Biến thể nCoV lách luật thép của Singapore
Singapore đã thắt chặt biên giới, sử dụng hệ thống truy vết qua Bluetooth. Robot đi trên đường phố để đảm bảo mọi người giữ khoảng cách hai mét.
Quốc đảo cũng đã triển khai đội quân thực thi giãn cách xã hội. Đeo khẩu trang là yêu cầu bắt buộc, bất kể trong nhà hay ngoài nhà.
Các biện pháp này đã có hiệu quả trong một khoảng thời gian. Sau khi vượt qua đợt đột bùng phát lớn vào mùa xuân năm ngoái, Singapore gần như sạch bóng virus trong phần lớn năm qua. Covid-19 đã giết chết 32 người ở đất nước 6 triệu dân. Vào thời điểm các bệnh viện ở Brazil, Anh và Mỹ hết giường bệnh và oxy y tế, người dân Singapore đã tự do đến rạp chiếu phim, khu ăn uống và trung tâm thương mại. Tháng trước, Bloomberg gọi Singapore là nơi ở tốt nhất thế giới trong thời kỳ đại dịch.
Cư dân một khu nhà tập thể xếp hàng chờ xét nghiệm ở Singapore ngày 21/5. Ảnh: Reuters .
Nhưng các “quy tắc thép” của Singapore được chứng minh là vẫn “hụt hơi” trước biến thể nCoV mới đang lan tràn khắp Đông Nam Á. Các nhà khoa học cho biết biến thể B1.617 từ Ấn Độ có khả năng lây lan cao hơn 50% so với chủng ban đầu.
Tại Singapore, giới chức đã truy vết một số cụm dịch là từ các nhân viên chống dịch tuyến đầu đã tiêm vaccine. Họ đã nhiễm nCoV vào cuối tháng 4. Hôm 16/5, quốc gia này áp lệnh phong tỏa mới, đóng cửa các trường học, nhà hàng và quán bar sau khi đợt dịch bùng lên ở sân bay và bệnh viện mất kiểm soát. Singapore yêu cầu người dân làm việc ở nhà, chỉ cho bán đồ ăn mang về và cấm tụ tập hơn hai người. Kế hoạch tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào tháng 8 và kế hoạch thiết lập bong bóng đi lại với Hong Kong bị hoãn lại.
” Tất cả biện pháp phòng ngừa mà chúng ta đã sử dụng có thể không đủ để bảo vệ trước sự lây lan của virus . Chúng ta cần các biện pháp nghiêm ngặt hơn nữa”, Lawrence Wong, người đứng đầu tổ công tác chống Covid-19 của Singapore nói hôm 18/5. “Chúng tôi biết rằng các biến thể mới có khả năng lây nhiễm cao hơn nhiều so với những gì chúng tôi đã đối phó vào năm ngoái”.
Tháng qua, nCoV đã xâm nhập vào những nơi vốn thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ và ghi nhận rất ít ca mới trong một năm trở lại đây. Đài Loan tuần qua báo cáo nhiều ca mới hơn so với cả năm 2020. Campuchia, Lào và Việt Nam cũng trải qua những đợt bùng phát mới sau khi kiềm chế virus trong nhiều tháng.
Video đang HOT
Chính phủ Singapore đã tăng cường chiến dịch tiêm chủng, với các chiến dịch tuyên truyền trên báo và qua video ca nhạc để trấn an mọi người rằng tiêm phòng là an toàn. Nước này cũng tăng thời gian chờ tiêm giữa liều đầu tiên và liều thứ hai. Họ sử dụng vaccine Pfizer-BioNTech và Moderna để cố gắng tiêm chủng cho nhiều người hơn. 1,9 triệu dân đã tiêm ít nhất một liều.
Các doanh nghiệp đã sống sót qua giai đoạn phong tỏa trước đây giờ đối mặt làn sóng mới. Tại trung tâm thương mại, các cửa hàng treo biển “khuyến mãi” và “giảm giá”, biết rằng đám đông sẽ sớm thưa dần. Các quán bar và nhà hàng đã được đặt bàn rất nhiều vào cuối tuần qua, khi bạn bè nói lời tạm biệt trước khi lệnh đóng cửa đi vào hiệu lực.
Quán bia thủ công Druggists vừa mở cửa trở lại sau hai tuần cải tạo, thì phải ngừng hoạt động theo quy định. Chủ quán Corrine Chia, 45 tuổi, biết rằng giai đoạn này sẽ rất khó khăn. Nhưng lần đóng cửa trước đó đã giúp quán bar phát triển thêm mảng trực tuyến. Họ hiện cung cấp dịch vụ giao đồ tận nhà trên trang web.
