Biến tấu mì ăn liền thành món “mì rút quẻ”, dân mạng xứ mặt trời mọc nóng lòng ngày “thử vận”
Theo đó, một công ty mì ăn liền tại Nhật Bản đã biến tấu món ăn truyền thống này trở thành món độc lạ để thu hút người mua “thử vận”.
Tờ Phụ nữ mới dẫn nguồn Japaholic cho biết, một công ty sản xuất mì ăn liền tại Nhật Bản đã có ý tưởng độc lạ trong những ngày đầu năm mới khi chuẩn bị cho ra mắt món mì rút quẻ.
Ý tưởng lần này của công ty mỳ xuất phát từ bước “đổ nước nóng”. Bất cứ ai đã ăn cốc mì xào của công ty này đều biết rằng, thực khách có thể đổ nước nóng ra từ một lỗ trên miệng cốc mì. Nhược điểm là đôi khi 1-2 sợi mì sẽ rơi ra từ lỗ nhỏ này.
Theo đó, bài đăng của công ty mang tính khảo sát đã nhận được gần 30 triệu lượt xem và hàng nghìn bình luận tích cực. Ảnh: Japaholic
Phái công ty đã tận dụng điều này, tạo ra nhiều lỗ hơn và đánh dấu mỗi chiếc lỗ ứng với một quẻ, để mọi người có thể đánh giá vận may ngày hôm nay từ việc sợi mì chảy ra khỏi lỗ.
Ở trường hợp bình thường, có lẽ ai cũng thấy khó chịu khi sợi mì rơi ra từ lỗ thoát nước nóng ngâm mì, nhưng thiết kế này có thể khiến mọi người mỉm cười và tự hỏi sợi mì sẽ “rơi ra ở quẻ nào”, khiến nhận thức xấu ban đầu trở thành một trải nghiệm thú vị.
Ý tưởng sợi mì rơi ra khỏi lỗ quẻ xuất phát từ phong tục rút quẻ trong đền thờ của người Nhật Bản.
Các “quẻ” có trong hộp mỳ sắp được ra mắt. Ảnh: Japaholic
Tại Nhật Bản, quẻ bói được tính theo thứ tự lần lượt là Đại cát, Cát, Trung cát, Tiểu cát, Mạt cát, Mạt tiểu cát, Hung, Đại hung.
Video đang HOT
Ngoài ra, trên các quẻ sẽ có viết nội dung khác về nguyện vọng, dự đoán tương lai, vận mệnh, tình yêu, học tập, công việc, tiền bạc.
Tất nhiên, ai cũng muốn mình rút được quét cát hoặc quẻ mang ý nghĩa tốt lành khác, song nếu rút phải quẻ không may mắn cũng đừng quá lo lắng vì ý nghĩa đều dừng ở mức chiêm nghiệm và tham khảo.
Nới về chủ đề này, nhiều cư dân mạng bình luận:
“ Sáng tạo này thật sự thú vị. Nếu 2 sợi mì cùng chui ra 2 lỗ khác nhau thì chỉ cần tính theo sợi nào dài hơn là được”.
“Nếu công ty chính thức bán loại mì này thì sáng nào tôi cũng ăn, tội tình gì không thử vận trong ngày? Nhưng chỉ hy vọng sợi mì không rơi ra từ quẻ Hung mà thôi”.
Trước đó, theo Korea.net, tại Hàn Quốc, vào ngày đầu năm mới, những chiếc bao lì xì bằng vải có dây rút “độc lạ” tại xứ sở kim chi cũng khiến nhiều trẻ nhỏ thích thú. Nếu trước đây, người Hàn thường sử dụng bao lì xì này để đựng những đồ vật nhỏ, đặc biệt là tiền xu thì ngày nay, hầu hết họ không bỏ tiền năm mới vào túi. Nhưng với họ, đây vãn là một nét truyền thống trong phong tục ngày Tết.
Gọi ly đồ uống có tên lạ "1890" ở khách sạn, nữ du khách hoảng hồn nhận hóa đơn và cái kết "sợ đến già"
Câu chuyện về giá cả các dịch vụ và đồ ăn, thức uống khi đi du lịch dường như không còn mới nữa, nhưng câu chuyện này vẫn thu hút được sự chú ý, có lẽ vì những tình tiết đặc biệt.
