Biến thể Omicron có tới 13 đột biến ngược quy luật tiến hóa

Theo dõi VGT trên

Trong một nghiên cứu vừa công bố, một nhóm các nhà khoa học quốc tế phát hiện thấy trong số 53 đột biến của biến thể Omicron có 13 đột biến rất hiếm thấy, thậm chí chưa từng xuất hiện ở những virus corona khác.

Về mặt lý thuyết, các đột biến này lẽ ra phải gây hại cho Omicron, nhưng khi kết hợp lại cùng nhau, chúng lại tạo ra một số đặc điểm có lợi cho biến thể này.

Biến thể Omicron có tới 13 đột biến ngược quy luật tiến hóa - Hình 1
Thông báo của Tổ chức Y tế thế giới về biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, có tên Omicron, trên một màn hình điện thoại thông minh. Ảnh minh hoạ: Getty Images/TTXVN

Ngay sau khi biến thể Omicron lần đầu tiên xuất hiện tại ở Nam Phi vào tháng 11/2021, Tiến sĩ Darren Martin, một chuyên gia về virus tại Đại học Cape Town, người đã thực hiện nghiên cứu mới và các đồng nghiệp đã so sánh 53 đột biến của Omicron với các biến thể khác của virus SARS-CoV-2. Các nhà khoa học nhận thấy biến thể Omicron “sở hữu” một số đột biến giống như Delta hay các biến thể khác. Điều này cho thấy chúng đã sống sót qua quy trình chọn lọc tự nhiên.

Tuy nhiên, khi quan sát protein “đột biến” trên bề mặt của Omicron – bộ phận cho phép nó bám vào các tế bào – các nhà khoa học phát hiện ra những đặc điểm khác biệt. Phần gai của Omicron có 30 đột biến, trong đó 13 đột biến được mô tả là rất hiếm gặp ở các virus corona khác. Một số thậm chí chưa bao giờ xuất hiện trong hàng triệu mẫu virus SARS-CoV-2 do các nhà khoa học giải trình tự gene trong 2 năm qua.

Nếu một đột biến được xem là có lợi cho virus, hoặc trung tính, thì sẽ thường xuất hiện nhiều trong các mẫu gene được giải trình tự. Trong trường hợp đột biến hiếm khi xuất hiện, đó là dấu hiệu đột biến này có thể gây hại cho virus khi ngăn virus nhân lên. Tuy nhiên, biến thể Omicron lại đi ngược logic này.

Theo nghiên cứu đăng tải trên tờ The New York Times của Mỹ, 13 đột biến lạ đứng riêng rẽ có thể gây hại cho virus, nhưng chúng kết hợp và tạo ra 3 cụm, mỗi cụm thay đổi một phần nhỏ của protein và mỗi cụm đều đóng vai trò trong việc tạo ra đặc tính khác biệt của Omicron. Hai cụm trong số đó làm thay đổi phần gai ở đỉnh virus, khiến cho kháng thể của con người khó bám vào virus và đẩy nó ra khỏi tế bào. Vì vậy, Omicron có khả năng lây lan nhanh ngay cả khi con người có kháng thể nhờ tiêm chủng hoặc từ việc mắc bệnh trước đó. Trong khi đó, cụm còn lại gồm các đột biến ở gần gốc virus tại vùng dung hợp. Nó bắt đầu hoạt động sau khi đầu của gai đã nối vào tế bào, cho phép virus phân phối gen bên trong vật chủ mới.

Thông thường, virus SARS-CoV-2 sử dụng vùng dung hợp để hợp nhất với màng tế bào. Các gene của chúng sau đó có thể trôi vào sâu trong tế bào. Nhưng cơ chế của Omicron khác biệt, thay vì hợp nhất với màng tế bào, toàn bộ virus xâm nhập thẳng vào tế bào và tạo ra một bong bóng bên trong. Một khi virus xâm nhập vào trong tế bào, bong bóng có thể vỡ ra và giải phóng các gene. Cách thức xâm nhập này có thể giải thích vì sao biến thể Omicron gây ra triệu chứng bệnh nhẹ hơn Delta. Các tế bào ở đường hô hấp trên có thể dễ dàng “nuốt” Omicron vào trong dưới dạng bong bóng. Nhưng sâu trong phổi, nơi có thể gây ra tổn thương đe dọa tính mạng, virus SARS-CoV-2 phải kết hợp với các tế bào – điều mà biến chủng Omicron không làm tốt.

Ba cụm đột biến ở gai protein được xem là yếu tố mấu chốt khiến Omicron dễ lây lan, nhưng điều gây thắc mắc là chúng rất hiếm gặp trong các chủng virus corona trước đó.

Theo chuyên gia Martin, nguyên nhân khiến 3 cụm đột biến này thách thức quy luật tự nhiên là do hiện tượng “tương tác gene”, một hiện tượng tiến hóa có thể gây ra các đột biến có hại nhưng lại trở nên có lợi khi chúng kết hợp với nhau.

