Biên phòng băng rừng bảo vệ mốc biên giới giữa giá lạnh thấu xương
Những người lính biên phòng ở biên giới xứ Nghệ ngày đêm bám bản, băng rừng, vượt suối gùi hàng giữa thời tiết lạnh thấu xương để bảo vệ mốc biên cương của Tổ quốc.
Những ngày tháng Chạp, tiết trời ở vùng đất Cao Vều, xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) lạnh như cắt da, cắt thịt. Mặc cho thời tiết lạnh tê tái, hàng ngày, các chiến sĩ Đồn Biên phòng Phúc Sơn (Bộ Đội biên phòng Nghệ An) dậy từ sáng sớm băng rừng, lội suối để tuần tra khép kín từ mốc biên cương số 443 đến 447.
Đồn Biên phòng Phúc Sơn những ngày giá lạnh chìm trong màn sương mù bao phủ.
Để tuần tra các mốc biên giới, các chiến sĩ Đồn Biên phòng Phúc Sơn vừa phải gùi các nhu yếu phẩm, vừa phải băng rừng, “đi trong sương”…
Theo Thiếu tá Phạm Quang Thuận – Phó đồn trưởng Đồn Biên phòng Phúc Sơn, để lên được mốc biên giới, các chiến sĩ đã phải đi bộ, băng rừng, vượt suối…, mất hơn 7 giờ đồng hồ.
“Hành trình di chuyển lên các mốc biên giới rất vất vả dù bất kể vào mùa mưa hay nắng. Mùa mưa thì có cái khổ của mùa mưa, mùa nắng thì có cái khó khăn, gian khổ của mùa nắng. Mỗi chuyến đi, chúng tôi phải vượt núi, băng rừng, trên lưng còn mang thêm thức ăn, súng đạn… mỗi chiến sĩ thường gùi trên mình thêm 30-40kg”, Thiếu tá Phạm Quang Thuận chia sẻ.
Trong thời gian qua, Đồn Biên phòng Phúc Sơn ngoài tuần tra, bảo vệ mốc biên giới, đơn vị còn chủ trì và phối hợp phát hiện, bắt giữ, xử lý 7 vụ với 7 đối tượng phạm tội, vi phạm pháp luật; tang vật thu giữ 9kg ma túy dạng đá, 6 bánh hê rô in, 6.005 viên ma túy tổng hợp, 0,315g hêrôin và nhiều tang vật khác.
Vào mùa này, sương mù luôn bao phủ cả núi rừng, gần như không thấy đường đi, người cách nhau khoảng 2-3m là không nhìn thấy nhau. Các chiến sĩ chia nhau những nắm cơm vắt cứng như đá, chia nhau từng manh áo trong những đêm ngủ lại trên đỉnh núi cao khoảng 1.500m so với mực nước biển giữa thời tiết buốt giá.
Các chiến sĩ Đồn Biên phòng Phúc Sơn tranh thủ ăn cơm nắm trong lúc tuần tra.
Rồi những bữa cơm đêm trong rừng sâu lạnh giá của các chiến sĩ Đồn Biên phòng Phúc Sơn.
Cũng theo Thiếu tá Phạm Quang Thuận, mỗi cuộc hành trình tuần tra khép kín mốc 443 đến 447 hiểm nguy lớn nhất là những lúc lội qua vực, vách đá dựng đứng… nếu lỡ sẩy chân một chút là lao xuống vực.
Được biết, cột mốc 443 đến 447 tại cửa khẩu Cao Vều (xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn) được xác định là cửa khẩu có vị trí chiến lược giao thương, thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội. Đây là vị trí tiếp giáp giữa Thông Phi La, huyện Xay-Chăm-Phon, tỉnh Bô-ly-khăm-xay (Lào) và xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
Video đang HOT
Chiến sĩ Đồn Biên phòng Phúc Sơn trang nghiêm khi thực hiện tuần tra.
