Biến thể của SARS-CoV-2 đã lây lan ra 50 nước và vùng lãnh thổ
Hungary là nước mới nhất phát hiện các ca nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 xuất hiện lần đầu ở Anh mới đây. Tổng Y sĩ Cecilia Muller ngày 13/1 cho biết rằng các bác sĩ đã tìm thấy biến thể của SARS-CoV-2 trong mẫu bệnh phẩm của 3 bệnh nhân COVID-19.
Hình ảnh do Cơ quan dược phẩm và thực phẩm Mỹ cung cấp về virus SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong ngày 13/1, Philippines và Sri Lanka cũng thông báo ghi nhận các ca nhiễm biến thể SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên tại Anh. Bộ Y tế và Trung tâm Gen Quốc gia Philippines chính thức xác nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể này là một người Philippines từ Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) về nước hôm 7/1. Còn ca nhiễm được ghi nhận tại Sri Lanka là một người Anh mới nhập c ảnh.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên tại Anh hồi giữa tháng 12/2020, đến nay đã lây lan ra 50 nước và vùng lãnh thổ. Biến thể tương tự được phát hiện tại Nam Phi cũng đã xuất hiện tại 20 nước và vùng lãnh thổ. Cả hai biến thể này được xác định có khả năng lây nhiễm cao.
Trên thực tế, số ca nhiễm mới ghi nhận trong ngày tại Anh và Nam Phi tăng đột biến trong thời gian gần đây. WHO cũng lưu ý biến thể mới thứ 3 của SARS-CoV-2 phát hiện tại Nhật Bản có thể tác động đến khả năng lây lan và phản ứng miễn dịch. Những ca nhiễm biến thể này tại Nhật là 4 du khách trở về từ Brazil. Các nghiên cứu ở Brazil cũng cho thấy sự xuất hiện của một biến thể mới, có vẻ là đã phát triển độc lập với biến thể được phát hiện tại Nhật Bản. WHO cho rằng cần nghiên cứu kỹ về tác động của các biến thể này đến sức khỏe cộng đồng.
Theo WHO, virus SARS-CoV-2 càng lây lan càng có nhiều cơ hội biến đổi. Điều này có nghĩa là lây lan càng nhiều thì SARS-CoV-2 càng có khả năng có thêm nhiều biến thể. Do đó điều quan trọng hiện nay là tăng cường khả năng chẩn đoán và sắp xếp một cách hệ thống chủng virus này.
Video đang HOT
Đại dịch COVID-19 kể từ sau khi xuất hiện tại Trung Quốc vào tháng 12/2019, đến nay đã lây nhiễm trên 92 triệu người trên thế giới và cướp đi sinh mạng của gần 2 triệu người. Các chuyên gia của WHO cũng sẽ tới Trung Quốc vào ngày 14/1 nhằm điều tra nguồn gốc của virus SARS-CoV-2.
Quốc gia thứ 10 sở hữu vũ khí hạt nhân: ... Brazil?
Thế giới trong tương lai có thể xuất hiện thêm một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, có thể đó sẽ là Brazil.
Quốc hội Brazil xem xét vấn đề phát triển hạt nhân
Giới truyền thông hôm 04/12 đưa tin, thông báo của dịch vụ báo chí của Thượng viện Liên bang Brazil cho biết, Ủy ban của Thượng viện Quốc hội Brazil sẽ xem xét vấn đề khả năng nước này sẽ sở hữu vũ khí hạt nhân để ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài.
Một bản kiến nghị với đề xuất như vậy đã được đệ trình lên hệ thống nghị viện vào hồi giữa tháng 10. Tác giả của đề xuất là một cư dân của bang Paraná, Vitu Angelou Duarte Pascaretta.
Thật bất ngờ là bản kiến nghị này đã nhận được 20 nghìn phiếu bầu cần thiết vào ngày 2 tháng 11, sau đó nó được gửi đến ủy ban chuyên ngành của quốc hội có trách nhiệm xem xét.