Omicron đã biến 13 đột biến bất lợi thành có lợi dường như nhờ vào những điều kiện bất thường. Một khả năng được nêu ra là Omicron có thể “ủ” một thời gian dài trong cơ thể người có hệ miễn dịch đặc biệt suy yếu, ví dụ bệnh nhân HIV/AIDS. Người bị suy giảm miễn dịch không tạo ra nhiều kháng thể, nên virus tồn tại thời gian dài trong cơ thể và nhân lên trong thời gian đó, làm tăng nguy cơ sản sinh đột biến.

Nên xã hội hóa tiêm vắc xin từ mũi 3?

Các chuyên gia cho rằng đã đến lúc Nhà nước không nên ôm hết việc tiêm tất cả các mũi vắc xin cho người dân, nhất là khi Bộ Y tế vừa có văn bản hướng dẫn rút ngắn mũi tiêm tăng cường từ 6 tháng xuống còn 3 tháng.

Nên xã hội hóa tiêm vắc xin từ mũi 3? - Hình 1

Người trên 50 tuổi, có bệnh nền ở TP.HCM được tiêm mũi bổ sung tại nhà thi đấu Lãnh Binh Thăng, quận 11 chiều 22-12 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Có nên xã hội hóa tiêm vắc xin sau khi người dân đã tiêm đủ các mũi cơ bản? Đó là vấn đề được nhiều chuyên gia đặt ra và cho rằng nếu áp dụng, Nhà nước giảm được gánh nặng, doanh nghiệp có cơ hội tham gia và người dân chủ động lựa chọn dịch vụ mà mình mong muốn.

Tuổi Trẻ ghi nhận các ý kiến về vấn đề trên.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (phó chủ tịch Hội Truyền nhiễm TP.HCM): Ai có nhu cầu, có thể tiêm dịch vụ

Video đang HOT

Việc bảo hộ và bắt buộc người dân tiêm chủng đủ các mũi cơ bản là điều cần thiết nhằm tạo cơ chế miễn dịch cộng đồng, đồng thời giúp hệ thống y tế có đủ dữ liệu đánh giá về dịch tễ, giám sát quản lý người dân trong một số thủ tục cần thiết (thẻ xanh vắc xin, hệ thống tiêm chủng...).

Còn sau các mũi cơ bản, các mũi tăng cường (tức nhắc và bổ sung) nên chăng cần áp dụng sớm hình thức xã hội hóa, bởi nhu cầu của mỗi người dân khác nhau; chưa kể một số trường hợp còn mong muốn tiêm lại từ đầu (đặc thù riêng của từng loại vắc xin).

Do đó Nhà nước nên có cơ chế để người dân tự lựa chọn, quyết định. Việc của cơ quan chuyên môn là đưa ra các quy định, quy trình hướng dẫn, các cơ chế giám sát chặt về mặt chất lượng cũng như giá cả các loại vắc xin. Có cung ắt có cầu, các hệ thống tiêm chủng dịch vụ ở Việt Nam hiện nay nhìn chung đều có đủ năng lực chuyên môn và trang bị cơ sở vật chất khá tốt, do đó sẽ hoàn toàn đảm đương được nhiệm vụ này nếu áp dụng.

Nhà nước đang nỗ lực phân bổ vắc xin cho lực lượng tuyến đầu, các nhóm nguy cơ với mục tiêu dần bao phủ cho cộng đồng. Và như vậy việc xã hội hóa là cần thiết, các doanh nghiệp phụ thêm một tay để thúc đẩy nhanh tốc độ bao phủ vắc xin càng sớm càng tốt.

Hiện nhiều nước đã áp dụng hình thức này, nhà nước không còn bao cấp trong việc mua và tiêm chủng vắc xin. Việc nước ta chưa áp dụng có thể do tâm lý lo sợ mất công bằng trong sử dụng vắc xin. Nhưng việc phải "xếp hàng" chờ phát phiếu, kiểm tra từng đối tượng tiêm trong bối cảnh này không còn phù hợp. Theo tôi, ai có nhu cầu có thể tiêm dịch vụ. Từ đó giành quyền ưu tiên để phục vụ người dân có điều kiện khó khăn, hỗ trợ các lực lượng tuyến đầu chống dịch.

PGS.TS Nguyễn Duy Phong (phó khoa y tế công cộng - ĐH Y dược TP.HCM): Cần cơ chế quản lý chặt chẽ

Theo tôi được biết các cơ quan, ban ngành cũng đang xem xét đến vấn đề xã hội hóa công tác tiêm chủng trong thời gian tới. Vấn đề chưa áp dụng cũng là bởi các cơ quan chuyên môn đang tìm các giải pháp đủ chặt chẽ để có thể giám sát khi áp dụng.

Tôi cho rằng vấn đề này không còn nằm ở khía cạnh chuyên môn khoa học, mà ở góc độ chính sách quản lý nhà nước. Nếu là một loại vắc xin cúm thông thường thì không thành vấn đề, nhưng với vắc xin phòng COVID-19 vốn là mặt hàng đặc biệt, do đó việc xã hội hóa tiêm chủng trong giai đoạn này cần phải được cân nhắc cả hai mặt.