Theo đó, 2 bên đã thống nhất mở rộng diện tích, hạ độ cao so với vị trí mốc đã được xác định, nhằm đảm bảo cảnh quan; thống nhất chủ trương được phép xây dựng các công trình phụ trợ trong phạm vi 100m tính từ đường biên giới; xây dựng hệ thống dẫn nước sinh hoạt tại khu vực cửa khẩu.
Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Nghệ An Trần Khánh Thục cho biết, giai đoạn 2016-2021, tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Cụ thể, lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An thực hiện tốt công tác tuần tra, kiểm soát, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, bảo vệ đường biên, cột mốc, giải quyết tốt các vụ việc, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Trước các hành vi vi phạm pháp luật trong khu vực biên giới, lực lượng chức năng tỉnh đã kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý.
Bên cạnh đó, tỉnh Nghệ An cũng phối hợp lực lượng bảo vệ biên giới Lào chủ động, kịp thời thông báo cho nhau những tình hình có liên quan đến biên giới lãnh thổ; phối hợp chính quyền các cấp tạo điều kiện giúp đỡ nhân dân hai bên biên giới khi gặp khó khăn.
Thiếu tá Phạm Quang Thuận cho biết, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đoạn tuyến biên giới dài 19,3km với 5 cột mốc.
“Để hoàn thành nhiệm vụ, đơn vị phối hợp chặt chẽ với chính quyền nhân dân địa phương, xây dựng lực lượng nòng cốt trong nhân dân, tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ biên giới. Với phương châm xây dựng trận tuyến từ lòng dân; mỗi người dân là một cột mốc chủ quyền, nên giữa đơn vị và chính quyền nhân dân địa phương luôn có sự phối hợp chặt chẽ trong việc bảo vệ chủ quyền biên giới”, Thiếu tá Phạm Quang Thuận chia sẻ thêm.
Đại úy Vi Ngọc Lâm – Đội trưởng Phòng chống ma túy và tội phạm, Đồn Biên phòng Phúc Sơn chia sẻ: “Hầu hết các nhóm tội phạm như đưa người qua biên giới, vận chuyển, buôn bán trái phép các chất ma túy; việc lưu thông hàng hóa, xuất nhập cảnh sai trái với các quy định của Nhà nước đều được chúng tôi phát hiện, xử lý kịp thời…”.
Các chiến sĩ tuần tra trong thời tiết mù, giá lạnh.
Từ chân cột mốc 443 đến 447, phóng mắt nhìn thấy cả một vùng biên cương đầy núi cao chất ngất, sừng sững với những làn mây trắng quanh năm bao phủ. Cung đường tuần tra của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ biên phòng luôn phải đạp chân lên những phiến đá tai mèo sắc nhọn, băng trên đường mòn, những con suối theo suốt dọc dài biên cương đầy hiểm nguy, hoặc những lúc với muỗi, mòng, vắt rừng bám, chui vào trong người.
Rồi sự khắc nghiệt của tiết trời biên giới, nhất là những ngày mùa đông, sương mù bao phủ, lạnh thấu xương, quần áo phơi không khô vì độ ẩm không khí cao. Gian nan là thế nhưng chưa bao giờ cán bộ, chiến sĩ của Đồn Biên phòng Phúc Sơn lơ là, mất cảnh giác.
Nhiệm vụ đặt lên vai những người mang quân hàm xanh là bảo vệ vững chắc cột mốc biên cương Tổ quốc. Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Phúc Sơn nói riêng, các chiến sĩ Biên phòng Nghệ An trên tuyến biên giới Việt – Lào luôn xác định rõ nhiệm vụ, trọng trách của mình là bằng mọi giá phải bảo đảm được sự bình yên cho biên cương Tổ quốc.
Sau hành trình dài, các chiến sĩ Đồn Biên phòng Phúc Sơn ngồi nghỉ dưới tán cây cổ thụ giữa núi rừng bao phủ.
Thực hiện kiểm tra mốc 444.
Băng rừng, vượt suối chinh phục Thác Tà Gụ Khánh Hòa
Băng băng qua cung đường đèo, cánh đồng lúa bạt ngàn bạn sẽ đến được thác Tà Gụ Khánh Hòa - nơi mây mù giăng lối, nước chảy ầm ầm tựa chốn bồng lai tiên cảnh.