Giờ đây, quốc hội Brazil cần tìm ra nghị sĩ chịu trách nhiệm về việc xem xét thêm đề xuất này. Sau đó có khả năng một dự thảo luật sẽ được soạn thảo.
Ngày nay, chín quốc gia trên thế giới có vũ khí hạt nhân là Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Triều Tiên. Các nước này hình thành một nhóm dưới cái tên không chính thức "Câu lạc bộ hạt nhân". Năm quốc gia đầu tiên có tư cách hợp pháp của một cường quốc hạt nhân.
Ngoài ra, Israel được coi là quốc gia thứ 9 sở hữu vũ khí hạt nhân, thậm chí là có cả tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và có tới hàng trăm đầu đạn hạt nhân, mặc dù nước này chưa bao giờ thừa nhận.
Được biết, Brazil là một quốc gia được coi là có trình độ khoa học công nghệ dân dụng và quân sự rất phát triển. Nước này cũng đã làm chủ công nghệ hạt nhân dân dụng, nên nếu muốn sở hữu vũ khí hạt nhân thì đây được coi là điều "trong tầm tay" về mặt công nghệ. Tuy nhiên, trở ngại của sáng kiến trên lại đến từ những vấn đề khác.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp SNB Alvaro Alberto của Hải quân Brazil
Khả năng Brazil sử hữu vũ khí hạt nhân là không cao
The giới phân tích, có nhiều nguyên nhân khiến khả năng Brazil trở thành quốc gia thứ 10 sở hữu vũ khí hạt nhân là không cao.
Đầu tiên là chưa chắc đã có nghị sĩ nào của Brazil chịu đứng ra chịu trách nhiệm xem xét đề xuất này và soạn thảo một dự thảo luật để tiếp tục đệ trình lên quốc hội xem xét thông qua.
Thứ hai là trở ngại từ chính Hiến pháp hiện tại của Brazil, trong đó quy định rằng tất cả các hoạt động hạt nhân chỉ được mang tính chất hòa bình. Nếu muốn sở hữu vũ khí hạt nhân, nước này sẽ phải sửa đổi hiến pháp, mà đây là vấn đề liên quan đến ý nguyện của toàn dân.
Thứ ba là nếu cả 2 điều trên được thực hiện thì Brazil cũng còn con đường rất dài mới có thể sở hữu vũ khí hạt nhân, bởi nước này là thành viên của một số điều ước quốc tế về không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nếu quyết định sở hữu vũ khí hạt nhân, Brazil sẽ phải rút khỏi những hiệp ước này.
Thứ tư là vì những lí do "tế nhị", các cường quốc trên thế giới hiện nay sẽ không cho phép thêm bất cứ nước nào sở hữu vũ khí hạt nhân để đe dọa vị thế của họ. Do đó, họ sẽ làm tất cả để ngăn chặn một quốc gia nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm vũ khí hạt nhân.
Mặc dù như vậy, cũng không thể loại bỏ hoàn toàn khả năng Brazil trở thành quốc gia thứ 10 sở hữu vũ khí hạt nhân, bởi các quy định là do con người đặt ra và cũng có thể gỡ bỏ nó.
Hơn nữa, nước này được coi là có quan hệ rất tốt với nhóm bộ ngũ hạt nhân Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, nên Brazil có thể sẽ không vấp phải sự phản đối quyết liệt như đối với Iran hay Triều Tiên.
Hơn 66 triệu ca Covid-19 toàn cầu, WHO khuyên các nước không chủ quan WHO cảnh báo các chính phủ và người dân không nên mất cảnh giác vì các thông tin tích cực về vaccine, nói rằng hệ thống y tế vẫn chịu nhiều áp lực khi ca nhiễm toàn cầu đã vượt 66 triệu. Thế giới ghi nhận 66.162.224 ca nhiễm và 1.523.082 người đã tử vong do nCoV, tăng lần lượt 707.009 và 12.911...