Có thể người dân sẽ dễ dàng tiếp cận với vắc xin theo ý muốn, nhưng đổi lại Nhà nước lại khó kiểm soát về mặt giá cả. Vì vậy, trước mắt mục tiêu vẫn hướng đến là tăng độ bao phủ các mũi tiêm để ngăn chặn dịch. Khi nhu cầu không còn quá cấp thiết, theo tôi, việc xã hội hóa là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên nếu áp dụng cần có một cơ chế và hành lang pháp lý để giám sát về chất lượng, giá cả vắc xin.

Nên xã hội hóa tiêm vắc xin từ mũi 3? - Hình 2

Người dân được tiêm mũi tăng cường ngừa COVID-19 tại nhà thi đấu Lãnh Binh Thăng (quận 11) chiều 22-12 - Ảnh: DUYÊN PHAN

TS.BS Nguyễn Trung Hòa (giám đốc Trung tâm Y tế quận Gò Vấp): Chỉ nên áp dụng khi virus SARS-CoV-2 như cúm mùa

Từ đầu cuộc chiến chống dịch COVID-19 đến nay, mọi công tác phòng chống dịch đều do Nhà nước lo và việc này cần tiếp tục được sự can thiệp tối đa của Nhà nước.

Tại sao như thế? Bởi dịch bệnh COVID-19 diễn biến sắp tới còn khó lường, nếu áp dụng xã hội hóa tiêm vắc xin sau các liều cơ bản sẽ lợi bất cập hại. Thực tế không phải ai cũng có ý thức tự giác tiêm chủng đầy đủ, nhiều lúc mời gọi người dân đi tiêm vẫn chưa xong.

Việc "mạnh ai người nấy tiêm" trong giai đoạn này, theo tôi khá khó khăn, có thể dẫn đến hệ lụy quản không nổi đối tượng tiêm chủng. Chưa kể khi các doanh nghiệp "nhảy" vào nhập khẩu đủ loại vắc xin với đủ nguồn cung ứng, việc kiểm định chất lượng, giá cả, độc quyền... là cả một vấn đề rối rắm.

Tất nhiên, xã hội hóa tiêm chủng sẽ làm giảm tải cho hệ thống y tế cơ sở khi phải cùng lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ, nhưng chỉ nên áp dụng khi đại dịch thoái trào và virus SARS-CoV-2 trở thành một loại bệnh như cúm mùa và khi mọi người dân tự ý thức về trách nhiệm phòng vệ sức khỏe cho chính bản thân, cộng đồng.

Không chỉ xã hội hóa, việc nghiên cứu sản xuất ra loại vắc xin cũng cần tiện lợi hóa. Thay vì tổ chức lực lượng tiêm chủng hùng hậu với trang bị bảo hộ, quy trình trước - trong - sau tiêm rối rắm, rất cần các loại vắc xin (dạng xịt hoặc bằng miếng dán một số nước đang áp dụng) để bất kể người dân nào cũng có thể thực hiện được đơn giản.

Chị Mai Thị Thu Hà (nhân viên văn phòng, ngụ quận Tân Bình): Nếu có dịch vụ, nhiều người sẽ lựa chọn

Tôi đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin cơ bản gần 5 tháng nay và cũng đang rất băn khoăn lúc nào mới có thể được tiêm mũi 3. Bởi theo dõi thông tin về kế hoạch tiêm chủng, thấy tiêm cho người 18 tuổi trở lên nhưng lại ưu tiên cho người thuộc nhóm nguy cơ và các lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Tôi có tìm hiểu và biết được tùy cơ địa, loại vắc xin, chỉ sau một thời gian kháng thể chống lại virus có thể sẽ giảm dần. Thậm chí đã có nhiều trường hợp tiêm đủ mũi vẫn trở nặng, tử vong khi không may mắc bệnh. Xung quanh tôi nhiều bạn bè, người thân cũng đang rất nóng lòng chờ ngày được tiêm nhắc để cơ thể đủ sức đối phó nếu biến chủng Omicron xâm nhập.

Nóng lòng nhưng cũng chỉ biết chờ đợi đến lượt, không còn cách nào khác. Và nếu có tiêm dịch vụ như các loại vắc xin khác, tôi tin không phải riêng mình mà nhiều người sẽ lựa chọn vì sự an toàn cho chính bản thân mình. Tất nhiên việc tiêm chủng dịch vụ nếu áp dụng sẽ rất tốt cho người có nhu cầu. Tuy vậy, việc xã hội hóa tiêm chủng cũng cần phải được sự giám sát bởi cơ quan quản lý về chất lượng và giá cả, tránh tình trạng độc quyền, "đục nước béo cò" trong lúc dịch bệnh.

