Biến trường học thành ốc đảo xanh
Trong hơn 30 năm làm việc không mệt mỏi, Alok Tripathi – Hiệu trưởng một ngôi trường làng ở bang Madhya Pradesh (Ấn Độ) đã biến khu đất khô cằn của trường thành một ốc đảo xanh tươi.
Thầy Hiệu trưởng Alok Tripathi.
Mặc dù, gặp rất nhiều trở ngại nhưng ông không hề nản lòng, miệt mài phủ màu xanh trên vùng đất khô cằn để HS có không gian thoáng mát học tập và vui chơi.
Vạn sự khởi đầu nan
Trong năm vừa qua, thầy giáo Alok Tripathi ở huyện Satna, bang Madhya Pradesh đã gặp nhiều khó khăn khi xin giấy thông hành để được đi lại trong lúc địa phương đang bị phong tỏa vì dịch bệnh Covid – 19. Trường của ông đóng cửa, không có lớp học nào để dạy, ông cũng không trong trường hợp cấp cứu y tế để được cho phép. Tuy nhiên, khi nghe ông trình bày, các nhà chức trách cũng thông cảm và nhượng bộ.
Thì ra, lý do mà Alok xin được đi ra ngoài là để tưới cây ở ngôi trường THCS công lập, nơi ông làm hiệu trưởng. Nếu không được chăm sóc, tưới nước, những cây mà ông đã dày công nuôi dưỡng, chăm sóc cẩn thận trong nhiều năm qua có nguy cơ héo tàn. Trong hơn 30 năm qua, ông đã làm việc không mệt mỏi để biến khu đất khô cằn, rộng 14.000 m2 của ngôi trường thành một ốc đảo xanh tươi.
Thật hiếm thấy một GV đã dành nhiều năm của cuộc đời mình cho mục tiêu vì một môi trường xanh. Mặc dù gặp rất nhiều trở ngại nhưng ông không hề nản lòng, nhất định phủ màu xanh trên vùng đất khô cằn để HS có không gian thoáng mát học tập và vui chơi.
Ông kể: “Tôi bắt đầu nhận việc ở trường này vào đầu những năm 1980. Trong một chuyến tham quan do trường tổ chức, tôi cùng các đồng nghiệp được đến thăm đồn điền của một tổ chức phi chính phủ. Người đứng đầu ở đây say sưa chia sẻ với chúng tôi về mục đích của ông nhằm tăng độ phủ xanh trong khu vực. Tôi chưa bao giờ thấy ai nhiệt tình như vậy và đã được truyền cảm hứng từ ông. Kể từ đó, trồng cây phủ xanh đất hoang hóa là ước mơ cả đời của tôi”.
Video đang HOT
Từ khuôn viên trường học khô cằn (trên), thầy Hiệu trưởng Tripathi đã biến nó thành một ốc đảo xanh tươi.
Năm 1986, Alok lần đầu tiên trồng 5 cây con. Hai ngày sau, ông ra thăm thì ai đó đã đánh cắp chúng, khiến ông vô cùng thất vọng. Lúc đó, trường không có ranh giới, cây cũng không được rào bảo vệ. Trâu bò mặc sức xâm nhập, chúng lang thang trong khuôn viên trường và giẫm nát những cây non mới trồng.
Sau khi thất bại về kế hoạch xây dựng vườn cây, Alok đã đưa vấn đề này lên chính quyền địa phương và thuyết phục họ cho xây một hàng rào bao quanh trường. Ông nói: “Ngay cả một việc cơ bản như thế này cũng phải mất nhiều năm mới xây dựng xong. Khi hàng rào bao quanh trường đã hình thành, tôi bắt đầu trồng cây lại, nhưng cũng gặp phải kết quả tương tự. Kẻ gian lại leo rào vào nhổ hết”.
Ông làm rào bảo vệ cây từ tre nhưng cũng bị dỡ và cây lại bị mất cắp. Alok không thể hiểu tại sao người ta lấy trộm cây để làm gì, tệ hơn nữa là làm hỏng những nỗ lực của nhà trường trong việc phủ xanh đất trống. Tuy nhiên, ông vẫn không nản lòng, tiếp tục thực hiện kế hoạch của mình. Cây nào bị nhổ trộm, ông lại mang cây khác ra trồng thay vào.