Nét đẹp hoang sơ trầm mặc nơi đây đủ để khiến mọi người quên đi mọi bộn bề trong cuộc sống.
Giới thiệu về thác Tà Gụ Khánh Hòa
Nếu bạn là người yêu thích thiên nhiên, muốn được chạy trốn khỏi những bộn bề của cuộc sống thì thác Tà Gụ Khánh Hòa là điểm đến lý tưởng. Ngọn thác nằm ở xã Sơn Hiệp, huyện Khánh Sơn, Khánh Hoà. Cảnh sắc nơi đây được bao bọc bởi núi rừng hùng vĩ nhưng nằm giữa khoảng không mênh mông ấy dòng thác vẫn chảy dịu êm mang đến cho du khách cảm giác rất dễ chịu.
Thác Tà Gụ cao tầm 40m dựng đứng hai bên vách tựa như một chiếc ngà voi, nước từ trên cao đổ xuống lòng hồ phía dưới với diện tích gần 200m. Nước ở hồ xanh trong hiền hòa, ôm trọn dòng nước trắng mát lành vẽ nên một khung cảnh sơn thủy hữu tình làm cho nhiều du khách phải đắm say ngắm nhìn. Lúc đó bạn cứ ngỡ đang lạc vào chốn tiên cảnh bồng lai nào đó, nơi chẳng còn vướng muộn phiền của cuộc sống.
Di chuyển đến thác Tà Gụ Khánh Hòa
Từ thành phố Nha Trang chạy thẳng đến thị trấn Ô Hợp ở huyện Khánh Sơn, đi đến trung tâm xã Sơn Hiệp theo lối tỉnh lộ 9. Đến đây, bạn sẽ đi bộ khoảng 200m là tới được thác Tà Gụ Khánh Hòa . Đoạn đường đến thác tuy không quá dài nhưng có những khó khăn, có một số đoạn du khách phải bám vào hốc đá, rễ cây để đi đến được chân thác.
Thời gian lý tưởng khám phá thác Tà Gụ
Lựa chọn đến chiêm ngưỡng thác Tà Gụ vào mùa khô hay mùa mưa đều có những dấu ấn riêng. Tuy nhiên theo kinh nghiệm du lịch Khánh Hòa thì thác Tà Gụ đẹp nhất là vào mùa mưa, khi nước dâng cao hơn thì thác chảy xuống mới thực sự mãn nhãn nhưng bạn nên lưu ý là khi vào mùa mưa thì chặng đường chinh phục thác cũng khó khăn hơn.
Vào mùa mưa thì thác nước trở nên đẹp hơn
Truyền thuyết về thác Tà Gụ Khánh Hòa
Theo người dân kể lại rằng, trước đây ở thác Tà Gụ Khánh Hòa có rất nhiều loài trăn to và chúng thường xuyến bò đến đây ở tìm mồi mỗi khi mùa khô về. Khi nhìn thấy chú voi con bị lạc mất mẹ, trăn lao nhanh tới, vật sức nuốt chửng voi con. Cuộc chiến đó diễn ra rất giằng co, căng thẳng và kết cục cả hai đều rơi xuống vực sâu. Khi voi mẹ tìm thấy voi con đã nằm chết ở vực rất đau lòng, khóc than suốt ngày đêm rồi hóa đá, hai hàng nước mắt đã hóa thành dòng thác như ngày nay. Đứng từ dưới nhìn lên, thác Tà Gụ trống giống chiếc ngà voi đâm thẳng lên trời xanh, vì thế mà nơi đây còn được gọi là thác Ngà Voi.
Ngoài ra, có thêm một câu chuyện nữa kể rằng do cảnh sắc thiên nhiên ở đây quá xinh đẹp, hoa nở quanh năm đã dẫn dụ được nàng tiên từ trời cao giáng xuống vui chơi ở trần gian và mải ngắm nhìn mà quên đi thời gian trở về. Khi nhớ ra thì cửa trời đã khép khiến nàng tiên phải ở trần gian mãi mãi. Do quá nhớ nhung chốn cung tiên, nàng đã ngã xuống ở bên vách đá cao, mái tóc của nàng xõa xuống cạnh bờ đá hòa thành dòng thác chảy suốt ngày đêm.