Nên xã hội hóa tiêm vắc xin từ mũi 3? - Hình 3

TP Long Xuyên, An Giang đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin bổ sung cho người 50 tuổi trở lên - Ảnh: MINH KHANG

Một chuyên gia trong lĩnh vực tiêm chủng: Tiêm dịch vụ không ảnh hưởng đến tiêm miễn phí

Sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đủ hai liều cơ bản, các mũi tiêm nhắc hoặc bổ sung nên để người dân và doanh nghiệp tự túc. Bởi có nhiều người mong muốn tiêm sớm, tiêm loại vắc xin phù hợp và vào thời gian hợp lý, do còn phụ thuộc vào đặc thù công việc sản xuất kinh doanh.

Có người cho rằng khi xã hội hóa tiêm vắc xin dịch vụ sẽ ảnh hưởng đến chương trình tiêm chủng miễn phí của Nhà nước. Điều này hoàn toàn sai lầm, tiêm dịch vụ và miễn phí sẽ vận hành song song, còn lại tùy thuộc vào khả năng và các đòi hỏi về nhu cầu cần được đáp ứng của từng cá nhân, doanh nghiệp mà chọn hình thức tiêm chủng phù hợp. Và việc tiêm dịch vụ sẽ đóng vai trò bổ sung và giúp chiến dịch tiêm chủng của Nhà nước nhanh chóng về đích hơn.

Khi đại dịch rơi vào thời điểm căng thẳng như "thời chiến" phải chấp nhận việc tiêm chủng theo sự triển khai của Nhà nước. Tuy nhiên hiện nay nếu không thúc đẩy việc xã hội hóa tiêm vắc xin dịch vụ có thể gây thiệt thòi cho người dân, cho xã hội và ngân sách nhà nước. Việc này xét về khía cạnh nào đó mang giá trị nhân văn, không bắt tất cả cùng khổ, ai có điều kiện và mong muốn được phục vụ tốt hơn cần phải được đáp ứng, song song với việc giám sát về giá và chất lượng từ phía cơ quan chuyên môn.

HOÀNG LỘC

TP.HCM sẽ lại bước vào "chiến dịch tiêm chủng"

Sau văn bản hướng dẫn từ Bộ Y tế, TP.HCM vừa cho áp dụng triển khai rút ngắn thời gian mũi tăng cường (nhắc, bổ sung) từ 6 tháng xuống còn 3 tháng, kể từ ngày 21-12. Việc kế hoạch tiêm thay đổi, theo đại diện các trung tâm y tế, đã phát sinh số lượng người cần tiêm là cực lớn.

Theo tìm hiểu, trước đó TP.HCM xây dựng lộ trình tiêm mũi bổ sung và tiêm nhắc bắt đầu từ tháng 12-2021 đến tháng 6-2022. Nếu áp dụng thời gian như cũ (khoảng cách 6 tháng), TP.HCM sẽ cần trên 6,3 triệu liều vắc xin, sử dụng tiêm cho 7 đợt với các loại vắc xin gồm AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Vero Cell, Sputnik V. Trong đó AstraZeneca chiếm đa số, trên 3 triệu liều.

Nên xã hội hóa tiêm vắc xin từ mũi 3? - Hình 4

Học sinh Trường THCS Hà Huy Tập, quận Bình Thạnh, TP.HCM trong ngày tiêm vắc xin Pfizer - Ảnh: QUANG ĐỊNH

"Nếu như rút ngắn thời gian tiêm vắc xin xuống còn 3 tháng, số lượng người cần tiêm và đợt tiêm trong các tháng tới của TP.HCM sẽ tăng lên khá nhiều, có thể sẽ như một chiến dịch tiêm chủng" - đại diện Sở Y tế TP.HCM nói. Ước tính khi rút ngắn thời gian tiêm, chỉ tính hết quý 1-2022 TP.HCM sẽ phải tiêm trên 5,7 triệu liều vắc xin các loại cho người dân.

Như tại quận Gò Vấp số người trên 50 tuổi cần phải tiêm trong cuối tháng 12 và tháng 1-2022 tăng lên khoảng 110.000 người, và tính trong quý 1-2021 toàn quận phải tiêm bổ sung, tiêm nhắc cho gần 400.000 người đủ điều kiện. "Việc thay đổi chính sách rút ngắn thời gian tiêm để đón đầu biến chủng Omicron là điều được mọi người mong đợi, chỉ nhân viên y tế phải cố gắng vì sẽ cực hơn trước đây" - TS.BS Nguyễn Trung Hòa, giám đốc Trung tâm Y tế quận Gò Vấp, nói.

Theo lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM, hiện đơn vị đã có văn bản tham mưu UBND TP để điều chỉnh kế hoạch tiêm chủng phù hợp. Người dân, các sở ban ngành và cơ quan trung ương đóng trên địa bàn liên hệ trực tiếp với quận, huyện nơi đóng trụ sở để được lên danh sách tiêm chủng. "Mấy ngày nay các đơn vị và người dân gọi điện hỏi các trung tâm y tế địa phương rất nhiều về kế hoạch tiêm. Ngành y tế đã yêu cầu các đơn vị công khai số điện thoại cán bộ phụ trách để giải thích, hướng dẫn người dân" - vị đại diện này nói.

