“Biến số” phức tạp trong bức tranh tài chính của “Vua đá” Vicostone (VCS)
Kết quả kinh doanh quý III/2020 của Vicostone tăng trưởng tốt, nhưng những quan hệ vay nợ chưa được đánh giá đầy đủ mức độ rủi ro, khiến bức tranh tài chính chứa đựng nhiều biến số phức tạp.
Quý III/2020, doanh thu thuần của Vicostone đạt 1.499 tỷ đồng, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tại nội dung thông tin sơ bộ đến các cổ đông và nhà đầu tư về tình hình kinh doanh quý III/2020 của Công ty cổ phần Vicostone (mã VCS, sàn HoSE) mới đây, ông Phạm Anh Tuấn, Tổng giám đốc Vicostone cho biết, Covid-19 tuy có gây ảnh hưởng, nhưng Vicostone vẫn đạt được tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận hợp nhất.
Cụ thể, doanh thu thuần của Công ty đạt 1.499 tỷ đồng, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận trước thuế đạt 469 tỷ đồng, tăng trưởng 13% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 400 tỷ đồng, tăng trưởng 14,2%.
Sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Vicostone trong quý III/2020 đã phần nào bù đắp cho những “hao hụt” mà công ty này đã phải nếm trải trong nửa đầu năm 2020. Trước đó, doanh thu thuần 6 tháng đầu năm của doanh nghiệp ngành đá xây dựng này đạt 2.494,7 tỷ đồng, sụt giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế bán niên đạt 560,9 tỷ đồng, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị tuyệt đối doanh thu thuần quý III đã tăng cao hơn 26 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, vừa đủ bù đắp phần sụt giảm của doanh thu thuần nửa đầu năm. Trong khi đó, phần giá trị tuyệt đối của lợi nhuận sau thuế quý III/2020 tăng thêm 49,3 tỷ đồng, mới chỉ bù đắp chưa đến 1/2 so với phần sụt giảm lợi nhuận sau thuế mà công ty này phải gánh chịu trong 6 tháng đầu năm 2020 (109,4 tỷ đồng).
Bên cạnh các con số kinh doanh, hoạt động của Vicostone cũng có nhiều giao dịch với các doanh nghiệp liên quan. Trong đó, các biến số về tài chính khá đa dạng do nhiều khoản vay nợ chưa được phân loại để trích lập dự phòng.
Cuối quý III/2020, Vicostone đã có chủ trương cho công ty con là Công ty TNHH Đầu tư và Chế biến khoáng sản Phenikaa Huế vay 30 tỷ đồng không có tài sản đảm bảo. Thời hạn vay là 18 tháng và mục đích vay chỉ để Công ty Phenikaa Huế bổ sung nguồn vốn kinh doanh.
Video đang HOT
Được hỗ trợ khá dễ dàng về vấn đề cấp vốn từ công ty mẹ, nhưng sự đóng góp của Công ty Phenikaa Huế cho hoạt động kinh doanh hợp nhất có vẻ khá mờ nhạt.
Ngoài Phenikaa Huế, các công ty liên quan có giao dịch vay nợ với Vicostone còn có Công ty cổ phần Tập đoàn Phượng hoàng xanh A&A. Chưa kể, Vicostone còn có các quan hệ vay nợ với công ty trong Tập đoàn Phượng hoàng xanh A&A. Tính đến giữa năm 2020, tổng giá trị các khoản phải thu với các doanh nghiệp có liên quan lên đến 1.013,6 tỷ đồng.
Trong nội dung thuyết minh tại báo cáo tài chính bán niên, số dư các khoản phải thu, phải trả các bên liên quan không có tài sản bảo đảm sẽ được thanh toán bằng tiền hoặc cấn trừ công nợ. Công ty và công ty con cũng chưa trích lập bất cứ một khoản dự phòng phải thu khó đòi nào liên quan đến số tiền các bên liên quan còn nợ Công ty và công ty con.
Ngoài các quan hệ vay nợ, Vicostone còn có một vụ kiện kinh tế tại thị trường nước ngoài. Theo đó, năm 2013, Vicostone đã bị Công ty TNHH Cambria (một công ty được thành lập tại Mỹ), kiện về việc vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ khi bán một số sản phẩm của họ tại thị trường Mỹ. Vụ kiện này đã được Tòa án tiểu bang Minesota thụ lý, nhưng sau đó Tòa án tạm dừng xử. Đến thời điểm lập báo cáo tài chính bán niên 2020, Ban tổng giám đốc Vicostone cho biết, có đầy đủ cơ sở để trích lập dự phòng cho các khoản chi phí bồi thường (nếu có).
