấy thai lần 3 này, mẹ sẽ phải gặp phải những nguy hiểm sau:
Nứt, vỡ tử cung: Đây là rủi ro nguy hiểm nhất trong lần đẻ mổ thứ 3. Bởi ở 2 lần sinh trước, trên cổ tử cung của mẹ đã có một vết sẹo mổ lấy thai. Đây là nơi mà các cơ tử cung trở lên yếu nhất nên khi tử cung co thắt, vết sẹo mổ lấy thai có nguy cơ bị bục và nứt ra, dẫn đến tình trạng vỡ tử cung, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Nguy cơ vết sẹo mổ lấy thai bị bục càng cao khi khoảng cách thời gian mang thai giữa lần sinh mổ thứ 2 và lần thứ 3 càng ngắn (dưới 18 tháng).
Dính ruột: Những bà mẹ càng mổ lấy thai nhiều lần thì khả năng ruột dính vào thành bụng, bàng quang, ruột càng cao.
Bất thường về nhau thai: Vết sẹo mổ lấy thai trên tử cung làm tăng khả năng mẹ gặp phải các bất thường về nhau thai như: nhau bong non, nhau tiền đạo,… vì vậy đòi hỏi các bác sĩ trực tiếp thực hiện quá trình mổ lấy thai cần xử trí các bất thường này một cách khéo léo, đặc biệt là nhau cài răng lược, một biến chứng cực kỳ nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan xung quanh tử cung (bàng quang, ruột,…), dễ dẫn đến biến chứng băng huyết sau sinh, cắt bỏ tử cung.
Nhiễm trùng: Không chỉ có vậy, mẹ còn có nguy cơ nhiễm trùng vết mổ lấy thai ở tử cung, trên thành bụng, thậm chí là gần bàng quang nên thời gian nằm viện, điều trị kéo dài.
Khả năng hồi phục chậm: Do đã sinh mổ 2 lần sinh trước nên trong lần 3 này, cơ thể mẹ yếu hơn nhiều, khả năng hồi phục chậm và khả năng chịu đựng nhiều đau đớn cũng kém đi. Không những thế, trong quá trình mang thai và chuyển dạ mẹ phải sử dụng thêm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau cũng sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất sữa của cơ thể.
Buổi ra mắt, mẹ chồng báo nợ 200 triệu để thử lòng nàng dâu
12 năm qua, chị Vương và mẹ chồng luôn dành cho nhau sự tôn trọng, lắng nghe và thấu hiểu. Do đó, hai mẹ con rất hòa thuận, vui vẻ và yêu thương nhau.
Mẹ chồng báo nợ 200 triệu và phản ứng của con dâu tương lai
Ngày chân ướt chân ráo về nhà chồng ra mắt cách đây hơn 12 năm, chị Nguyễn Thị Tuyết Vương (hiện 38 tuổi, làm kế toán) đã bị mẹ chồng tương lai là cô Nguyễn Thị Đào (quê Bến Tre) thử lòng.
"Gia đình bác vất vả lắm. Giờ cháu về đây thì bác cũng nói là nhà bác còn đang thiếu nợ người ta khoảng 200 triệu đồng. Bác cứ nói trước như vậy, cháu thấy sao?", cô Đào nói với chị Vương.
Nghe vậy, chị Vương trả lời: "Không sao đâu bác, con rất thương anh Minh nên không nghĩ chuyện giàu nghèo, miễn sao hai vợ chồng thương nhau là được. Chúng con sẽ cố gắng, bác đừng lo về khoản nợ này".
Cô Đào thử thách con dâu ngay ngày đầu ra mắt.
Chị Vương cho biết, vì chị rất thương chồng nên không cảm thấy áp lực chuyện nợ nần của mẹ chồng. Chị tưởng mẹ chồng nói thật và dự định sẽ cùng chồng cố gắng trả nợ.
Câu trả lời của chị Vương khiến cô Đào ấn tượng, ưng bụng và rất yêu quý cô con dâu tương lai. Thử lòng vậy thôi chứ cô Đào vốn là một người dễ tính và rất tôn trọng con cái. Cô quan niệm: "Con mình ưng đâu thì mình ưng đó. Nếu mình cấm cản, mai mốt nó không vui, không hạnh phúc thì biết làm sao?".
Nhớ lại câu chuyện này, chị Vương bảo khi nghe mẹ chồng nói gia đình thiếu nợ, chị tưởng thật và cũng cảm thấy bình thường, không có áp lực gì. Với chị, nợ nần có thể trả được nhưng về tình cảm, chị nghĩ khó mà tìm được người đàn ông nào như anh Minh - chồng chị.
"Hôm đó nếu mẹ thử thách con số nợ là 20 tỷ đồng thì mình cũng sẽ không đắn đo, mà chỉ cùng chồng cố gắng làm sao để cố gắng trả hết nợ. Vì mẹ là mẹ của anh mà. Cảm ơn mẹ đã sinh ra một người đàn ông quá tuyệt vời để mình có được người chồng như vậy. Khi gặp mẹ mình cũng rất thương mẹ. Nghe mẹ nói có nợ thì mình nghĩ dù có nợ bao nhiêu mình cũng sẽ cùng chồng vượt qua", chị Vương bộc bạch.
Chị Vương về làm dâu nhà cô Đào đã được 12 năm.
Gia đình nhà chồng chị rất vui vẻ, đoàn kết, yêu thương nhau.