Theo tờ The Independent, sự việc xảy ra vào dịp đầu năm mới nhưng mãi tận gần đây, người phụ nữ tên Lynsey mới chia sẻ câu chuyện lên tài khoản mạng xã hội TikTok và lập tức thu hút sự chú ý của nhiều người. Bằng chứng là đến nay, sau 3 ngày, video thu hút hơn 1,8 triệu lượt xem, 91.000 lượt thích và 1.200 lượt bình luận.
Theo đó, Lynsey cùng gia đình đi du lịch vào dịp đầu năm mới. Sau khi đi chơi và trở về khách sạn ở London (tên khách sạn không được tiết lộ), Lynsey cảm thấy "hơi say" và quyết định gọi một ly cocktail tên là "1890".
Lynsey đã rơi vào tình huống oái oăm khi gọi ly đồ uống có cái tên "lạ".
"Tôi nghĩ giá của nó chỉ khoảng 18.90 bảng Anh (tương đương 568.000 VNĐ)", Lynsey nói. Nhưng hóa ra, con số 1890 không phải là tên gọi của loại đồ uống này, nó cũng không phải có giá 18.90 bảng Anh như Lynsey tưởng mà là 1.890 bảng Anh (tương đương hơn 56 triệu VNĐ).
Trả lời một bình luận của người theo dõi về chuyện gì xảy ra tiếp theo, Lynsey đã tải lên một video khác, trong đó cô nói rằng khi phát hiện ra ly cocktail có giá gần 2.000 bảng Anh, cô đã cho chồng xem biên lai. Anh chỉ "rời khỏi quầy bar của khách sạn và cười".
Lynsey kể tiếp: "Tôi đã nói với người đàn ông đứng sau quầy bar rằng 'Tôi xin lỗi, tôi không biết giá của ly cocktail là 1.890 bảng'. Anh ta gọi quản lý của mình đến. Người quản lý rất nhẹ nhàng và lịch thiệp, anh ấy nói với tôi rằng 'Không sao đâu, đừng lo lắng về điều đó, hãy lên phòng của quý khách, tận hưởng thời gian còn lại của chuyến du lịch và chúng tôi sẽ giải quyết việc này sau'.
Đây là đêm đầu tiên trong 5 đêm chúng tôi nghỉ tại khách sạn này. Nếu họ yêu cầu tôi trả gần 2.000 bảng Anh cho ly cocktail ấy, tôi sẽ lên cơn đau tim thực sự. Sau đó, tôi tránh quầy bar ấy như tránh dịch bệnh".
Ảnh minh họa.
Sau đó, trong đêm giao thừa, Lynsey và chị gái quay trở lại quầy bar. Họ nhìn thấy người quản lý.
Lynsey nói với anh ta: "Tôi vô cùng xin lỗi, đó thực sự là một sự nhầm lẫn". Lynsey hỏi chuyện gì đã xảy ra với người pha chế rượu của quầy bar vì anh ta trông có vẻ lo lắng. Người quản lý nói: "Tôi đã sa thải cậu ấy".
Lynsey bật khóc. Cô nói: "Sự việc xảy ra hôm đó không đáng để cậu ấy bị mất việc, tôi sẽ trả 2.000 bảng Anh". Đáp lại, người quản lý bảo Lynsey "bình tĩnh", nói thêm rằng anh ta chỉ nói đùa chút thôi. Người pha chế rượu vẫn tiếp tục làm việc nhưng được đào tạo thêm.
Ảnh minh họa.
Lynsey nói thêm: "Cậu ấy cần được yêu cầu đảm bảo rằng mọi khách hàng vào quầy đều biết rõ giá của ly cocktail là 1.890 bảng Anh".
Cô kết luận câu chuyện của mình bằng một thông tin vui: "Sau đó, chúng tôi đã ngồi xuống với người quản lý và thưởng thức đồ uống với anh ấy và cả gia đình anh ấy nữa, và đó thực sự là một khoảnh khắc năm mới tuyệt vời".
"Nhưng kể từ bây giờ tôi sẽ luôn kiểm tra giá cocktail dù ở bất kỳ đâu", cô nhấn mạnh.
Những thầy cô giáo nặng lòng với học trò vùng cao Để các em biết con chữ, những thầy giáo, cô giáo phải 'mang lớp' về tận thôn, bản. Dù nghèo khó bủa vây, sống giữa rừng núi heo hút ở miền Tây xứ Nghệ, các giáo viên vẫn một lòng bám lớp, bám bản ngày ngày âm thầm 'lái đò đưa tri thức về bản làng'. Ở các huyện miền núi cao Tương...