Biến thể phụ JN.1 gây dịch Covid-19 đang chiếm ưu thế
Theo cập nhật mới nhất (đến 15.3.2024) về dịch Covid-19 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ dương tính với SARS-CoV-2 (qua các xét nghiệm PCR), được phát hiện trong giám sát trọng điểm là khoảng 11%.
Có thêm các ca mắc Covid-19 tử vong tại các quốc gia. JN.1 là biến thể được quan tâm, đã gia tăng nhanh chóng so với dòng bố mẹ của nó là BA.2.86.
Trên toàn cầu, đến đầu tháng 3 năm nay, JN.1 là biến thể được quan tâm có báo cáo nhiều nhất (hiện được 115 quốc gia báo cáo), chiếm 90,3%, so với 89,4% tại thời điểm đầu tháng 2. Dòng bố mẹ của JN.1 là BA.2.86, đang suy giảm.
Covid-19 có thể gây bệnh nặng, tổn thương phổi ở người già, người suy giảm miễn dịch. Ảnh T.L
Trên toàn cầu, số ca mắc Covid-19 mới đã giảm 44% trong vòng một tháng gần đây (từ 5.2 – 3.3) với hơn 292.000 trường hợp mới được báo cáo. Số ca mắc Covid-19 tử vong giảm 51% so với khoảng một tháng trước đó, với 6.200 ca tử vong mới được báo cáo.
Trong khoảng thời gian từ 5.2 – 3.3, số ca nhập viện mới do Covid-19 và số ca nhập khoa chăm sóc đặc biệt (ICU) đều ghi nhận mức giảm chung, lần lượt là 35% và 64% với hơn 78.000 và 500 ca nhập viện.
Video đang HOT
Tính đến 3.3.2024, hơn 774 triệu trường hợp mắc Covid-19 được xác nhận và hơn 7 triệu trường hợp tử vong đã được báo cáo trên toàn cầu.
Chủ động ứng phó biến chủng mới nguy hiểm hơn
Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, Cục Y tế dự phòng và các đơn vị nghiên cứu thuộc Bộ Y tế vẫn cập nhật với WHO về diễn biến Covid-19; hệ thống giám sát trọng điểm bệnh cúm và các bệnh đường hô hấp đã lấy mẫu các bệnh phẩm của người bệnh nặng để xét nghiệm, đánh giá sự lưu hành của các virus gây bệnh, trong đó có Covid-19. Hiện, chưa ghi nhận các biến đổi bất thường về độc lực của các biến thể lưu hành.
Bộ Y tế cho biết, đã lên kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh, trong đó có phương án sẵn sàng đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch Covid-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.
Đồng thời, Bộ Y tế khuyến cáo người dân luôn chủ động phòng, chống lây nhiễm các bệnh đường hô hấp. Các bệnh này thường gia tăng mạnh vào mùa đông – xuân và các tháng đầu năm, đặc biệt chú trọng tại những nơi thời tiết nồm ẩm.
Để phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, bao gồm Covid-19, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, người dân không được chủ quan, lơ là và cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như sau:
Đeo khẩu trang tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng và tại các địa điểm tập trung đông người.
Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao thể trạng.
Ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm.
Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp như ho, sốt, khó thở và khi có dấu hiệu mắc bệnh; cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Liên tiếp ghi nhận các ca mắc uốn ván
Hà Nội đã ghi nhận ca mắc uốn ván thứ hai dịp sau Tết. Đây là bệnh cấp tính nguy hiểm với nguy cơ tử vong rất cao.
Tiêm vaccine uốn ván để phòng bệnh. Ảnh: VNVC.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố đã ghi nhận 2 trường hợp mắc uốn ván, trong khi cùng kỳ năm 2023 không ghi nhận ca bệnh nào.
Trước đó, năm 2023, số ca mắc uốn ván trên địa bàn thành phố cũng gia tăng với 25 ca bệnh (tăng 2,5 lần so với năm 2022), trong đó có 3 trường hợp tử vong.
