Biến thể mới của SARS-CoV-2 ở Việt Nam có ảnh hưởng đến vaccine phòng COVID-19?
Biến thể mới của SARS-CoV-2 xuất hiện tại Việt Nam khiến nhiều người lo lắng có thể ảnh hưởng tới vaccine phòng chống COVID-19.
Theo GS. TS Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng Bộ Y tế, hầu hết các vaccine phòng COVID-19 hiện nay đều nhắm vào việc ngăn chặn sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2 với tế bào thuần chủng. Thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang theo dõi chặt chẽ sự biến chủng của virus này và chưa thấy có khả năng ảnh hưởng đến vaccine phòng COVID-19.
Qua nghiên cứu, biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 làm tăng khả năng bám dính của virus, với tế bào vật chủ, đột biến trên vùng gene N501Y của virus corona. Theo ước tính, biến chủng có khả năng làm tăng tốc độ lây truyền lên tới 70%.
Tuy tốc độ lây lan nhanh, nhưng biến chủng này không làm tình trạng bệnh nặng thêm. “Chúng ta vừa qua có phát hiện đột biến gene tăng lây nhiễm ở các ca bệnh ghi nhận tại Đà Nẵng. Nhưng khả năng lây nhiễm không mạnh như biến chủng mới này”, ông Long nhấn mạnh.
Theo ông Long, hiện Bộ Y tế đã đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch COVID-19 thành cao điểm. Bộ cũng chỉ đạo các cơ sở y tế, bệnh viện tuyến Trung ương tăng cường giải trình tự gene của các mẫu bệnh phẩm, đặc biệt khu vực châu Âu và ở các nước có biến chủng này để xem khả năng lây truyền thế nào.
GS. TS Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng Bộ Y tế.
Nhận định về trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 nhiễm biến chủng mới của SARS-CoV-2 mới phát hiện tại Việt Nam, PGS. TS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp – cho biết, người dân không nên quá lo lắng. Bởi đây là trường hợp đã được cách ly ngay khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây lan trong cộng đồng nên khả năng biến chủng này “lọt” ra ngoài là không thể xảy ra.
Ông Phu khẳng định, việc Việt Nam phát hiện ca bệnh nhiễm biến chủng mới không có gì đáng ngạc nhiên. Bởi chủng mới được xác định là chủng lây lan nhanh, đặc biệt là khi xuất hiện ca bệnh trong cộng đồng.
Trên thế giới, để đối phó với biến chủng này, nhiều quốc gia đã có động thái rất mạnh mẽ để ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng.
Tại Việt Nam, theo ông Phu, để phát hiện ra biến chủng mới, các nhà khoa học phải trải qua công tác giải trình tự gene. Hai cơ quan chuyên môn là Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP.HCM có thể làm được điều này. Trong quá trình xét nghiệm, giải trình tự gene, nếu phát hiện có ca bệnh tương tự, hai Viện sẽ có thông báo để những nơi đang theo dõi bệnh nhân có những động thái phù hợp hơn trong công tác cách ly, điều trị.
Tuy virus không làm tăng nặng tình trạng bệnh nhưng lại có khả năng lây lan rất nhanh. Trong khi nguy cơ lây nhiễm từ các ca bệnh nhập cảnh trái phép tại nước ta luôn thường trực. Chính vì vậy, việc cần làm nhất hiện nay là kiểm soát tốt đường mòn, lối mở, ngăn chặn những người nhập cảnh trái phép vào nước ta.
Ngoài ra, mỗi người dân cũng cần chung tay, đóng góp sức lực để công tác phòng, chống dịch COVID-19 được hiệu quả bằng việc khai báo y tế chính xác, không nhập cảnh trái phép. Những người khác cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế về thông điệp 5K: “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo Y tế”.
Sáng 2/1, Bộ Y tế cho biết, Viện Pasteur TP.HCM phát hiện một trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 (BN1435) nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Biến thể này là VOC 202012/01, là chúng mới được ghi nhận mới đây tại Anh. Ngoài ra, chủng gây bệnh cho BN1435 cũng có đột biến D614G vốn là chủng được cho làm lây lan nhanh cách đây 4-5 tháng.
Báo cáo dịch tễ học cho thấy ngày 22/12 BN1435 (nữ, 44 tuổi, quê quán tỉnh Trà Vinh) từ Anh về Việt Nam và được cách ly tập trung ngay tại Trà Vinh.
Trước khi về Việt Nam BN1435 có sức khỏe ổn định. Sau khi nhập cảnh và cách ly một ngày bệnh nhân có triệu chứng đau họng, sốt nhẹ và được lấy mẫu chuyển về Viện Pasteur TP.HCM làm xét nghiệm khẳng định dương tính ngày 24/12. Đồng thời bệnh nhân được chuyển cách ly, điều trị tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Trà Vinh với chẩn đoán viêm amydal cấp và các triệu chứng lâm sàng giảm dần từ ngày 24/12 đến 30/12.
Ngày 31/12 bệnh nhân có ho nhẹ, không đau họng, không sốt, chưa ghi nhận khó thở, hình ảnh X-quang có tổn thương mờ không đồng nhất hai đáy phổi. Hiện bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi viêm phổi và tiếp tục được điều trị theo dõi sát tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Trà Vinh.