“Lần phong tỏa đầu tiên nhắc nhở chúng tôi luôn phải lường trước các thay đổi sẽ đến và luôn sẵn sàng”, cô nói.
Nhưng đợt phong tỏa năm ngoái cũng khiến một số người hiểu rằng ngành của họ khó có thể kinh doanh trực tuyến. Philomena Cannon-Brookes, 51 tuổi, đã mất gần 40.000 USD doanh thu khi cố gắng chuyển Power Kids, phòng gym dành cho trẻ em, sang hình thức trực tuyến vào năm ngoái. Bà đã dừng tất cả các lớp sau khi nhận ra rằng trẻ em thiếu giám sát, không gian và dụng cụ để thực hiện các bài tập.
“Làm gì có phụ huynh nào muốn trả tiền cho các lớp học trực tuyến khi họ chỉ cần tìm bài tập trên mạng?”, bà nói.
Philomena Cannon-Brookes ngày 15/5 đóng cửa phòng gym cho trẻ em theo quy định chống dịch của Singapore. Ảnh: Washington Post.
Cannon-Brookes đã đóng cửa cơ sở kinh doanh thứ hai của mình, tiệm cắt tóc dành cho trẻ em đã mở được 14 năm, trong lần Singapore phong tỏa năm ngoái. Giờ đây, bà đang cố gắng để phòng gym vượt qua đợt phong tỏa này, dự kiến kéo dài đến 13/6.
Teo Yik Ying, hiệu trưởng Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore, cho biết đợt bùng phát là một “lời nhắc nhở rõ ràng” rằng những người đã tiêm vaccine vẫn có thể nhiễm virus, mặc dù họ ít khả năng tiến triển sang giai đoạn bệnh nặng và cần nhập viện.
“Điều đó thay đổi cách chúng ta tiếp cận đại dịch, không chỉ với tư cách một quốc gia, mà có lẽ trên toàn thế giới”, ông nói. “Trước khi một quốc gia có mức độ triển khai tiêm vaccine cao, nước đó không thể nới lỏng các biện pháp hạn chế cộng đồng”.
Đối với các nghệ sĩ vừa trở lại sân khấu, đợt đóng cửa mới là cơn ác mộng. Pavan Singh, 42 tuổi, đã rất vui mừng khi được trở lại nhà hát vào tuần trước cùng với đoàn hài kịch Otters United. Nhưng khi chuẩn bị lên sân khấu, anh nhận được tin rằng những hạn chế mới sẽ có hiệu lực, cấm tất cả buổi biểu diễn trực tiếp.
“Tôi chỉ cảm thấy lại thế nữa rồi”, anh nói và than thở rằng màn trình diễn đầu tiên của anh sau một thời gian dài cũng sẽ là buổi biểu diễn cuối cùng cho đến khi quy định được dỡ bỏ.
Ngày 14/5, Singh cúi đầu chào khán giả lần cuối trước khi các hạn chế mới bắt đầu. Người dẫn chương trình nói với các khán giả, những người ngồi cách nhau xa để đảm bảo giãn cách xã hội: “Chúng tôi không biết khi nào có thể biểu diễn một lần nữa. Vì vậy, lần cuối cùng, thưa quý vị và các bạn, xin hãy dành một tràng pháo tay”.
Người Mỹ chung sống với Covid-19
Theo các chuyên gia dịch tễ, Covid-19 ở Mỹ dần suy yếu nhờ người dân ý thức cao hơn về giãn cách xã hội, đeo khẩu trang nơi công cộng và hạn chế di chuyển.
Những tuần gần đây, Mỹ ghi nhận những dấu hiệu đáng khích lệ về Covid-19. Số ca nhiễm mới giảm mạnh tại nhiều khu vực, đất nước dần bước qua đỉnh dịch tồi tệ nhất.
Một số ý kiến cho rằng đây là kết quả của chương trình tiêm chủng nhanh chóng. Số khác nhận định sự suy giảm xảy ra tự nhiên, khi thời tiết ấm dần. Mọi lời giải thích đều đi kèm hai cảnh báo quan trọng: đất nước vẫn còn ở vị trí cao trên bản đồ dịch bệnh, tiếp tục ghi nhận hơn 90.000 trường hợp dương tính mới mỗi ngày. Bên cạnh đó, biến thể mới lây lan nhanh chóng và việc nới giãn cách xã hội cũng dễ khiến Mỹ gặp rủi ro.