Về ca bệnh mới mắc, CDC Hà Nội cho hay, sau khi bị một vết thương phần mềm mặt trước 1/3 cẳng chân phải, cụ bà 92 tuổi (ở huyện Ứng Hòa, Hà Nội) không tiêm phòng uốn ván vì cho rằng vết thương không nghiêm trọng. Đến khi vết thương khô lại, đóng vảy, bệnh nhân khởi phát triệu chứng cứng hàm, khó há miệng. Cho đến 2 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên, bệnh nhân mới đến Bệnh viện Quân y 103. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán mắc uốn ván. Do tuổi cao, không vào viện kịp thời nên tình trạng bệnh nặng hơn.
BS Lê Văn Thiệu - Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương) cho biết, uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván gây ra, từ 25 - 90%; đặc biệt, uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh có tỷ lệ tử vong trên 95%. Bệnh uốn ván khởi phát sau chấn thương, trung bình là 7 ngày; 15% số trường hợp khởi phát bệnh trong vòng 3 ngày và 10% khởi phát bệnh sau 14 ngày.
Thông thường, trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, phân người hoặc súc vật, qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương nhẹ... Một số trường hợp phẫu thuật hay nạo phá thai trong điều kiện không bảo đảm vệ sinh cũng có khả năng bị nhiễm bệnh. Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ mắc bệnh, gọi là uốn ván sơ sinh.
Các triệu chứng của bệnh uốn ván được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau. Trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân mình như ngực, cổ, lưng, bụng và mông. Việc co cơ mạnh, đột ngột, kéo dài gây đau cơ, có thể rách cả cơ và gãy xương. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, nhức đầu, bồn chồn, khó chịu, bí tiểu, nóng rát khi đi tiểu và đại tiện mất kiểm soát. Thời gian ủ bệnh thường trong khoảng 3 - 10 ngày nhưng cũng có thể tới 3 tuần. Thời gian ủ bệnh uốn ván càng ngắn thì nguy cơ tử vong càng cao. Nếu không được điều trị kịp thời, uốn ván sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Gãy xương, gây khó thở, ngạt thở, suy hô hấp, động kinh, viêm phổi, thuyên tắc phổi, suy thận...
Nhiều trường hợp bị uốn ván nguy kịch chỉ từ vết thương nhỏ như gà mổ, gai đâm... và hầu hết người bệnh đều không nghĩ sẽ mắc uốn ván nên chủ quan trong điều trị, không tiêm phòng kịp thời và phải nhập viện khi tình trạng bệnh đã tiến triển nặng.
Để phòng bệnh, người dân (người lớn và trẻ em) đều cần được tiêm phòng uốn ván, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh cao như: Phụ nữ có thai; người làm ruộng, vườn; người làm việc ở trang trại, các nông trường chăn nuôi gia súc, gia cầm; người dọn vệ sinh cống rãnh, chuồng trại; công nhân xây dựng công trình; người làm kỹ thuật tiếp xúc với vật sắc nhọn...
Để tạo miễn dịch cơ bản, người dân cần tiêm 3 mũi vaccine, trong đó mũi tiêm thứ 2 sau mũi tiêm đầu tiên 1 tháng, mũi tiêm thứ 3 sau mũi tiêm thứ 2 là 6 tháng. Khi đã có miễn dịch cơ bản, cần tiêm nhắc lại 1 mũi vaccine sau mỗi 5 - 10 năm để có miễn dịch bảo vệ bền vững.
Bất thường vòng đệm của cột sống Nằm giữa các đốt sống, đĩa đệm làm cho cột sống có dáng vẻ mềm mại và hoạt động linh hoạt, uyển chuyển. Ảnh minh họa. Nằm giữa các đốt sống, đĩa đệm làm cho cột sống có dáng vẻ mềm mại và hoạt động linh hoạt, uyển chuyển. Mỗi đĩa đệm là một mô tổ chức tế bào có nhân nhầy nằm...