Người chồng sống cùng nhà với BN1435 đang ở Anh, đã tự đi xét nghiệm và cũng cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Video: Ben trong khu bao che vaccine COVID-19 tai Viet Nam
Việt Nam phát hiện chủng vi rút SARS- CoV-2 biến thể của Anh trên BN1435
Sáng ngày 2/1/2021, thông tin từ Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cho biết đã phát biện 1 trường hợp - BN1435 nhiễm chủng vi rút SARS-CoV-2 - biến thể VOC 202012/01 - là chủng mới được ghi nhận ở Anh gần đây.
Đồng thời chủng gây bệnh cho BN 1435, cũng có đột biến D614G vốn là chủng được cho làm lây lan nhanh cách đây 4-5 tháng.
Trong thông tin vừa phát ra của Bộ Y tế cho biết, ngày 22/12/2020 sân bay Cần Thơ tiếp nhận chuyến bay VN50 từ Anh tới Việt Nam có 305 hành khách, chuyển cách ly tập trung tại tỉnh Trà Vinh-147 người, Vĩnh Long-137 người, TP Cần Thơ-17 người và TP Hồ Chí Minh-4 người.
Các địa phương đã tiến hành lấy mẫu, xét nghiệm lần 1 và phát hiện 06 trường hợp mắc bệnh gồm BN1429-BN1432 (tại Vĩnh Long) và BN1434-BN1435 (tại Trà Vinh). Ngay sau đó, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh đã đánh giá, phân loại và giải trình tự gen.
Kết quả đã ghi nhận 01 trường hợp - BN1435 nhiễm chủng vi rút SARS-CoV-2 - biến thể VOC 202012/01 - là chủng mới được ghi nhận ở Anh gần đây. Đồng thời chủng gây bệnh cho BN 1435, cũng có đột biến D614G vốn là chủng được cho làm lây lan nhanh cách đây 4-5 tháng.
Thông tin BN1435 như sau: Bệnh nhân (BN) nữ, sinh năm 1976, quê quán tỉnh Trà Vinh, về Việt Nam ngày 22/12/2020 và được cách ly tập trung ngay tại Trà Vinh. Bệnh nhân có tiền căn tăng huyết áp 10 năm nay - đang điều trị ổn.
Ảnh minh hoạ
Trước khi về Việt Nam, bệnh nhân có sức khỏe ổn định. Sau khi nhập cảnh và cách ly một ngày BN có triệu chứng đau họng, sốt nhẹ và được lấy mẫu chuyển về Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh làm xét nghiệm khẳng định dương tính ngày 24/12/2020. Đồng thời bệnh nhân được chuyển cách ly, điều trị tại BV Lao và bệnh Phổi tỉnh Trà Vinh với chẩn đoán viêm amydal cấp và các triệu chứng lâm sàng giảm dần từ ngày 24/12 đến 30/12/2020.
Ngày 31/12/2020, bệnh nhân có ho nhẹ, không đau họng, không sốt, chưa ghi nhận khó thở, hình ảnh X-quang có tổn thương mờ không đồng nhất hai đáy phổi. Hiện BN được chẩn đoán theo dõi viêm phổi và tiếp tục được điều trị theo dõi sát tại BV Lao và bệnh Phổi tỉnh Trà Vinh.
Đối với người chồng - sống cùng nhà với BN1435, hiện đang ở Anh, đã tự đi xét nghiệm và cũng cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh xin báo cáo Cục Y tế dự phòng để tổng hợp và trình xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế để chỉ đạo trong các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu và đáp ứng phòng chống dịch.
Trước đó, tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 diễn ra chiều ngày 25/12, Thường trực Ban Chỉ đạo Ban Chỉ đạo yêu cầu các Viện chuyên ngành khẩn trương lấy mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân COVID-19 gần đây và kết hợp đối tác bên ngoài để làm rõ biến thể mới của virus SARS-CoV 2 đã vào Việt Nam hay chưa.
Thông tin tại cuộc họp cũng cho biết, biến thể mới của virus SARS-CoV-2 vừa phát hiện tại Anh khiến nhiều quốc gia châu Âu và một số quốc gia, cùng lãnh thổ khu vực châu Á như Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) đã cấm các chuyến bay đến từ Anh.
Biến thể mới làm tăng khả năng lây lan tới 70%. Những nghiên cứu ban đầu cho thấy thời gian ủ bệnh của người nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 ngắn hơn, khởi phát sớm hơn, khả năng bám dính bề mặt lớn hơn... nhưng chưa có dấu hiệu về biến thể mới tồn tại lâu hơn, gây triệu chứng bệnh nặng hơn.
Nghiên cứu mới của Anh về biến chủng SARS-CoV-2 Nghiên cứu của Cơ quan Y tế Công cộng Anh cho thấy biến thể mới của virus SARS-CoV-2 không gây nên tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn so với các biến thể khác. Các nhà khoa học cho biết biến thể mới có thể lây lan nhanh chóng hơn. Cho đến nay, biến thể được phát hiện ở Anh vào giữa tháng 12...