Dân làng trồng cây ở trường để tưởng nhớ người thân đã khuất.
Ý tưởng mới mang lại hiệu quả
Cho đến năm 2000, Alok nghĩ ra cách tiếp cận khác. Ông thuyết phục Rakesh, một người có uy tín trong làng cùng tham gia công việc này. Rakesh đã tặng trường 27 cây con để trồng nhằm tưởng nhớ người cha quá cố của mình.
Alok kể về chiến thuật mới của ông: “Chúng tôi gắn một mẩu giấy nhỏ lên những cây non, với nội dung: Cây được trồng để tưởng nhớ các linh hồn đã khuất. Điều này đã mang lại hiệu quả, không còn vụ trộm nào. Tôi đã lan truyền trong làng điều này và một số dân làng đã mang đến tặng cây con để trồng tưởng nhớ người thân quá cố của họ”.
Mỗi cây được rào bảo vệ kỹ càng cho đến khi nó phát triển mạnh và mỗi rào như vậy có giá lên đến 1.500 Rs (khoảng 480 nghìn đồng). Toàn bộ chi phí do Alok và GV trong trường đóng góp. Việc chăm sóc cây cũng có sự tham gia của HS. Một người bạn của ông đã tặng trường một bồn dung tích 1.000 lít để chứa nước tưới cây.
Nhìn thấy cây cối phát triển mạnh trong khuôn viên và lũ trẻ quan tâm chăm sóc chúng, Alok nói rằng, ước mơ của cuộc đời ông cuối cùng cũng thành hiện thực. “Khi nhìn thấy HS lớp I đổ đầy can nước 2 lít giúp tôi tưới cây, tôi cảm thấy rất vui. Tôi yên tâm rằng, ngay cả sau khi tôi nghỉ hưu, khuôn viên trường vẫn sẽ luôn xanh tốt”, ông nói.
Bên cạnh “sứ mệnh xanh” của mình, thầy Hiệu trưởng Alok Tripathi còn được dân làng khen ngợi với nỗ lực đưa 30 trẻ em từ các gia đình sống rày đây mai đó vào trường. Chúng không có danh tính hoặc giấy tờ gì do chính phủ cấp, vì vậy Alok đã giúp chúng làm khai sinh để được đến trường như bạn bè cùng trang lứa. Do những hành động cao cả này, ông đã được trao Bộ Giáo dục bang Madhya Pradesh trao tặng Giải thưởng Nhà giáo Xuất sắc năm 2017.
Kiếm bội tiền nhờ công việc thúc giục người lười hoàn thành công việc
Xiao Zhu, một "giám sát viên trực tuyến" trẻ tuổi tại Tín Dương, Trung Quốc, đang kiếm sống nhờ công việc thúc giục những người lười biếng hoàn thành tốt công việc hàng ngày và chăm chỉ hơn.
Xiao Zhu, một "giám sát viên trực tuyến" trẻ tuổi tại Trung Quốc. Ảnh: O.C
Theo trang Oddity Central (Anh), khi xã hội ngày càng phát triển, công nghệ ngày càng hiện đại, con người dần hình thành thói quen ỷ lại. Chính vì vậy, không có gì lạ khi lười biếng được coi là "bệnh dịch" thời hiện đại khiến nhiều người trong chúng ta không phát huy được hết khả năng của mình.
Cho dù đó là hoàn thành các nhiệm vụ liên quan đến công việc, giảm cân hay ôn tập cho kỳ thi sắp tới, chúng ta luôn tìm lý do để trì hoãn chúng, thay vào đó làm điều gì đó vui vẻ hơn.
Song điều này đã trở thành cơ hội tốt cho những người "giám sát trực tuyến" như Xiao Zhu phát triển công việc của mình. Họ dành phần lớn thời gian trong ngày để theo dõi lịch trình của khách hàng, liên tục nhắn tin, gọi điện nhắc nhở họ về những công việc cần phải làm.
Xiao Zhu ước tính anh đã làm việc với trên 20.000 khách hàng trong suốt 6 năm qua, giúp họ chiến đấu với con quái vật "lười biếng". Zhu dành khoảng 15 giờ mỗi ngày để nhắn tin và gọi điện cho khách hàng, nhắc nhở họ về những công việc đã lên kế hoạch trong ngày, khuyến khích họ hoàn thành công việc.
