Biến thể A.30 là gì, kháng được những vắc xin nào?
Biến thể hiếm A.30 của virus SARS-CoV-2, vừa được phát hiện tại Angola và Thụy Điển, có thể kháng kháng thể do vắc xin ngừa Covid-19 của Pfizer và AstraZeneca tạo ra.
Biến thể A.30 là gì?
Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí khoa học Nature Molecular and Cellular Immunology cho thấy có một biến thể Covid-19 hiếm gặp đã được phát hiện ở nhiều bệnh nhân tại Angola và Thụy Điển, được đặt tên là A.30, có thể né tránh các kháng thể do vắc xin tạo ra.
Lần đầu tiên được phát hiện ở Tanzania vào tháng 2-2021, biến thể A.30 có thể gây ra một mối đe dọa rõ rệt trong một thế giới ngày càng phụ thuộc vào vắc xin để bảo vệ chống lại SAR-CoV-2.
Ảnh minh họa. Nguồn: UFHealth.
A.30 là một biến thể nhánh từ dòng A của virus – dòng được cho là gốc rễ của đại dịch và là một trong số những dòng đầu tiên được xác định. Tuy nhiên, nó khác biệt rõ rệt so với các biến thể khác bởi nhiều đột biến trong protein gai – bộ phận rất quan trọng trong quá trình gắn và xâm nhập của virus vào trong tế bào người.
Đáng chú ý, một số đột biến này nằm ở hai vùng riêng biệt mà khi vắc xin được tiêm vào trong cơ thể sẽ tạo ra kháng thể trung hòa với virus. Điều này cho thấy vắc xin có thể không hoạt động hiệu quả trong việc chống lại A.30 so với các biến thể khác. Trong đó, một trong những đột biến quan trọng của A.30 là E484K với khả năng chống lại các kháng thể được tạo ra từ tiêm chủng hoặc miễn dịch tự nhiên.
Tuy nhiên, do số lượng bệnh nhân nhiễm A.30 vẫn còn ít nên các nhà khoa học vẫn chưa có nghiên cứu sâu về biến thể tiềm ẩn nguy hiểm này.
Video đang HOT
Biến thể A.30 nguy hiểm như thế nào?
Một nghiên cứu của Giáo sư Brian Hjelle tại Đại học New Mexico (Mỹ) cho biết biến thể này cần được theo dõi bởi “nó đi kèm một loạt đột biến và đang tiến gần đến khả năng vô hiệu hóa miễn dịch trong cơ thể người”.
Để đánh giá mức độ nguy hiểm của A.30, các nhà nghiên cứu Đức đã sử dụng nhiều dòng tế bào người để nghiên cứu sự lây nhiễm của virus sang các tế bào vật chủ. So với biến thể Beta (B.1.351) và Eta (B.1.525), A.30 cho thấy khả năng xâm nhập cao hơn đáng kể vào hầu hết các tế bào vật chủ trong thận, gan và phổi, đồng thời kháng lại liệu pháp kháng thể đơn dòng Bamlanivimab hiện đang được sử dụng để chống lại Covid-19.
Biến thể A.30 cần được nghiên cứu nhiều hơn trong thời gian tới. Ảnh: Bioworld.
Khi được thử nghiệm chống lại các kháng thể do vắc xin Pfizer-BioNTech và Oxford-Astrazeneca tạo ra, A.30 có “sức đề kháng cao hơn”, nghĩa là có thể né vắc xin tốt hơn, cũng như làm giảm hiệu quả của vắc xin.
Trong một tuyên bố với Newsweek, nhà nghiên cứu Markus Hoffmann tại Trung tâm nghiên cứu linh trưởng của Đức và là tác giả chính của nghiên cứu A.30 cho biết A.30 hiện không lan truyền trên cấp độ toàn cầu nhưng nó có thể bị bỏ qua ở những nơi năng lực xét nghiệm bị hạn chế. Điều này có thể khiến biến thể lan rộng hơn trong thời gian tới.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng biến thể này có thể dễ dàng xâm nhập hơn vào tế bào, đồng thời sở hữu bộ công cụ để trốn tránh các loại vắc xin một cách hiệu quả. Những kết quả như vậy cho thấy A.30 nên được theo dõi chặt chẽ trong những tháng tới và các quốc gia nên ưu tiên các biện pháp phòng ngừa có thể ngăn chặn sự bùng phát nếu biến thể A.30 này trở nên phổ biến.
Làm gì để chống lại biến thể A.30?
Nhìn chung, A.30 có “lợi thế” lây nhiễm hơn so với các biến thể SARS-CoV-2 khác nhưng lợi thế này sẽ thu hẹp lại khi mức kháng thể cao. Do đó, nếu các nước đạt được và duy trì mức kháng thể trung hòa cao từ việc tiêm chủng theo đợt hoặc thực hiện các mũi tiêm nhắc lại bổ sung, đây sẽ là một chiến lược phòng thủ tốt chống lại A.30 và các biến thể khác có khả năng né tránh kháng thể.