Trong mắt chị Vương, mẹ chồng là người nhân hậu, vui vẻ, dễ gần, thương và quan tâm con dâu. Cũng trong lần đầu gặp mặt đó, chị còn có một ấn tượng rất đẹp với cô Đào: "Khi về thì mình mặc một bộ đồ chỉn chu, nhưng sau đó thay một bộ đồ mặc nhà. Bình thường mình hay mặc quần lửng và áo thun nên cứ nghĩ về quê mặc như vậy cũng được.
Nhưng mẹ rất khéo, gọi mình vào phòng bảo: "Con ơi, ở quê mình là vùng quê con à, khác với thành phố. Mình nhập gia tùy tục, con có thể thay bộ đồ nào dài hơn không?". Nghe vậy mình rất vui, vì mẹ thương mình nên mới nói chứ không để bụng. Khi mình thay bộ đồ ra thì mẹ cũng vui, vui vì con dâu hiểu.
Do không có sự chuẩn bị nên mình không mang đồ bộ về mà cứ phải mặc quần jeans, mấy hôm sau mẹ bảo mặc đồ của mẹ luôn".
"Con dâu là người kề cạnh mình cả đời"
Vào ngày cưới, sau khi tàn tiệc, gia đình chị Vương về hết khiến nàng dâu mới cảm thấy vô cùng hụt hẫng. Lúc này, cô Đào khẽ khàng ra ôm con dâu, an ủi: "Đây là gia đình thứ hai của con, ba mẹ cũng là ba mẹ của con, có chồng con và các anh chị em ở đây nữa nên con đừng buồn". Chị Vương thực sự xúc động và cảm thấy đây là ngôi nhà, là quê hương thứ hai của mình.
Mẹ chồng chăm lo cho con dâu từng tí, bù lại, chị Vương cũng yêu thương mẹ chồng hết mực.
Về làm dâu, chị Vương không nề hà việc gì, chăm chỉ, chú ý học hỏi để sớm hòa nhập được với nề nếp của gia đình chồng. Hàng ngày, chị phụ mẹ nấu ăn, rửa bát, nhặt rau, dần dần hiểu được khẩu vị của ba mẹ. Ba mẹ thích ăn món gì thì chị sẽ chuẩn bị món đó trong bữa cơm hàng ngày.
Chị Vương và mẹ chồng hợp nhau ở nhiều điểm. 12 năm qua, hai mẹ con luôn yêu thương, chăm sóc, tôn trọng lẫn nhau nên tình cảm ngày một khắng khít.
Cô Đào bảo, cô thương cả 3 người con dâu hơn con gái. "Con gái đi lấy chồng, lo chuyện nhà chồng, chỉ thỉnh thoảng mới ghé về chơi. Còn con dâu là người ở cùng, kề cạnh mình suốt đời. Lần tôi mổ thì 3 con dâu thay nhau về chăm sóc, chứ con gái chỉ về thăm rồi đi thôi", cô Đào cười lớn. Cũng bởi thương con thương cháu nên cô Đào cố gắng giữ gìn sức khỏe để con cái yên tâm công tác.
Một kỷ niệm nữa mà chị Vương không bao giờ quên đó là lần chị sinh con gái đầu lòng. Cô Đào lên chăm con dâu đẻ rất cẩn thận, hỗ trợ hết sức, bác sĩ dặn gì là cô làm đấy. Mỗi khi thấy con dâu đau là cô lại xót xa, cuống quýt đi gọi bác sĩ.
Đại gia đình nhà chồng chị Vương.
Chị Vương luôn cảm thây mình may mắn vì có người mẹ chồng như cô Đào.
Vì sinh con lần đầu, chưa có kinh nghiệm nên sau khi sinh xong, chị Vương quên cả dép ở phòng sinh. Đến ngày xuất viện, chị không có dép đi. Thấy vậy, cô Đào liền lấy dép của mình đưa cho con dâu đi rồi nói: "Con mới sinh xong đi dép vào cho ấm chân, mẹ ở dưới quê đi chân không quen rồi".
Chị Vương không chịu nhưng mẹ nhất định bắt chị phải đi. Suốt cả quãng đường về quê, cô Đào đi chân không, về gần đến nơi còn phải đi qua một đoạn đường bùn đất mới vào được nhà. Chị Vương nhìn mẹ chồng vừa áy náy, vừa hạnh phúc vì sự quan tâm bà dành cho mình.
Không chỉ có cha mẹ chồng tâm lý, phúc hậu, chị Vương còn có người chị chồng tốt bụng, yêu thương các em. Nhờ có người chị chồng mà các em đoàn kết, quý mến nhau, lấy chị làm tấm gương để học hỏi, sống hiếu thuận với mẹ cha.
Giờ đây, chị Vương cũng như các anh chị em trong nhà chỉ mong sao bố mẹ luôn mạnh khỏe, bớt lo cho con cháu, thay vào đó là lo cho bản thân nhiều hơn, có khó khăn gì thì chia sẻ với các con chứ không để trong lòng một mình.
Đêm tân hôn mẹ chồng sang phòng đòi giữ hết vàng cưới, tôi trách bà rồi sáng hôm sau nói lời cảm ơn Dù không muốn nhưng sau đó vợ chồng tôi đành phải đưa hết tiền và vàng cưới cho mẹ chồng. Tôi và Huy yêu nhau 3 năm mới tiến tới hôn nhân, vì nhà anh ở thành phố nơi tôi đang làm việc nên tôi thường xuyên ghé qua chơi. Bố mẹ anh đều đã về hưu, không chỉ hiền lành mà còn...