Biến thể Omicron lây lan nhanh, có thể “né” hệ thống miễn dịch
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi các đơn vị về việc phòng chống biến thể Omicron, trong đó yêu cầu rà soát, làm giải trình tự gen các trường hợp mắc Covid-19 nhập cảnh từ ngày 28/11.
Từ tháng 10/2020 đến nay, thế giới đã liên tục ghi nhận những biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Những biến thể này được Tổ chức Y tế thể giới (WHO) xếp thành các nhóm khác nhau như: biến thể được quan tâm, biến thể đáng lo ngại.
Ngày 24/11, WHO ghi nhận biến thể Omicron tại Nam Phi. Đây là biến thể mới được xếp vào nhóm biến thể đáng lo ngại. Bước đầu đánh giá biến thể có khả năng lây lan nhanh, né tránh hệ thống miễn dịch, khó khăn trong việc chẩn đoán, xác định ảnh hưởng tới công tác giám sát và phòng chống dịch.
Xét nghiệm virus SARS-CoV-2 (Ảnh minh họa).
Đến ngày 17/12, đã ghi nhận biến thể Omicron tại 77 quốc gia/vùng lãnh thổ. Hiện, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc biến thể Omicron. Tuy nhiên, nguy cơ mầm bệnh xâm nhập vào nước ta là rất lớn.
Video đang HOT
Để chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc biến thể Omicron, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo rà soát tất cả các trường hợp nhập cảnh từ ngày 28/11 có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính bằng phương pháp NAAT (Nucleic Acid Amplification Test), PCR trong vòng 14 ngày (kể từ ngày nhập cảnh). Đồng thời, phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur để đánh giá dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm gửi về các Viện để thực hiện xét nghiệm giải trình tự gen nhằm xác định biến thể Omicron.
Trường hợp ghi nhận người dương tính với biến thể Omicron thì tiếp tục rà soát, lấy mẫu xét nghiệm của nhữmg người tiếp xúc gần và có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 trước đó, gửi các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur xét nghiệm, giải trình tự gen xác định biến thể Omicron.
Các địa phương cũng cần tăng cường hệ thống giám sát ca bệnh có diễn biến, đặc điểm bất thường (số mắc, diễn biến nặng hoặc nhập viện, tử vong tăng bất thường theo thời gian, khu vực địa lý, đối tượng cụ thể….). Trên cơ sở đó chủ động, phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur lấy mẫu giám sát, nghiên cứu phát hiện biến thể/biến chủng mới.
Bộ cũng tiếp tục nhấn mạnh việc tổ chức tiêm ngay lượng vaccine đã được phân bổ để tăng tỷ lệ bảo phủ vaccine Covid-19, trong đó chú ý tiêm cho những đối tượng chưa hoặc tiêm chưa đủ liều trên địa bàn. Ngoài ra, cần triển khai tiêm vaccine liều bổ sung, tăng cường cho các đối tượng nguy cơ theo hướng dẫn.
Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur cũng cần tổ chức tập huấn cho các cán bộ tham gia điều tra, xử lý ổ dịch, các cơ sở xét nghiệm Covid-19 thuộc Sở Y tế các tỉnh, thành phố về điều tra, bảo quản, vận chuyển mẫu dương tính với SARS-CoV-2 về Viện.
Bên cạnh đó, tiếp nhận các mẫu bệnh phẩm nghi ngờ, có nguy cơ mắc biến thể Omicron từ các tỉnh, thành phố để xét nghiệm giải trình tự gen xác định biến thế Omicron. Các đơn vị báo cáo ngay về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) và thông báo cho Sở Y tế các tỉnh, thành phố các trường hợp mắc biến thể Omicron hoặc biến thể mới để kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch (nếu ghi nhận).
