Biến thể Omicron khởi đầu đoạn kết đại dịch Covid-19?
Nhiều bằng chứng cho thấy Omicron chỉ gây triệu chứng nhẹ, tỷ lệ nhập viện và tử vong thấp.
Giới chuyên gia nhận định biến thể này có thể là dấu hiệu báo trước sự kết thúc của đại dịch Covid-19.
Omicron có tới 30 đột biến và lây lan nhanh hơn gấp ít nhất 2 lần so với Delta, có thể làm tăng các ca nhiễm đột phá giữa những người đã tiêm chủng và tránh được khả năng miễn dịch cả tự nhiên lẫn do vắc xin mang lại. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ ví sự lây lan của biến thể này như thủy đậu.
Người dân Nhật đi thăm đền Sensoji ở Tokyo giữa đại dịch Covid-19. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, các triệu chứng do Omicron gây ra được đánh giá là nhẹ hơn so với Delta. Báo Japan Times dẫn các nghiên cứu ở cả Anh và Nam Phi cho thấy, nguy cơ phải nhập viện của những người nhiễm biến thể này thấp hơn 50-80%. Số ca nhiễm mới hàng ngày ở Nam Phi – nơi biến thể Omicron được phát hiện lần đầu vào cuối tháng 11 vừa qua – lên đến đỉnh điểm vào giữa tháng 12 rồi nhanh chóng giảm xuống, dẫn tới nhận định làn sóng nhiễm Omiron kéo dài không lâu.
Ngay từ đầu đại dịch, giới chuyên gia đã bàn luận về cách thức Covid-19 có thể kết thúc.
Sau tất cả, SARS-CoV-2 chỉ là một trong 7 virus của đại gia đình Corona. Một loại khác gây Hội chứng Hô hấp cấp tính nặng (SARS) có tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với Covid-19 đã được kiểm soát thành công. Ổ dịch cuối cùng được biết đến là vào năm 2004.
Tiến sĩ Tetsuo Nakayama thuộc Viện Khoa học đời sống Kitasato và là giám đốc của Hiệp hội virus học lâm sàng Nhật Bản, cho biết, bốn loại virus khác hiện được xác định gây cảm lạnh thông thường dù chúng có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn trong giai đoạn đầu để đủ sức tồn tại sau đó.
“Về cơ bản, khi virus gia tăng khả năng lây nhiễm, nó sẽ giảm dần theo thời gian. Một ngày nào đó, loại virus corona mới có thể sẽ chỉ gây ra cảm lạnh thông thường, hoặc nó có thể biến mất hoàn toàn giống như SARS. Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS) thì vẫn tiếp tục tồn tại nhưng không thường xuyên”, ông Nakayama nói.
Theo một số chuyên gia, mặc dù Omicron gây ra các đợt lây nhiễm kỷ lục, đặc biệt là ở phương Tây, sự xuất hiện của biến thể mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào diện “đáng lo ngại” có thể dẫn tới kết thúc bất ngờ của đại dịch ngay trong năm 2022, cũng như SARS biến mất không dấu vết trong 2 năm.
“Tôi nghĩ có một cơ hội cho điều đó. Số ca nhiễm cúm Tây Ban Nha giảm mạnh trong năm thứ 3 của đại dịch cách đây một thế kỷ. Nếu các biện pháp cơ bản như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội được thực hiện triệt để, có khả năng số ca nhiễm mới sẽ giảm đáng kể sớm nhất là vào năm 2023″, Tiến sĩ Masahiko Okada thuộc Đại học Niigata nhận định. “Chẳng hạn, người Nhật đã rất cố gắng để đưa số ca nhiễm mới xuống gần 0 trong tháng 11 và 12. Điều đó có ý nghĩa tích cực cho tương lai. Nhưng người ta cũng buông lỏng cảnh giác vì đã tiêm vắc xin, như vậy không tốt”.
