Biến thể Delta có thể khiến Australia và Trung Quốc xem xét lại chiến thuật
Làn sóng dịch mới tại những nước áp dụng biện pháp chống dịch “không ca mắc COVID-19″ như Australia và Trung Quốc cho thấy dường như biến thể Delta đã phá vỡ được vòng phòng thủ và khiến hai nước này phải xem xét điều chỉnh chính sách.
Một khu vực bị phong toả tại Thượng Hải do có liên quan đến ca mắc COVID-19 ngày 3/8. Ảnh: CNN
Tại điểm nóng COVID-19 của Australia là New South Wales, các quan chức cho rằng tỷ lệ tiêm vaccine đạt 50% có thể đủ để tiến hành nới lỏng hạn chế nghiêm ngặt chống dịch của tiểu bang này. Đây được gọi là một điều chỉnh so với nỗ lực trước đây của Australia là không có ca mắc COVID-19 nào.
Kênh CNN (Mỹ) cho biết ở Trung Quốc, một loạt các ca mắc mới COVID-19 ở nhiều tỉnh thành từ ca dương tính virus SARS-CoV-2 phát hiện tại sân bay đông đúc nhất ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô ngày 20/7 đã khiến nước này phải tiến hành xét nghiệm diện rộng. Ông Huang Yanzhong tại tổ chức phi lợi nhuận Hội đồng Quan hệ đối ngoại trụ sở ở Mỹ cho biết ngày càng có nhiều chuyên gia Trung Quốc đề xuất về phương pháp giảm nhẹ thay vì cố gắng đạt được mục tiêu không ca mắc COVID-19.
Ông Karen A. Grépin tại Trường Y tế Công cộng Hong Kong (Trung Quốc) cho biết: “Chiến thuật không có ca mắc COVID-19 từng được coi là thành công ở một số khu vực trên thế giới trong 18 tháng qua. Nhưng tôi không nghĩ trong tương lai sẽ như vậy”.
Giai đoạn dịch COVID-19 hoành hành tại châu Âu và Mỹ năm 2020, Trung Quốc và Australia đã áp dụng biện pháp chống dịch với mục tiêu không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. Hàng nghìn người Australia ở nước ngoài đã không thể hồi hương do số chuyến bay và nơi cách ly hạn chế. Công dân Australia cũng không thể đi nước ngoài nếu thiếu thị thực xuất cảnh.
Video đang HOT
Nhưng lợi thế là Australia và Trung Quốc không vấp phải thiệt hại lớn về người như Mỹ và một số quốc gia châu Âu vì dịch COVID-19. Và đến tận đầu năm 2021, cuộc sống tại hai quốc gia này cũng gần như trở về bình thường với người dân tập trung ở nơi đông người dự các lễ hội âm nhạc và sự kiện thể thao.
Ông Grépin phân tích: “Các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương đã có 1 năm rưỡi chống dịch thành công. Không thể phủ nhận đây là một chiến thuật tốt”.
Đường phố Melbourne (Australia) vắng vẻ ngày 6/8 do giãn cách xã hội. Ảnh: CNN
Giáo sư Dale Fisher tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore cho biết chiến thuật của Trung Quốc và Australia tập trung bảo thắt chặt kiểm soát biên giới, nhanh chóng truy vết các trường hợp qua xét nghiệm diện rộng. Nhưng những biện pháp này đang gặp nhiều thách thức bởi biến thể Delta, được cho lây nhiễm hơn 60-200% so với virus SARS-CoV-2 đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán.
Khi “đặt chân” đến Australia, biến thể Delta đã phơi bày một lỗ hổng lớn trong chiến thuật của quốc gia này, đó là tình trạng tiêm vaccine COVID-19 vẫn khá chậm. Những quốc gia khác đã tiến hành tiêm vaccine COVID-19 từ đầu năm nay trong khi đó các lãnh đạo Australia lại không mấy vội vã.
Tính đến 8/8, mới chỉ có 17% dân số 25 triệu người của Australia đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, khá thấp so với Anh là 58% và Mỹ là 50%. Điều này đồng nghĩa với việc cộng đồng có miễn dịch khá hạn chế để ngăn biến thể Delta lây lan. Giáo sư Alexandra Martiniuk tại Trường Y tế công cộng Đại học Sydney đánh giá: “Đó thực sự là lỗi lầm lớn”.