Tính đến ngày 22-12, TP.HCM đã tiêm được tổng cộng trên 15 triệu liều vắc xin, trong đó mũi 1 gần 8 triệu liều, mũi 2 gần 7 triệu liều và mũi 3 trên 103.000 liều.

Đủ vắc xin tiêm mũi 3 cho 70 triệu người

Nên xã hội hóa tiêm vắc xin từ mũi 3? - Hình 5

Lô vắc xin 2 triệu liều Moderna Mỹ tặng Việt Nam được bốc dỡ tại sân bay Nội Bài tháng 7-2021- Ảnh: NAM TRẦN

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 22-12, trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng quốc gia, PGS.TS Dương Thị Hồng cho biết đến nay Việt Nam đã tiếp nhận 181 triệu liều vắc xin từ các nguồn viện trợ, tài trợ, ngân sách và quỹ vắc xin mua.

Trong số này có 165 triệu liều đã được phân bổ cho các tỉnh thành, cơ sở tiêm chủng (141 triệu liều trong đó đã được sử dụng cho tiêm chủng). Hơn 15 triệu liều đang chờ giấy chứng nhận xuất xưởng để tiếp tục phân bổ cho cơ sở tiêm chủng. Từ nay đến hết tháng 12, dự kiến có thêm khoảng 20 triệu liều vắc xin về Việt Nam.

Với số lượng vắc xin chưa sử dụng và sắp về này, Bộ Y tế cho biết đã đủ vắc xin để sử dụng tiêm chủng mũi 3 cho 70 triệu người từ 12 tuổi trở lên. Như vậy, nguồn vắc xin sử dụng tiêm mũi 3 vẫn từ các nguồn tài trợ, viện trợ, ngân sách và quỹ vắc xin chi trả.

Tuy nhiên, bà Hồng cũng cho biết từ các mũi tiêm sau mũi 3 (mũi thứ 4), hiện ngành y tế chưa có kế hoạch về nguồn vắc xin cũng như cách thức tổ chức tiêm chủng. Và theo thông tin từ một chuyên gia của Bộ Y tế chia sẻ, dự kiến rất có thể từ sau mũi tiêm thứ 3 này trở đi, Việt Nam sẽ sử dụng vắc xin ngừa COVID-19 sản xuất trong nước.

Hiện có 3 loại vắc xin sản xuất trong nước đều đang ở chặng cuối của thử nghiệm lâm sàng trên người tình nguyện (vắc xin Arct-154, Covivac), hoặc đã hoàn tất thử nghiệm lâm sàng (Nano Covax). "Khi đó người dân tiêm chủng COVID-19 có thể lựa chọn khi tiêm chủng, nếu chọn tiêm vắc xin nội chi phí tiêm chủng thấp hơn, tiêm vắc xin ngoại nhập chi phí sẽ cao hơn. Lúc ấy sẽ xã hội hóa tiêm chủng như các vắc xin theo nhu cầu hiện nay" - chuyên gia này cho biết.

Từ tháng 7-2021, Việt Nam bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 lớn nhất từ trước đến nay. Dự kiến đến hết năm 2021, toàn bộ người từ 18 tuổi trở lên sẽ được tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Và có khả năng đến tháng 1-2022, trẻ 12-17 tuổi cũng sẽ tiêm xong 2 mũi cơ bản. Hiện các tỉnh thành như TP.HCM, Đà Nẵng, Đồng Nai... đã tiến hành tiêm chủng mũi 3 cho nhóm nguy cơ cao.

Nhiều chuyên gia trong ngành nhận định với tiến độ tiêm chủng kể trên là khá nhanh so với các nước trong khu vực. Bởi giai đoạn tháng 7, 8 Việt Nam từng nằm trong nhóm có tỉ lệ tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 thấp trên thế giới. Thế nhưng tiến độ tiêm đã được đẩy nhanh hơn trong các tháng cuối năm 2021. Bộ Y tế cho biết tốc độ tiêm vắc xin của Việt Nam trong tháng 11 vừa qua chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Bộ Y tế cũng cho biết tỉ lệ bao phủ vắc xin/dân số của Việt Nam hiện đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN, sau Singapore, Campuchia và Brunei. Năm 2022, Việt Nam cũng có dự kiến tiêm chủng cho trẻ em từ 5-11 tuổi khi Tổ chức Y tế thế giới phê duyệt vắc xin cho nhóm tuổi này.

Năm 2022, VNVC được AstraZeneca cung cấp 25 triệu liều vắc xin thương mại

Như Tuổi Trẻ đã đưa tin, ngày 2-11 tại Edinburgh, Scotland, nhân dịp dự COP26 và thăm Vương quốc Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chứng kiến lễ ký kết giữa chủ tịch kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần Vắc xin Việt Nam (VNVC) Ngô Chí Dũng và ông Nitin Kapoor - chủ tịch kiêm tổng giám đốc AstraZeneca Việt Nam - cho hợp đồng thương mại mua hơn 25 triệu liều vắc xin Covid-19 của AstraZeneca.