Số ca nhiễm trung bình theo ngày ở Mỹ đạt mức cao nhất là 248.200 vào hôm 12/1 và bắt đầu giảm kể từ đó. Cựu giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Tom Frieden cho rằng sự suy yếu của đại dịch chủ yếu dựa vào hành vi của người dân, không phải chiến dịch tiêm chủng.
"Tôi không nghĩ vaccine có nhiều tác động đến tỷ lệ ca nhiễm. Đây là những gì chúng ta đang làm đúng: giãn cách, đeo khẩu trang, không đi du lịch, không tụ tập đông người trong nhà", ông nói.
Song Frieden lưu ý số ca mắc tại Mỹ vẫn cao hơn so với mùa xuân và hè năm ngoái. "Chúng ta đã chứng kiến ba đỉnh dịch. Việc có ghi nhận đợt bùng phát thứ tư hay không tùy thuộc vào mỗi người, và cái giá phải trả cực kỳ đắt", ông nhận định.
Điểm xét nghiệm nCoV tại Chicago, tháng 10/2020. Ảnh: NY Times
Rochelle Walensky, giám đốc đương nhiệm của CDC, cho biết hành vi của người dân đặc biệt quan trọng trong công tác ngăn chặn sự lây lan của virus. Theo ông, còn quá sớm để nới quy định sử dụng khẩu trang. Walensky ghi nhận dấu hiệu khả quan, song nhấn mạnh lượng ca mắc vẫn "cao gấp hai lần rưỡi so với mùa hè năm ngoái".
Các nhà nghiên cứu tại Viện Đo lường và Đánh giá Y tế của Đại học Washington cho rằng vaccine đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống dịch. Họ dự đoán virus sẽ lây lan mạnh khi thời tiết lạnh hơn.
"Có hai yếu tố làm giảm khả năng truyền bệnh. Một là tiêm chủng quy mô lớn, tỷ lệ người trưởng thành sẵn sàng dùng vaccine đạt 71%. Hai là điều kiện thời tiết. Số ca mắc sẽ giảm từ nay đến tháng 8", các chuyên gia báo cáo trong cuộc họp ngày 12/2.
Theo mô hình dịch tễ, virus tiếp tục trở lại vào tháng 6. Mô hình dự đoán Mỹ ghi nhận thêm 152.000 ca tử vong do Covid-19 vào ngày . Song việc triển khai vaccine sẽ cứu sống khoảng 114.000 người. Tuần qua, cả nước tiêm khoảng 1,62 triệu liều mỗi ngày, kết quả tốt nhất kể từ khi triển khai, vượt qua mục tiêu 1,5 triệu liều của Tổng thống Joe Biden.
Gần 40 triệu người đã tiêm mũi vaccine đầu tiên, chiếm 12% dân số Mỹ. Theo các chuyên gia, cần khoảng 70-90% người dân có miễn dịch tự nhiên hoặc thông qua tiêm chủng mới mong dập tắt đại dịch. Một số nhà dịch tễ học đồng tình với ông Frieden, rằng đến nay Mỹ chưa đủ người tiêm vaccine để tạo ra "vết lõm" lớn đến như vậy trong biểu đồ số ca nhiễm.
Lời giải thích khác, kém lạc quan hơn cũng xuất hiện: Số trường hợp dương tính ở Mỹ không giảm, chúng chỉ chưa được giới chức phát hiện. Theo Eleanor Murray, giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Đại học Boston, việc chính phủ tập trung vào phân phối và quản lý vaccine có thể khiến công tác xét nghiệm trở lên lỏng lẻo. "Tôi lo rằng các nguồn lực đang được chuyển dần từ xét nghiệm sang tiêm chủng", ông nói.
Ngày 17/2, Mỹ ghi nhận hơn 28 triệu ca mắc Covid-19 và gần 500.000 trường hợp tử vong. Số bệnh nhân đang được điều trị là khoảng 9,4 triệu, trong đó 18.716 người có triệu chứng nặng đến nghiêm trọng. Tổng số người đã hồi phục là hơn 18,4 triệu.
Covid-19 trở lại 'báo thù' Mỹ, châu Âu Nhà dưỡng lão Andbe ở Kansas ghi nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên hôm 7/1. Hai tuần sau, toàn bộ 62 cụ già ở đây nhiễm virus, 10 người đã tử vong. Khắp nơi trên toàn nước Mỹ, nơi cuộc bầu cử tổng thống vừa qua thu hút mọi sự chú ý của dư luận, Covid-19 đang trỗi dậy trở lại một cách...