Biện pháp ngoại giao trong giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova ngày 9/2 cho biết Moskva hy vọng các cuộc tiếp xúc sắp tới giữa các cố vấn chính trị với lãnh đạo các nước thuộc nhóm Bộ tứ Normandy (gồm Nga, Ukraine, Pháp và Đức) và phiên họp trực tuyến của Nhóm Tiếp xúc ba bên (gồm Nga, Ukraine và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu – OSCE) sẽ mang lại những tiến bộ tích cực trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova phát biểu tại một cuộc họp báo ở Moskva. Ảnh: TASS/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, bà Zakharova cho rằng việc giảm leo thang ở Ukraine có thể đạt được rất nhanh chóng, nhưng để đạt được mục tiêu này, phương Tây cần phải ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine, triệu hồi các cố vấn quân sự khỏi nước này, tạm dừng các cuộc tập trận chung giữa các lực lượng vũ trang của Ukraine và các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ngoài ra, tất cả vũ khí nước ngoài đã chuyển cho Kiev trước đó phải được loại bỏ khỏi lãnh thổ Ukraine. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga còn cho biết nước này kêu gọi các bên “dừng làm trầm trọng thêm căng thẳng giả được tạo ra xung quanh vấn đề Ukraine”, đồng thời thực hiện các bước đi thiết thực nhằm giảm leo thang tình hình, cũng như gây ra xung đột ở khu vực Donbass, miền Đông Ukraine.
Cùng ngày 9/2, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc (LHQ) Vasily Nebenzya cho rằng chính quyền Ukraine đối thoại với lực lượng đòi độc lập ở Donbass là cách duy nhất để giải quyết xung đột ở Ukraine. Theo ông, Kiev nên thực hiện đầy đủ các biện pháp được quy định trong các thỏa thuận Minsk, đồng thời tái khẳng định Nga không có ý định thực hiện bất kỳ hành động quân sự nào chống lại Ukraine.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) ngày 9/2 đã mời Nga tham gia các cuộc đàm phán trong khuôn khổ OSCE về các biện pháp tăng cường an ninh ở châu Âu.
Video đang HOT
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, trong bức thư chung gửi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, 27 quốc gia thành viên EU thể hiện tin tưởng rằng căng thẳng và bất đồng phải được giải quyết thông qua đối thoại và ngoại giao. EU khẳng định sẵn sàng tiếp tục đối thoại với Nga nhằm tăng cường an ninh.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 9/2 cho rằng Pháp và Nga cần hợp tác với nhau để duy trì sự ổn định và khôi phục lòng tin. Ông cũng đánh giá cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin trong chuyến thăm Moskva hồi đầu tuần này là “đầy ý nghĩa”. Ông cho biết trong cuộc gặp này, hai bên đã nhất trí rằng để duy trì sự ổn định, hòa bình và khôi phục lòng tin, thì các bên cần hợp tác với nhau.
Tổng thống Macron cũng cho rằng sẽ không thể tìm ra giải pháp hợp lý nếu không tiến hành đối thoại. Ông nhấn mạnh: “Điều này (đối thoại) cần phải đạt được để tiếp tục quá trình giảm leo thang (căng thẳng) và đạt được sự đảm bảo an ninh ở biên giới châu Âu của chúng ta”.
Nga và Pháp công bố các kết quả trái ngược của cuộc hội đàm liên quan tới Ukraine
Moskva bác bỏ tuyên bố của Tổng thống Pháp rằng Tổng thống Nga cam kết không leo thang khủng hoảng.
Theo trang Politico.eu ngày 9/2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Điện Kremlin đã đưa ra những tuyên bố trái ngược nhau về kết quả của cuộc gặp cấp cao với Tổng thống Nga Vladimir Putin về vấn đề Ukraine.
Tổng thống Nga và Pháp gặp nhau tại Moskva. Ảnh: AFP
Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau hơn 5 giờ đồng hồ tại Moskva hôm 6/2 để thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraine, sau khi Nga tăng cường hơn 100.000 quân đến giáp biên giới với Ukraine.
Cả ông Macron và ông Putin đều không công bố bất kỳ thỏa thuận nào nhưng một quan chức cấp cao của Điện Elysée sau đó nói với các phóng viên rằng nhà lãnh đạo Nga đã cam kết không thực hiện bất kỳ "sáng kiến quân sự mới" khác. Tuy nhiên, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã phủ nhận điều này vài giờ sau đó.
Điện Elysée sau đó đã rút lại, nói rằng cam kết không có sáng kiến quân sự mới chỉ được thảo luận - thay vì được đồng ý - tại cuộc họp.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ở Kiev hôm 8/2, Tổng thống Macron khẳng định ông đã nhận được sự đảm bảo từ ông Putin về mặt quân sự. "Ông ấy nói với tôi rằng ông ấy sẽ không tiến hành leo thang và tôi nghĩ điều này là quan trọng", ông Macron nói.
Trước đó cùng ngày, ông Peskov đã bác bỏ các báo cáo về một thỏa thuận. Hãng thông tấn Nga TASS dẫn lời ông Peskov cho biết: "Với tình hình hiện tại, Moskva và Paris không thể đạt được bất kỳ thỏa thuận nào".
Điện Elysée cũng tuyên bố rằng một kết quả khác của cuộc họp là cam kết binh sĩ Nga tham gia cuộc tập trận ở Belarus sẽ quay trở lại Nga sau khi cuộc tập trận kết thúc - một quan điểm cũng được ông Macron nhắc lại hôm 8/2.
"Yếu tố quan trọng thứ hai là sẽ không có căn cứ thường trực hoặc việc triển khai các thiết bị nhạy cảm ở Belarus. Tôi tin rằng điều này đã được xác nhận", nhà lãnh đạo Pháp cho biết. Nhưng Điện Kremlin cũng bác bỏ tuyên bố này. Ông Peskov nêu rõ không ai từng nói rằng quân đội Nga sẽ ở lại Belarus sau cuộc tập trận.
Tại cuộc gặp ở Kiev, Tổng thống Pháp Macron và người đồng cấp Ukraine Zelenskiy cam kết thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước. Dưới sự chứng kiến của hai nhà lãnh đạo, các giám đốc điều hành hàng đầu của tập đoàn Alstom (Pháp) và công ty đường sắt Ukrzaliznytsia (Ukraine) đã ký thỏa thuận bán 130 đầu máy xe lửa Alstom cho nhà khai thác Ukraine.
Tổng thống Ukraine sẵn sàng đối thoại với Nga Ngày 26/11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuyên bố ông sẵn sàng đối thoại với Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Donbas, miền Đông Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố ông sẵn sàng đối thoại với Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Donbas, miền Đông Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN Hãng thông tấn quốc gia Ukraine Ukrinform dẫn lời...