Giáo sư Ben Cowling tại Đại học Hong Kong (Trung Quốc) cho biết giới chức nước này đã ngừng nhiều phương tiện giao thông nội địa và tiến hành xét nghiệm quy mô lớn sau khi 300 trường hợp mắc mới COVID-19 được phát hiện tại hơn 20 thành phố. Ông Ben Cowling cho rằng đây là chiến thuật đã quen thuộc tại Trung Quốc và sẽ đạt kết quả một lần nữa.
Nhưng ông cũng cảnh báo: “Đối với đợt dịch này, tôi cho rằng Trung Quốc sẽ sớm đạt được kết quả không có ca mắc COVID-19 nhưng tình trạng này vẫn cho thấy rủi ro đối với chiến thuật không có ca mắc. Đây không phải đợt dịch cuối cùng mà sẽ còn có những làn sóng dịch khác”.
Nhiều chuyên gia cho rằng về dài hạn, chiến thuật không ca mắc COVID-19 là không phù hợp bởi mọi quốc gia đều muốn mở cửa trở lại với thế giới. Nhưng ông Grépin đánh giá Australia và Trung Quốc hiện nay không cần thiết phải loại bỏ chiến thuật không ca mắc COVID-19 bởi với trên 80% dân số được tiêm vaccine COVID-19 thì các quốc gia có thể nới lỏng kiểm soát ở biên giới. Trung Quốc hiện dựa vào vaccine tự sản xuất trong nước là Sinovac và Sinopharm.
Giới chuyên gia Trung Quốc kêu gọi thay đổi cách chống dịch 'không COVID-19'
Giới chuyên gia y tế Trung Quốc cho rằng chính quyền cần thay đổi cách tiếp cận "không COVID-19" trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới bắt đầu mở cửa trở lại.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Nam Kinh, Giang Tô. Ảnh: THX/TTXVN
Liu Guoen, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Y tế Kinh tế tại Đại học Bắc Kinh nhận định rất khó để một nước đạt mục tiêu "không có ca nhiễm COVID-19" tại thời điểm biến thể Delta lây lan mạnh trên thế giới. Phát biểu tại cuộc hội thảo trực tuyến do công ty công nghệ Baidu tổ chức ngày 6/8, ông Liu cho rằng Trung Quốc cần mở những cuộc thảo luận nghiêm túc và có hệ thống để đi tới quyết định có cần điều chỉnh và tối ưu hóa chiến dịch hiện tại hay không.
Cũng tại hội thảo này, Zeng Guang, chuyên gia dịch tễ trưởng tại Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc đồng thuận với luận điểm cần có thay đổi để thiết lập miễn dịch cộng đồng bền vững hơn, từng bước tiến đến chấm dứt cách tiếp cận "không COVID-19".
"Đa phần những ca nhiễm trong đợt dịch hiện nay là thể nhẹ, không nên vì vậy mà cảm thấy hoảng sợ hay sức ép. Giữ không có ca nhiễm bệnh nào là điều hoàn toàn không khả thi xét trong bối cảnh toàn cầu... Nhiều nước sẽ mở cửa biên giới mà không cần phải chờ đến khi không còn ca COVID-19 nào", chuyên gia này chia sẻ.
Trung Quốc đang đối diện với đợt bùng phát nghiêm trọng nhất trong gần một năm trở lại đây, khởi đầu từ ổ dịch tại sân bay Lộc Khẩu Nam Kinh ở tỉnh Giang Tô hôm 20/7. Biến thể Delta đã khiến dịch bệnh lây lan sang 16 tỉnh với tổng số trên 600 ca nhiễm.
Về cơ bản, giới chức y tế nước này hiện vẫn áp dụng chiến lược "nhổ tận gốc" nhằm đạt mục tiêu "không COVID-19", thông qua biện pháp truy vết, xét nghiệm quy mô lớn, kiểm soát chặt việc di chuyển nội địa cũng như xuyên biên giới.
Cách tiếp cận "nhổ tận gốc" này đã giúp Trung Quốc đạt mục tiêu không có lây nhiễm cộng đồng trong một thời gian dài, đưa kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 2,3% trong năm 2020. Nhưng ngày càng có nhiều quan ngại về chiến lược kiểm soát dịch bệnh này, bởi tổn thất mà nó tạo ra lớn hơn so với lợi ích xét dưới góc độ kinh tế, nhất là trong bối cảnh nhiều nước đang chuyển sang bước "sống chung với virus".
Thêm 8 tỉnh tại Nhật Bản siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch Ngày 8/8, thêm 8 tỉnh tại Nhật Bản đã siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, các nhà hàng phải cắt giảm thời gian mở cửa và ngừng phục vụ đồ uống có cồn. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Như vậy, tính tới nay, có tất cả 13...