WHO đã đưa ra khuyến cáo về quan điểm lạc quan quá mức, cho rằng thế giới cần phải chuẩn bị cho khả năng Covid-19 tiếp tục tồn tại. Mặc dù các nghiên cứu cho thấy, 3 loại vắc xin Pfizer-BioNTech, Moderna và AstraZeneca-Oxford đạt hiệu quả cao trong bảo vệ người nhiễm trước các triệu chứng nặng và tử vong, giới chuyên gia cho rằng số ca nhiễm Omicron vẫn có thể áp đảo các hệ thống chăm sóc sức khỏe.Cho đến nay, Covid-19 đã cướp đi mạng sống của khoảng 5,3 triệu người, bao gồm ước tính khoảng 3,5 triệu người trong năm 2021.
Video đang HOT
Một vấn đề gây quan ngại khác là tình trạng bất bình đẳng vắc xin toàn cầu. Tốc độ tiêm chủng chậm chạp ở một số khu vực trên thế giới có thể sẽ dẫn tới sự xuất hiện của các biến thể mới.
Theo WHO, hơn 100 quốc gia đang cung cấp mũi tiêm tăng cường, và 92 trong 194 thành viên của tổ chức này đã bỏ lỡ mục tiêu tiêm đầy đủ cho 40% dân số vào cuối năm 2021. Cùng lúc đó, tỷ lệ tiêm chủng ở hàng chục quốc gia vẫn chưa đến 10%. Một số chuyên gia cho rằng các nước đang phát triển có thể không hoàn thành chiến dịch tiêm chủng cho đến tận năm 2024, làm dấy lên lo ngại các biến thể mới sẽ tiếp tục xuất hiện trong năm 2022.
“Có nhiều người chưa tiêm vắc xin và chưa nhiễm bệnh ở châu Á và Đông Nam Á, và họ vẫn là mục tiêu của các đợt lây nhiễm mới. Vì vậy, sẽ rất khó hình dung thời hạn kiểm soát được đại dịch chừng nào họ tiêm ngừa hoặc khỏi bệnh và đạt được mức miễn dịch cao”, Tiến sĩ Tetsuo Nakayama bình luận.
Bộ trưởng Bộ Y tế: Minh bạch hoá và chủ động trong truyền thông về phòng chống dịch COVID-19
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, trong đợt dịch COVID-19 thứ 4, ngành y tế phát huy những kinh nghiệm quý báu trong công tác truyền thông phòng chống dịch, đó là minh bạch hóa và chủ động thông tin.
Có 6 bài học kinh nghiệm về truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trong đợt dịch này được đưa ra.
Tận dụng ưu thế của mạng xã hội xây dựng ngân hàng thông tin về phòng chống dịch
Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo, sáng 23/12 GS. TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ, diễn biến phức tạp, khó lường của đợt dịch thứ 4 với biến chủng Delta đã buộc chúng ta phải có những phản ứng mau lẹ, nhanh chóng tìm ra và triển khai những đấu pháp mới để phù hợp với tình hình thực tế với mục tiêu cao nhất là bảo đảm sinh mệnh của người dân.
"Năm 2021 là năm nhiều khó khăn, thử thách, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Ngay từ đầu năm, nhất là sự xuất hiện của biến chủng Delta với tốc độ lây lan nhanh, gây ra đợt dịch lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam.
Với những nỗ lực to lớn, nhất là lực lượng tuyến đầu, sự chung tay của người dân, đợt dịch lần thứ tư đã dần được kiểm soát, cả nước chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19"- Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo: Một trong những đổi mới nổi bật của truyền thông y tế trong đợt dịch thứ 4 là việc tận dụng ưu thế của mạng xã hội xây dựng ngân hàng thông tin Ảnh: Như Ý
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, ngành y tế đã đổi mới mạnh mẽ công tác truyền thông để đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân trong bối cảnh chống dịch thay đổi: các bản tin hàng ngày của Ban chỉ đạo, Bộ Y tế, và các bản tin đột xuất đòi hỏi phải liên tục cập nhật, đổi mới về hình thức, nội dung thông tin; các thông điệp, khuyến cáo phòng chống dịch COVID-19 phải đáp ứng kịp thời với những thay đổi về diễn biến dịch, cập nhật kiến thức về biến thể Delta và chuyển đổi chính sách, đường lối chống dịch"- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói và đưa ra dẫn chứng:
Một trong những đổi mới nổi bật của truyền thông y tế trong đợt dịch thứ 4 là việc tận dụng ưu thế của mạng xã hội xây dựng ngân hàng thông tin từ đầu tháng 5 đến hết tháng 10/2021. Do dịch bệnh bùng phát tại nhiều địa phương, các cơ quan báo chí rất khó khăn tiếp cận tâm dịch, các khu điều trị bệnh nhân nặng, khu cách ly tập trung...