"Đã đến lúc bắt đầu rồi", Zhu nhắn với một khách hàng. "Nhiệm vụ buổi sáng chưa hoàn thành, hãy hoàn thành nó", anh nhắn với người thứ hai.
Mặc dù không khẳng định tỉ lệ thành công 100%, nhưng Xiao Zhu vẫn nhận được hàng nghìn đánh giá tích cực trên hồ sơ trực tuyến, cũng như nhiều phản hồi tốt từ những khách hàng hài lòng. Mặc dù công việc khiến Zhu luôn bận rộn trong cả tuần, nhưng anh ấy cho biết không có gì hài lòng hơn khi nghe một khách hàng vừa vượt qua kỳ thi cảm ơn sự giúp đỡ của anh.
Zhu, người được nhiều khách hàng mệnh danh là "kẻ tiêu diệt lười biếng", chia sẻ với trang Sohu rằng phần lớn khách hàng của anh là những người trẻ tuổi từ 18 đến 30, sống thu mình, thiếu kỷ luật, không tự giác và cần sự trợ giúp từ bên ngoài để chống lại sự lười biếng. Hầu hết họ cần được giúp đỡ trong việc tuân thủ chế độ giảm cân và ôn luyện cho các kỳ thi.
Công việc của một giám sát viên thường phải thức dậy sớm và đi ngủ lúc 3 hoặc 4 giờ sáng. Ảnh: OC
Mặc dù Zhu không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào về khía cạnh tài chính trong công việc của mình, nhưng mọi người cho rằng công việc của anh có thu nhập cao, vì anh đã làm công việc này được 6 năm.
Công việc của Zhu có mùa cao điểm và thấp điểm. "Mùa thi tuyển sinh đại học và sau đại học đặc biệt bận rộn, thời gian còn lại khá nhàn. Công việc giúp tôi có thu nhập đủ chi tiêu", anh nói.
Zhu chia sẻ anh từng giám sát một cô gái ở Thượng Hải bị trầm cảm nặng, phải nghỉ học vào năm thứ 2 đại học. Khách hàng này có ý định hủy hại bản thân. Zhu giám sát cô hàng ngày để cô uống thuốc đúng giờ. Sau nhiều năm, bệnh tình của cô gái dần được cải thiện và có thể quay lại trường học.
Zhu cho biết công việc của một giám sát viên thường phải thức dậy sớm và đi ngủ lúc 3 hoặc 4 giờ sáng. Anh cũng phải sử dụng điện thoại cả ngày.
Tin tức về dịch vụ hấp dẫn của Xiao Zhu đã lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc vào tuần trước. Hầu hết mọi người đều bày tỏ sự ngạc nhiên về công việc kỳ lạ này. Nhưng sự thật thì đây chỉ là một trong những dịch vụ mới mẻ xuất hiện trong những năm gần đây.
Một dịch vụ kiếm bội tiền gây sốt mạng xã hội trong thời gian gần đây là dịch vụ chia cắt đàn ông có vợ khỏi nhân tình. Theo đó, "tư vấn viên tình cảm" sẽ thực hiện nhiệm vụ chia cắt những người đàn ông đã lập gia đình khỏi nhân tình cũng như đảm bảo họ sẽ quay về sống hạnh phúc bên vợ.
Ngoài nghề chia cắt nhân tình trên, ở Trung Quốc cũng xuất hiện nhiều dịch vụ khác cho phép các cặp đổi kiểm tra độ bền trong mối quan hệ của họ bằng cách thuê những "người thách thử tình yêu" dụ dỗ nửa kia, để xem họ có thực sự chung thủy hay không.
Học sinh chuyển giới thắng kiện vụ bị cấm dùng phòng thay đồ nam Một trường học ở Mỹ phải bồi thường 300.000 USD cho học sinh chuyển giới sau khi vụ kiện phân biệt đối xử kéo dài nhiều năm sẽ được giải quyết trong tuần này, Insider đưa tin. Khi là học sinh năm nhất tại trường trung học Coon Rapids thuộc học khu Anoka-Hennepin (Minnesota, Mỹ), năm học 2015-2016, Nick H., một người chuyển...