Bộ cũng yêu cầu cập nhật kết quả giải trình tự gen lên Global Science Initiative and Primary Source (GISAID – Nền tảng chia sẻ dữ liệu gen virus cúm và virus Corona gây đại dịch Covid-19) để chia sẻ và tiếp nhận thông tin về các biến thể/biến chủng virus gây dịch.
Pfizer chưa có được dữ liệu hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19 đối với trẻ từ 2 đến 4 tuổi
Ngày 17/12, hãng dược phẩm của Mỹ Pfizer Inc. công bố kết quả nghiên cứu không mấy khả quan về hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19 của hãng cho nhóm trẻ em từ 2 đến 4 tuổi.
Hiện chưa rõ kết quả nghiên cứu này có ảnh hưởng đến kế hoạch của Pfizer Inc về việc xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine của hãng cho nhóm trẻ này vào quý II/2022 hay không.
Một lọ vaccine COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech. Ảnh: Reuters
Pfizer cho biết ở nhóm trẻ 2 đến 4 tuổi đã tiêm 2 mũi vaccine của hãng, mỗi mũi 3 microgram, cơ thể của nhóm trẻ này không tạo ra phản ứng miễn dịch giống với cơ thể nhóm trẻ 5 đến 11 tuổi được tiêm liều lượng 10 microgram.
Tuy vậy, liều 3 microgram vaccine tạo phản ứng miễn dịch tương tự ở nhóm trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi.
Để tìm hiểu rõ hơn hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19 do hãng sản xuất đối với nhóm đối tượng này, Pfizer thông báo sẽ thử nghiệm tiêm 3 liều cho cả 2 nhóm trẻ từ 6 đến 24 tháng, 2 đến 4 tuổi và nhóm trẻ 5 đến 11 tuổi.
Pfizer trước đó đã đặt kế hoạch có được dữ liệu đánh giá tích cực về hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19 của hãng đối với nhóm trẻ từ 2 đến 4 tuổi trong năm 2021. Pfizer khẳng định sự chậm trễ trên nằm ngoài mong đợi, và điều này không có nghĩa hãng thay đổi kế hoạch xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine của hãng cho nhóm trẻ từ 2 đến 4 tuổi vào quý II/2022.
Ngày 30/10, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ đã cấp phép sử dụng vaccine của Pfizer/BioNTech cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi. Theo đó, trẻ em trong độ tuổi này sẽ được 2 mũi Pfizer cách nhau 3 tuần với liều lượng 10 microgram, bằng 1/3 liều tiêm thông thường của người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Dữ liệu thử nghiệm cho thấy vaccine đạt hiệu quả ngăn lây nhiễm đến 91% dù liều tiêm nhỏ.
Hiện Pfizer và BioNTech đang phối hợp phát triển vaccine chống biến thể Omcron. Theo Ban Giám đốc điều hành Pfizer, hãng sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng cho phiên bản vaccine mới này vào tháng 1/2022.
Biến thể Omicron đến nay đã xuất hiện tại 77 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Riêng tại Mỹ, biến thể này đã xuất hiện tại 1/3 bang của nước này. Cho đến nay, vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer được xác định đạt hiệu quả tới 95% trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng ở người trưởng thành, tuy nhiên, Pfizer khẳng định lượng kháng thể suy giảm dần vài tháng sau khi tiêm mũi 2. Các nghiên cứu sơ bộ đến nay khẳng định cần tiêm mũi 3 tăng cường khả năng chống lại Omicron.
Sống chung với COVID-19 - Bài 2: Bước ngoặt hướng tới 'bình thường mới' "Chúng ta phải học cách sống chung với dịch... Tôi muốn nhấn mạnh rằng đại dịch còn lâu mới kết thúc." Tuyên bố được Thủ tướng Anh Boris Johnson đưa ra trước khi nước này dỡ bỏ hầu hết các hạn chế chống dịch vào ngày 19/7 có thể coi là dấu mốc mở đầu cho "bước ngoặt" chiến lược trong cuộc chiến...