Nhà nghiên cứu Hoffmann nhấn mạnh: A.30 không hoàn toàn chống lại sự trung hòa của các kháng thể. Do đó, việc tiêm chủng sẽ cung cấp hàng rào bảo vệ nhất định, giúp hạn chế bệnh chuyển triệu chứng nặng. Vì vậy, tiêm phòng Covid “vẫn là lựa chọn tốt nhất” để chống lại đại dịch.
Ngoài ra, dù biến thể A.30 kháng thuốc đơn dòng Bamlanivimab, nhưng lại dễ bị tổn thương nếu kết hợp các loại thuốc Bamlanivimab và Etesevimab.
A.30 tới nay chưa được Tổ chức Y tế thế giới coi là biến thể cần quan tâm hay biến thể gây quan ngại vì nó ít phổ biến. Tuy nhiên, với khả năng né kháng thể như vậy, chúng ta cần phải đặc biệt theo dõi chặt chẽ và áp dụng các biện pháp đối phó nhanh chóng.
Nhật Bản đứng thấp hơn Việt Nam, vừa giành vé đi tiếp đã đối diện nguy cơ lớn bị loại
Nhật Bản đã không thể giành điểm trước Paraguay, qua đó đứng thứ ba bảng E và giành vé vớt lọt vào vòng 1/8 World Cup Futsal 2021.
Đêm qua, các trận cuối bảng E, F của World Cup Futsal 2021 đã kết thúc. Ở bảng E, Tây Ban Nha thắng Angola 4-1, còn Nhật Bản thua Paraguay 1-2. Với kết quả này, Tây Ban Nha đứng thứ nhất, Paraguay đứng thứ nhì còn Nhật Bản đứng thứ ba, Angola xếp cuối.
Với 3 điểm, hiệu số 1, Nhật Bản hiểm hiểm giành vé đi tiếp khi đứng thứ 4/6 trong các đội hạng ba xuất sắc nhất (thấp hơn Việt Nam).
Ở vòng 1/8, Nhật Bản sẽ đụng độ Brazil nên nguy cơ bị loại cực lớn (trong trường hợp hòa hoặc thắng Paraguay để đứng nhì bảng E, thì Nhật Bản sẽ gặp Argentina ở vòng 1/8 - khả năng bị loại cũng vẫn cực cao!).
Tại bảng F, Argentina thắng Iran 2-1 còn Serbia thắng Mỹ 7-0. Với kết quả này, Argentina đứng đầu, Iran đứng thứ nhì, Serbia đứng thứ ba và Mỹ xếp cuối bảng.
Như vậy, toàn bộ các đội dự vòng 1/8 World Cup Futsal 2021 đã lộ diện, và các cặp đấu của vòng 1/8 cũng đã định hình hết. Có tới 7/8 cặp đấu là giữa một đội trung bình khá gặp một đội mạnh. Chỉ riêng trận đấu giữa Venezuela vs Ma Rốc là diễn ra giữa 2 đội trung bình khá, nên sẽ có một đội may mắn được lọt vào vòng tứ kết. Tại đây, khả năng lớn đội thắng của cặp này sẽ phải đụng độ Brazil và dừng bước.
Với tuyển futsal Việt Nam, đối thủ của chúng ta lại vòng 1/8 là Nga. Trên BXH futsal thế giới, Nga đứng thứ 4 sau Tây Ban Nha, Brazil và Argentina. Rất trùng hợp, ở VCK World Cup Futsal 2016 tại Colombia, chúng ta cũng đã gặp Nga ở vòng 1/8, sau chiến tích lịch sử là vượt qua vòng bảng ở ngay lần đầu tiên dự giải. Khi đó, tuyển futsal Việt Nam đã thua trắng Nga với tỷ số 0-7.
Lần gặp lại này, khả năng thất bại của tuyển Việt Nam trước Nga vẫn cực lớn. Có lẽ, điều phù hợp để chúng ta kỳ vọng là đội nhà sẽ ghi được bàn thắng trước Nga để làm phần thưởng danh dự, cũng như tạo động lực cho tương lai.
Rõ ràng, việc tuyển futsal Việt Nam có 2 lần liên tiếp dự VCK World Cup Futsal và đều vượt qua được vòng bảng là điều vô cùng đáng khen ngợi. Trong lịch sử của futsal châu Á, thậm chí Việt Nam còn là đội đầu tiên ở lần thứ nhất và thứ hai liên tục dự VCK World Cup Futsal châu Á vượt qua được vòng bảng. Các đại gia châu Á như Iran, Nhật Bản... cũng không thể làm được điều này.
Thái Lan cũng phải tới lần thứ ba dự VCK World Cup Futsal mới bắt đầu đều đặn vượt qua được vòng bảng (đang có lần thứ 3 liên tiếp, sau 5 lần dự VCK).
Trưởng đoàn Trần Anh Tú: 'Futsal Panama rất mạnh' Đội tuyển Futsal Panama rất mạnh, không hề đơn giản để thắng được, chứ đừng nói đến việc có thể thắng đậm đối thủ, Trưởng đoàn Trần Anh Tú nhắc nhở đội tuyển trước trận đấu. Trưởng đoàn Trần Anh Tú động viên tinh thần toàn đội trước trận đấu quan trọng gặp ĐT futsal Panama. Cũng theo Trưởng đoàn Trần Anh Tú:...