Tổng công ty Hàng hải "mắc cạn" với Dự án cảng Vân Phong
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) sẽ phải tự xử lý khối tài sản 213 tỷ đồng tại Dự án Xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong đã "mắc cạn" từ hơn 10 năm trước.
Cuộc khủng hoảng kép kinh tế thế giới giai đoạn 2008 đã ảnh hưởng trực tiếp đến Dự án cảng Vân Phong. Ảnh: A.M
Lòng vòng
Theo thông tin của Báo Đầu tư, VIMC vừa gửi Văn bản số 2496/HHVN-ĐT đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) có văn bản chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam tiến hành bàn giao lại Dự án Xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (Dự án cảng Vân Phong) cho Tổng công ty theo đúng ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình.
Trước đó, tại Công văn số 7654/VPCP-CN ngày 15/9/2020 về việc xử lý tồn tại liên quan đến Dự án cảng Vân Phong do VIMC làm chủ đầu tư, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các bộ: tài chính, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các cơ quan có liên quan xử lý dứt điểm theo thẩm quyền, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
Công trình này được Bộ GTVT phê duyệt năm 2007 và giao VIMC làm chủ đầu tư nhằm tạo thế và lực cho ông lớn ngành hàng hải trong việc sớm định vị vị thế hàng đầu trong phát triển cảng trung chuyển quốc tế. Sau khi hoàn tất các thủ tục, cân đối nguồn vốn tự có, Dự án đã được VIMC triển khai thực hiện từ năm 2009.
Tuy nhiên, những tác động từ cuộc khủng hoảng kép kinh tế thế giới giai đoạn 2008 đã ảnh hưởng trực tiếp đến các mục tiêu của Dự án cảng Vân Phong. Bản thân VIMC khi đó không còn đủ năng lực tài chính để theo đuổi công trình. Vì vậy, được sự đồng ý của Chính phủ, năm 2012, Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng công ty dừng thực hiện Dự án và bàn giao các khối lượng thi công dang dở cho Cục Hàng hải Việt Nam.
Tại thời điểm đó, Bộ GTVT hy vọng, Cục Hàng hải Việt Nam sẽ tìm kiếm được nhà đầu tư thay thế VIMC. Trong trường hợp Dự án được khởi động lại, VIMC sẽ được nhà đầu tư mới thanh toán các khối lượng đã thực hiện.
Theo ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng giám đốc VIMC, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ GTVT, đến tháng 9/2018, Tổng công ty đã hoàn thành toàn bộ việc thanh, quyết toán hợp đồng với các nhà thầu của Dự án cảng Vân Phong và tiến hành kiểm toán giá trị đầu tư Dự án là 213 tỷ đồng.
Tháng 10/2018, VIMC và Cục Hàng hải Việt Nam đã ký Biên bản bàn giao Dự án cảng Vân Phong. Theo đó, VIMC bàn giao toàn bộ khối lượng thi công và hồ sơ tài sản liên quan đến Dự án sang Cục Hàng hải Việt Nam. Sau khi bàn giao, tài sản được hình thành của Dự án (bao gồm các cọc ống thép đã đóng và chưa đóng, cọc bê tông cốt thép, các công trình tạm phục vụ thi công...) đang được Cục Hàng hải Việt Nam trông giữ trên khu đất của Dự án trước đây.
Điều đáng nói là, kể từ khi nhận bàn giao, Cục Hàng hải Việt Nam cũng không thể tìm được nhà đầu tư mới. Thậm chí, Dự án cảng Vân Phong còn trở thành gánh nặng đối với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành do phải cắt cử nhân lực để trông coi khối tài sản dở dang nói trên.
Bản thân Dự án cảng Vân Phong cũng đã bị "khai tử" về mặt pháp lý sau khi bị UBND tỉnh Khánh Hòa thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, thu hồi đất vào năm 2013.
Mắc cạn
Trong Công văn số 5781/BGTVT-QLDN ngày 15/6/2020 gửi Thủ tướng Chính về việc xử lý các tồn tại Dự án cảng Vân Phong, Bộ GTVT thừa nhận, việc bàn giao công trình này sang Cục Hàng hải Việt Nam là chưa đủ căn cứ.
Điều đáng nói là, việc bàn giao Dự án sang Cục Hàng hải Việt Nam vào năm 2018 vô hình trung đã khiến VIMC rơi vào thế kẹt do Bộ GTVT chưa có quyết định chuyển chủ đầu tư chính thức sang Cục Hàng hải Việt Nam, nên trên sổ sách kế toán của VIMC, vẫn phải ghi nhận giá trị của Dự án với số tiền là 213 tỷ đồng.
Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa Công ty mẹ VIMC vào ngày 31/12/2016, theo quy định, toàn bộ giá trị đầu tư của Dự án cảng Vân Phong vẫn ghi nhận trên chi phí xây dựng cơ bản dở dang (số tiền tạm tính là 150,23 tỷ đồng) và được tính vào giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại Công ty mẹ - VIMC theo Quyết định số 3402/QĐ-BGTVT ngày 8/12/2017 của Bộ GTVT.
Trong khi đó, theo Phương án cổ phần hóa của Vinalines được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 751/QĐ-TTg ngày 20/6/2018, trong danh mục các dự án tiếp tục/dự kiến đầu tư của "ông lớn" ngành hàng hải giai đoạn hậu cổ phần hóa lại không bao gồm dự án này. Đồng thời, tại Bản công bố thông tin bán cổ phần lần đầu của Công ty mẹ - VIMC gửi các nhà đầu tư, Ban chỉ đạo cổ phần hóa đã công bố việc dừng triển khai thực hiện Dự án và đang thực hiện quyết toán, bàn giao Dự án cho Cục Hàng hải Việt Nam.
"Nếu tiếp tục treo Dự án cảng Vân Phong, VIMC không thể thực hiện quyết toán phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp để khép lại 'hải trình' cổ phần hóa công ty mẹ", ông Trần Tuấn Hải, Trưởng ban Ban Truyền thông VIMC cho biết.
Được biết, để tháo gỡ vướng mắc cho VIMC, tại Công văn số 5781, Bộ GTVT đã kiến nghị Thủ tướng cho phép bàn giao lại tài sản tại Dự án cảng Vân Phong mà Cục Hàng hải Việt Nam đang quản lý về lại VIMC để đơn vị này tự thanh lý tài sản trong giai đoạn Công ty mẹ chuẩn bị chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
"Giá trị chênh lệch sau khi thanh lý so với quyết định phê duyệt quyết toán của Dự án cảng Vân Phong sẽ được quyết toán cùng với vốn nhà nước tại thời điểm Công ty mẹ - VIMC chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần", ông Nguyễn Văn Công, Thứ trưởng Bộ GTVT đề xuất.
Trong trường hợp tại thời điểm Công ty mẹ - VIMC chính thức chuyển thành công ty cổ phần mà việc thanh lý các tài sản của Dự án chưa hoàn thành, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép loại trừ toàn bộ tài sản, nguồn vốn của Dự án ra khỏi phần tài sản, nguồn vốn bàn giao sang Công ty cổ phần. VIMC tiếp tục tổ chức thanh lý, số tiền thu được do thanh lý tài sản được để lại tăng phần vốn góp của Nhà nước tại Công ty cổ phần hoặc nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp.
Theo đại diện VIMC, đây có lẽ là lối thoát khả dĩ nhất giải thoát cho "xác sống" mang tên Dự án cảng Vân Phong. "Tổng công ty sẽ khẩn trương xử lý theo đúng quy định ngay khi tiếp nhận lại tài sản tại Dự án cảng Vân Phong", ông Tĩnh cho biết.
Dự án cảng Vân Phong được xây dựng tại bán đảo Hòn Gốm, vịnh Vân Phong, thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Đây là công trình được kỳ vọng là cảng trung chuyển nước sâu có thứ hạng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với diện tích 750 ha, gồm 37 bến, chiều dài toàn bến khoảng 12.564 m, công suất thiết kế khoảng 17,5 triệu TEU/năm, có tổng mức đầu tư 3,6 tỷ USD.
Trong giai đoạn khởi động, Dự án dự kiến xây dựng 2 bến với tổng chiều dài mép bến là 690 m, quy mô sử dụng đất là 42 ha, tổng mức đầu tư gần 6.000 tỷ đồng, công suất thiết kế là 710.000 TEU/năm, có thể tiếp nhận tàu container có sức chở lên đến 9.000 TEU, thời gian thực hiện trong 20 tháng.
Trường Thành Group (TTA) báo lãi quý III đạt 61 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm 2019 Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020 của Trường Thành Group (TTA) đạt lợi nhuận hơn 103 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ. Ngày 20/10, Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển Trường Thành (Mã CK: TTA) đã công bố BCTC quý III/2020 và lũy kế 9 tháng đầu năm 2020. Cụ thể trong quý III, doanh thu...