Hợp đồng mua 25 triệu liều vắc xin Covid-19 tiếp theo cho năm 2022 được VNVC đàm phán song phương với AstraZeneca và đi đến thành công. Đây được đánh giá là hợp đồng quan trọng, tiếp tục mang về cho Việt Nam nguồn vắc xin chất lượng cao với số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu cấp bách về vắc xin cho người dân, đặc biệt bổ sung mũi tiêm nhắc lại.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Musk kiểm soát hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính MỹTỉ phú Musk kiểm soát hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính Mỹ
07:01:37 05/02/2025
Hối hận muộn màng của nước AnhHối hận muộn màng của nước Anh
21:31:25 04/02/2025
Trung Quốc lập tức đáp trả đòn áp thuế của MỹTrung Quốc lập tức đáp trả đòn áp thuế của Mỹ
07:17:04 05/02/2025
Động thái của Panama sau khi Mỹ ra 'tối hậu thư' liên quan kênh đàoĐộng thái của Panama sau khi Mỹ ra 'tối hậu thư' liên quan kênh đào
09:10:36 04/02/2025
Ông Trump bất ngờ hoãn áp thuế Mexico, Canada, giữ nguyên với Trung QuốcÔng Trump bất ngờ hoãn áp thuế Mexico, Canada, giữ nguyên với Trung Quốc
22:17:38 04/02/2025
Phản ứng dữ dội sau đề xuất chấn động của ông Trump về GazaPhản ứng dữ dội sau đề xuất chấn động của ông Trump về Gaza
21:49:06 05/02/2025
Nhân tố then chốt hàng đầu trong Chính quyền của Tổng thống TrumpNhân tố then chốt hàng đầu trong Chính quyền của Tổng thống Trump
06:07:56 05/02/2025
Bí ẩn thông số độ cao trong thảm kịch hàng không khiến 67 người chếtBí ẩn thông số độ cao trong thảm kịch hàng không khiến 67 người chết
19:26:06 04/02/2025

Tin đang nóng

Sự thật ngỡ ngàng người đàn ông chui qua cửa kính taxi kêu cứu trên cao tốcSự thật ngỡ ngàng người đàn ông chui qua cửa kính taxi kêu cứu trên cao tốc
22:05:54 05/02/2025
Tro cốt Từ Hy Viên về đến Đài Loan, gia đình không tổ chức lễ viếngTro cốt Từ Hy Viên về đến Đài Loan, gia đình không tổ chức lễ viếng
22:37:07 05/02/2025
Ca sĩ Lynda Trang Đài bị bắt ở Mỹ: Là bà chủ tiệm bánh đông khách, nghiện mua sắm, tiêu tiền chóng mặtCa sĩ Lynda Trang Đài bị bắt ở Mỹ: Là bà chủ tiệm bánh đông khách, nghiện mua sắm, tiêu tiền chóng mặt
22:46:41 05/02/2025
Không tổ chức tang lễ cho Từ Hy Viên, lý do là gì?Không tổ chức tang lễ cho Từ Hy Viên, lý do là gì?
23:35:40 05/02/2025
Nam diễn viên hài nổi tiếng: 10 giờ làm lễ cưới, 8 giờ vẫn bỏ vợ một mình vì 300 ngàn đồngNam diễn viên hài nổi tiếng: 10 giờ làm lễ cưới, 8 giờ vẫn bỏ vợ một mình vì 300 ngàn đồng
23:10:27 05/02/2025
Con gái đạo diễn Lê Quốc Nam chính thức lên tiếng: "Chúng tôi có lớn tiếng, anh Minh Dự đã đẩy ngã ghế..."Con gái đạo diễn Lê Quốc Nam chính thức lên tiếng: "Chúng tôi có lớn tiếng, anh Minh Dự đã đẩy ngã ghế..."
22:43:38 05/02/2025
Hé lộ bức thư tình Từ Hy Viên nhận được từ chồng trước khi qua đờiHé lộ bức thư tình Từ Hy Viên nhận được từ chồng trước khi qua đời
22:59:25 05/02/2025
NSND Hồng Vân gầy thấy rõ bên xấp lì xì, MC Vân Hugo khoe body gợi cảmNSND Hồng Vân gầy thấy rõ bên xấp lì xì, MC Vân Hugo khoe body gợi cảm
23:02:00 05/02/2025

Tin mới nhất

Căng thẳng mới trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung sau đòn thuế quan

Căng thẳng mới trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung sau đòn thuế quan

06:46:34 06/02/2025
Tuy nhiên, cơ quan này cần thời gian để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc áp dụng thuế mới trước khi cho phép các bưu kiện từ Trung Quốc tiếp tục nhập cảnh vào Mỹ.
Di dời 5.000 hộ gia đình Palestine ở Bờ Tây

Di dời 5.000 hộ gia đình Palestine ở Bờ Tây

06:44:22 06/02/2025
Trước đó, hôm 21/1, quân đội Israel cho biết đã mở chiến dịch an ninh mang tên Tường sắt (Iron Wall) ở thành phố Jenin và các khu vưc khác thuộc phía Bắc Bờ Tây nhằm truy lùng và phá hủy cơ sở hạ tầng của các nhóm vũ trang Palestine.
Nga bắt đầu áp dụng chế độ trục xuất người nước ngoài vi phạm