Vì vậy, Bộ Y tế đã thành lập những tổ truyền thông trong thành phần của các Bộ phận Thường trực/Tổ công tác của Bộ Y tế hỗ trợ các địa phương chống dịch ngay tại tâm dịch để xây dựng các nội dung truyền thông chính xác, kịp thời, tạo nên ngân hàng thông tin (bao gồm các bài viết, ảnh, video...) cung cấp cho các cơ quan báo chí, truyền thông.
"Gần 2.000 tác phẩm báo chí, phản ánh các nỗ lực của Bộ Y tế, chính quyền và nhân dân các địa phương, các lực lượng y tế trong triển khai chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia. Trung bình mỗi tác phẩm được hơn 10 cơ quan báo chí sử dụng đăng tải/phát sóng"- Bộ trưởng thông tin.
Bộ Y tế cũng thiết lập kho dữ liệu truyền thông Y tế cho đội ngũ làm truyền thông y tế tại các địa phương, bao gồm các hướng dẫn truyền thông và các sản phẩm truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 và tiêm chủng vaccine COVID-19 được sản xuất sẵn bằng nhiều hình thức khác nhau như infographic, video...trên nhiều nền tảng như Viber, Facebook, Zalo...
"Các sản phẩm truyền thông cung cấp các thông điệp, khuyến cáo phòng, chống dịch đơn giản, dễ nhìn, dễ nghe, dễ hiểu và được truy cập, sử dụng miễn phí. Đến đầu tháng 12/2021, kho dữ liệu đã có hơn 1.800 sản phẩm truyền thông"- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin.
Minh bạch hóa và chủ động thông tin về phòng chống dịch
Bộ trưởng Bộ Y tế: Tăng cường nhân lực điều trị COVID-19 ở 5 tỉnh, thành miền Nam; rà soát tiêm vaccine cho người có nguy cơ caoĐỌC NGAY
Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 liều bổ sung và nhắc lạiĐỌC NGAY
Bộ Y tế: Việt Nam đã đạt trên 60% dân số tiêm đủ liều vaccine COVID-19, vượt 20% mục tiêu năm 2021 của WHOĐỌC NGAY
Cập nhật thông tin mới nhất, tiến độ tiêm mũi vaccine phòng COVID-19 bổ sung, nhắc lạiĐỌC NGAY
Người đứng đầu ngành y tế nêu rõ, một trong những hoạt động quan trọng của ngành y tế trong năm 2021 là công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 với việc triển khai Chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2021-2022 , bắt đầu từ tháng 7/2021.
Việc tiêm chủng loại vaccine mới, được phát triển chưa lâu đòi hỏi ngành y tế phải tiếp cận một cách cẩn trọng, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người dân.
Do vậy truyền thông về tiêm chủng bám sát các xu hướng tâm lý người dân, khuyến cáo người dân chủ động, ủng hộ, tích cực tham gia tiêm chủng vaccine an toàn; cập nhật liên tục thông tin về các vaccine được tiêm chủng tại Việt Nam, hướng dẫn theo dõi sức khỏe và phản ứng sau tiêm chủng; xử lý các khủng hoảng truyền thông và thông tin sai lệch về tiêm chủng vaccine COVID-19.