Dòng thác tuôn chảy như dải tóc mềm mại của một nàng tiên
Trải nghiệm đầy kích thích ở thác Tà Gụ
Sự hấp dẫn của thác Tà Gụ Khánh Hòa không chỉ nàm ở vẻ đẹp ấn tượng mà còn là hành trình vượt rừng, lội suối trên quãng đường tìm đến thác. Bạn sẽ phải bám rễ cây để đi. Đường vào chân thác khá ngắn nhưng không hề dễ dàng. Khi xuống xe, bạn đã phải ở kề cận bờ vực sâu khoảng 10m , bạn sẽ phải đi thật cẩn thận để leo xống dưới. Tiếp tục đi đường đá 200m để đến bờ suối. Ở đây có một hồ nước ngọt trong vắt. Nước từ trên thác đổ xuống bị nhiều khối đá lớn bao quanh, chắn lại tạo thành một hồ nước nhỏ. Nước chảy lâu dần thì hồ càng sâu. Khách sẽ phải leo qua những tảng đá lớn nhỏ, vượt qua nhiều đoạn suối trơn trượt.
Hành trình đến thác tuy ngắn nhưng lại có nhiều thử thách
Thế nhưng hành trình vất vả ấy chẳng là gì khi đến được thác. Đó là cảm giác "cực đã" đến choáng ngợp khi nhìn thấy vách đá dựng đứng, đối diện đó là ngọn thác đẹp như tranh đang tuôn nước ầm ầm. Là cảm giác vui đến khôn tả khi được vượt từ mỏm đá này đến mỏm đá khác. Là mọi mệt mỏi trong cuộc sống bỗng chốc tan biến đi.
Lên đến khu vực ở trên, phóng mắt nhìn xa hơn là khung cảnh núi rừng xanh biếc trập trùng nhấp nhô, hòa quyện với mây trời xanh thẳm. Lúc đó chúng ta chợt như bé lại nhưng lại chẳng hề cô đơn gữa đất trời mênh mông.
Dòng thác tuôn chảy thật quyến rũ
Con người lúc này thật nhỏ nhoi trước thiên nhiên
Kinh nghiệm khi khám phá thác Tà Gụ Khánh Hòa
Bạn nên xuất phát từ 5h sáng để có thể kịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp ở thác Tà Gụ Khánh Hòa và kịp quay trở về khi trời tối, đi lại rất nguy hiểm.
Để đảm bảo sự an toàn và chủ động hơn trong chuyến đi thì hãy mang theo các dụng cụ bảo hộ, lều nước, thức ăn, thuốc chống côn trùng.
Do ở đây còn hoang sơ nên không có nhà hàng, nhà nghỉ, quán ăn để du khách lựa chọn. Vì thế bạn sẽ phải tự chuẩn bị đồ ăn, thức uống.
Khi đến thác hãy bọc những đồ dùng quan trọng ở bên người bởi chúng có thể dễ bị ướt trong hành trình di chuyển.
Thác Tà Gụ Khánh Hòa mang trong mình vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ nhưng lại chẳng ồn ào, gào thét mà có phần kín đáo, trầm lắng như người thiếu nữ dịu dàng. Với địa điểm du lịch Khánh Hòa này chắc chắn mang đến cho du khách một chuyến phiêu lưu kỳ thú và thỏa mãn vô cùng.
Chắp cánh ước mơ cho trẻ mồ côi Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình "Nâng bước em tới trường", Bộ đội Biên phòng tỉnh đã trở thành điểm tựa đối với nhiều học sinh (HS) có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em vươn tới chân trời ước mơ. Ước mơ đã thành hiện thực Rắn rỏi trong bộ quân phục học viên sĩ quan, em Phan Trương Khải,...