Nga bắt đầu áp dụng chế độ trục xuất người nước ngoài vi phạm

06:39:36 06/02/2025
Ngoài ra, những người thiếu căn cứ pháp lý để lưu trú tại Nga, thị thực (bao gồm cả thị thực điện tử) bị huỷ, vượt biên trái phép vào nước này cũng sẽ nằm trong diện trục xuất.
Tổng Giám đốc IAEA thăm Ukraine và Nga, thảo luận về an toàn hạt nhân

Tổng Giám đốc IAEA thăm Ukraine và Nga, thảo luận về an toàn hạt nhân

06:35:29 06/02/2025
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết đã có cuộc thảo luận với ông Grossi, trong đó hai bên đồng ý để IAEA mở rộng hoạt động tại các cơ sở hạt nhân và cơ sở hạ tầng khác của Ukraine.
Tổng thống Zelensky nêu giải pháp thay thế cho vấn đề Ukraine gia nhập NATO

Tổng thống Zelensky nêu giải pháp thay thế cho vấn đề Ukraine gia nhập NATO

06:32:32 06/02/2025
Tổng thống Ukraine Zelensky đề xuất giải pháp thay thế cho quá trình gia nhập NATO, bao gồm yêu cầu vũ khí hạt nhân và phát triển quân đội một triệu người để bảo vệ nước này.
Hong Kong cảnh báo số ca nhiễm cúm tăng đột biến sau kỳ nghỉ Tết

Hong Kong cảnh báo số ca nhiễm cúm tăng đột biến sau kỳ nghỉ Tết

06:23:09 06/02/2025
Trước đó, các chuyên gia cũng cảnh báo những người mắc bệnh mạn tính nên cân nhắc hoãn đến các quốc gia đang có đợt bùng phát cúm và cần ghi lại số điện thoại cấp cứu cũng như mua bảo hiểm trước khi khởi hành.
Những tác động chiến lược của mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria đối với Trung Đông

Những tác động chiến lược của mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria đối với Trung Đông

06:20:19 06/02/2025
Nếu Ankara có thể sử dụng không phận Syria và tham gia huấn luyện quân đội Syria, điều này sẽ đánh dấu sự thay đổi lớn trong cán cân quyền lực khu vực.
Giữ ổn định đồng nhân dân tệ: Chiến lược của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

Giữ ổn định đồng nhân dân tệ: Chiến lược của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

06:18:27 06/02/2025
Thêm vào đó, Trung Quốc cũng đã trả đũa động thái tăng thuế của Mỹ bằng cách áp thuế đối với hàng hóa Mỹ và hạn chế xuất khẩu một số sản phẩm khoáng sản. Việc này là một phần trong chiến lược đối phó với các biện pháp trừng phạt thương ...
Các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc dự kiến sẽ tăng giá mạnh

Các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc dự kiến sẽ tăng giá mạnh

05:53:18 06/02/2025
Theo Hiệp hội Công nghệ Tiêu dùng Mỹ, khoảng 87% máy chơi game nhập khẩu vào Mỹ năm 2023 có xuất xứ từ Trung Quốc. Con số này đối với điện thoại thông minh là 78% và đối với máy tính xách tay, máy tính bảng là 79%.
Trộm cuỗm 100.000 quả trứng giá cả tỉ đồng giữa 'lạm phát' tại Mỹ

Trộm cuỗm 100.000 quả trứng giá cả tỉ đồng giữa 'lạm phát' tại Mỹ

21:58:18 05/02/2025
Bọn trộm đã mở thùng một xe tải giao hàng của Công ty Pete & Gerry s và lấy đi 100.000 quả trứng hữu cơ trị giá khoảng 40.000 USD (1 tỉ đồng).
Phát hiện nhiều lỗ thủng trên xác máy bay rơi xuống Kazakhstan

Phát hiện nhiều lỗ thủng trên xác máy bay rơi xuống Kazakhstan

21:32:34 05/02/2025
Đài CBS News dẫn báo cáo sơ bộ dài 53 trang của Bộ Giao thông Kazakhstan công bố ngày 4.2 bao gồm những hình ảnh cho thấy thân máy bay hành khách xuất hiện nhiều lỗ thủng.
EU và NATO bàn đi, thảo lại vẫn bí

EU và NATO bàn đi, thảo lại vẫn bí

21:27:36 05/02/2025
Những quyết sách cầm quyền đầu tiên của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đẩy EU và NATO vào tình thế thêm khó khăn và khó xử.

Có thể bạn quan tâm

Jennie diện áo rẻ bèo, quá đỗi xinh!

Jennie diện áo rẻ bèo, quá đỗi xinh!

Phong cách sao

08:01:46 06/02/2025
Kể từ khi thành lập công ty quản lý riêng để hoạt động solo, Jennie khiến người hâm mộ không khỏi trầm trồ với những sản phẩm âm nhạc chất lừ cùng những tạo hình thiên biến vạn hoá của mình.
Giai nhân về hưu mê mệt công chúa Kpop, dân Hàn phán: Nhìn vào gương đi chị!