"Đặc biệt, trong quá trình thực hiện chiến dịch tiêm chủng, hệ thống tuyên giáo đã giữ vai trò quan trọng trong việc thông tin đúng và đủ để nhân dân an tâm phối hợp với chính quyền và ngành y tế thực hiện tốt mục tiêu bao phủ vaccine cho người dân Việt Nam trong năm 2021"- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Trong đợt dịch thứ 4, ngành y tế phát huy những kinh nghiệm quý báu trong công tác truyền thông phòng chống dịch COVID-19 năm 2020 đó là minh bạch hóa và chủ động thông tin, phát huy sự vào cuộc của hệ thống chính trị, các cấp ủy đảng, sự thâm nhập và lan tỏa của hệ thống tuyên giáo để truyền thông tới người dân các nội dung phòng, chống dịch thông qua các đoàn thể chính trị-xã hội, các tổ COVID cộng đồng, góp phần vào những thành công chung cuả công tác phòng chống dịch.
Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ, một trong những hoạt động quan trọng của ngành y tế trong năm 2021 là công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 với việc triển khai Chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2021-2022 từ tháng 7/2021.
"Song song với đó những sự nỗ lực, cố gắng, cống hiến hết mình của nhân viên y tế và các lực lượng tuyến đầu trên mọi miền Tổ quốc; sự chi viện, hỗ trợ của các đơn vị y tế trên toàn quốc đã được thông tin đầy đủ đến người dân và cộng đồng, góp phần cổ vũ, động viên lực lượng này hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao"- Bộ trưởng khẳng định.
6 bài học kinh nghiệm truyền thông phòng chống dịch COVID-19
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, trong công tác truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 của đợt dịch thứ 4, một số bài học kinh nghiệm đã được rút ra, đó là:
Một là, phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo đài trung ương và địa phương tạo dòng chảy thông tin chính thống, minh bạch về phòng chống dịch;
Hai là, việc đổi mới cách thức và nội dung thông tin, chuyển đổi kịp thời, linh hoạt định hướng công tác truyền thông, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, góp phần nâng cao hiệu quả công tác truyền thông phòng, chống dịch của Bộ Y tế.
Ba là, việc xây dựng ngân hàng thông tin cung cấp thông tin đồng thời cho báo chí, đội ngũ truyền thông y tế cơ sở và công chúng rộng rãi theo phương pháp đa nền tảng phát huy được vai trò của các lực lượng và chủ thể truyền thông, giúp nhanh chóng tiếp cận với thông tin chính thống của Ban Chỉ đạo và Bộ Y tế về phòng, chống dịch.
Bốn là, trong các đợt dịch bùng phát mạnh mẽ, việc cử tổ truyền thông tham gia vào Bộ phận thường trực, các tổ công tác của Bộ Y tế đã kịp thời cung cấp các thông tin từ tâm dịch và đạt hiệu quả rất cao trong việc ghi lại các tư liệu quý giá về công tác chống dịch, các nỗ lực của ngành y tế và các lực lượng chống dịch, sự phối hợp của các địa phương, sự chủ động ủng hộ tham gia của nhân dân, kịp thời cung cấp cho các cơ quan báo chí thực hiện truyền thông.
Năm là, truyền thông về các nỗ lực của cán bộ y tế và các lực lượng tuyến đầu đã kịp thời động viên, khích lệ các lực lượng tuyến đầu cống hiến hết mình cho công cuộc chống dịch.
Sáu là, việc triển khai hiệu quả truyền thông về tiêm chủng an toàn vaccine COVID-19 tạo sự an tâm và hưởng ứng của người dân, góp phần thuận lợi cho chiến dịch tiêm chủng bao phủ vaccine cho nhân dân.
F0 điều trị tại nhà ở Hà Nội: Đâu phải ai cũng hợp tác với ngành y tế... Số ca mắc COVID-19 ở Hà Nội những ngày gần đây luôn dẫn đầu cả nước. Một con số không ai mong muốn! Áp lực về giám sát, phân loại, điều trị đè nặng lên nhân viên y tế. Kỳ 1: Quận "cam" đỏ rực F0 Một tháng trở lại đây, từ khi dịch bùng phát mạnh, phường Trung Phụng, quận Đống Đa...