Giai nhân về hưu mê mệt công chúa Kpop, dân Hàn phán: Nhìn vào gương đi chị!

Netizen

07:30:43 06/02/2025
Nhắc đến Han Ga In, người ta sẽ nghĩ ngay nữ cô diễn viên có chiếc mũi đẹp nhất Hàn Quốc. Hơn 20 năm gia nhập làng giải trí, đã nhiều nhan sắc mới vươn lên, thế nhưng danh hiệu trên vẫn chỉ trao cho cô mà thôi.
1 đạo diễn phim Tết bị khán giả mắng chửi thậm tệ ngay giữa rạp chiếu, lý do khiến hàng triệu người tranh cãi kịch liệt

1 đạo diễn phim Tết bị khán giả mắng chửi thậm tệ ngay giữa rạp chiếu, lý do khiến hàng triệu người tranh cãi kịch liệt

Hậu trường phim

07:27:34 06/02/2025
Khán giả tức giận đến mức phát điên ngay tại rạp chiếu. Trong khi đó, dàn diễn viên và đạo diễn không dám tỏ thái độ.
Đầu năm tuổi, Phương Oanh tiết lộ hàng ngày dành ra 60 phút để làm 1 chuyện khiến ai cũng mê

Đầu năm tuổi, Phương Oanh tiết lộ hàng ngày dành ra 60 phút để làm 1 chuyện khiến ai cũng mê

Làm đẹp

07:22:06 06/02/2025
Người đẹp 36 tuổi lung linh trong mẫu váy sequin lấp lánh của NTK Chung Thanh Phong, từ góc nghiêng này Phương Oanh khoe trọn gương mặt sắc nét và xương quai xanh quyến rũ.
HOT: BLACKPINK thông báo worldtour 2025, fan Việt lập tức... gửi tín hiệu lên vũ trụ!

HOT: BLACKPINK thông báo worldtour 2025, fan Việt lập tức... gửi tín hiệu lên vũ trụ!

Nhạc quốc tế

07:19:34 06/02/2025
Tối 5/2, kênh YouTube chính thức của BLACKPINK bất ngờ tung teaser clip hé lộ cho worldtour diễn ra vào năm 2025.
Điều Lưu Diệc Phi chưa bao giờ làm suốt 23 năm nổi tiếng

Điều Lưu Diệc Phi chưa bao giờ làm suốt 23 năm nổi tiếng

Người đẹp

07:12:40 06/02/2025
Hơn 20 năm gia nhập làng giải trí, vẻ đẹp băng thanh ngọc khiết của Lưu Diệc Phi vẫn chinh phục mắt nhìn của công chúng qua ngần ấy giai đoạn.
Vì sao cựu Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai bị truy tố?

Vì sao cựu Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai bị truy tố?

Pháp luật

07:00:03 06/02/2025
Ông Dương Văn Đông, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai, bị truy tố vì có hàng loạt sai phạm liên quan tới vụ án ở Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn.
Chồng cũ lái siêu xe hơn 12 tỷ đến viếng Từ Hy Viên và câu chuyện xót xa đằng sau chiếc xe

Chồng cũ lái siêu xe hơn 12 tỷ đến viếng Từ Hy Viên và câu chuyện xót xa đằng sau chiếc xe

Sao châu á

06:34:34 06/02/2025
Ngay trong tối 5/2, Uông Tiểu Phi lái siêu xe trị giá 16,8 triệu Đài tệ (hơn 12 tỷ đồng) đến biệt thự của Từ Hy Viên để thăm viếng, khiến truyền thông và khán giả xứ tỷ dân phải đổ dồn sự chú ý.
Hé lộ thông tin lễ thành đôi của Vũ Cát Tường và bạn gái

Hé lộ thông tin lễ thành đôi của Vũ Cát Tường và bạn gái

Sao việt

06:28:56 06/02/2025
Theo nguồn tin thân cận, để đánh dấu ngày đặc biệt này, Vũ Cát Tường và bạn gái đã quyết định tổ chức một lễ thành đôi kín đáo nhưng lãng mạn.
Điều ít biết về anh trai cùng cha khác mẹ của Kendall và Kylie Jenner

Điều ít biết về anh trai cùng cha khác mẹ của Kendall và Kylie Jenner

Sao âu mỹ

06:20:07 06/02/2025
Dù là anh trai cùng cha khác mẹ với Kylie Jenner nhưng Brody Jenner cho biết anh chưa từng có cơ hội được đặt chân lên chiếc chuyên cơ trị giá 73 triệu USD của em gái mình.
Những phim kinh dị hứa hẹn 'gây sốt' trong năm 2025

Những phim kinh dị hứa hẹn 'gây sốt' trong năm 2025

Phim âu mỹ

06:19:36 06/02/2025
Sau một năm quá thành công, dòng phim kinh dị lại hứa hẹn sẽ có những dự án khuynh đảo phòng vé lẫn nền tảng trực tuyến.