Biện pháp nào tránh thai cho chị em có “cô bé” rộng?
Em sinh con được gần 3 tháng thì đi đặt vòng tránh thai, nhưng được 2 tháng em tái khám thì bác sỹ chuẩn đoán bị tụt vòng vì âm đạo của em rộng.
Sau đó em đã tháo ra và đặt lại luôn. Lúc đầu ra ít máu nhưng sau đó thì ra máu nhiều và kéo dài hơn 12 ngày, em đi khám và được chuẩn đoán là rong kinh. Các bác sỹ có kê đơn uống và hết, nhưng khi “chăn gối” lại với chồng thì bị ra máu lại. Có thể cho em lời khuyên được không? Em nên tháo vòng hay tiếp tục sử dụng? Nếu tháo thì em dùng biện pháp nào là tốt vì em còn cho con bú nữa?
Đặt vòng tránh thai là một trong những phương pháp tránh thai được khá nhiều phụ nữ áp dụng, tuy nhiên nó cũng có một số những tác dụng bất lợi cho chị em như gây rong kinh trong thời gian đầu, lượng máu kinh ra nhiều hơn, gây đau khi giao hợp… và bạn có thể là một trong số ít các trường hợp cơ địa không thích ứng với việc đặt vòng tránh thai.
Vì vậy, tốt nhất để tránh viêm nhiễm âm đạo và không để âm đạo bị cọ xát do vòng tránh thai gây ra dẫn đến chảy máu thì em nên sử dụng các biện pháp tránh thai khác vừa an toàn vừa có hiệu quả hơn đặt vòng đặc biệt là trong thời kỳ em đang cho con bú. Tránh không để có thai ngoài ý muốn, chồng em có thể sử dụng bao cao su.
Video đang HOT
Về phía em, vì đang cho con bú nên em nên sử dụng các biện pháp tranh thai sau:
- Màng ngăn âm đạo: Là màng film giống một chiếc mũ cao su hình vòm co giãn phủ ngoài tử cung, ôm khít âm đạo. Nó làm nhiệm vụ giống như thanh chắn, ngăn không cho tinh trùng đi vào tử cung.
- Dùng que cấy: Là que nhỏ được cấy dưới da cánh tay, có tác dụng tránh thai cao, thời gian sử dụng lên tới 3 năm. Lượng sữa và chất lượng sữa không thay đổi và hormone chuyển hóa vào sữa là ít hơn so với các biện pháp tránh thai khác. Phù hợp nhất với phụ nữ đang cho con bú. Khi nào muốn có thai, em có thể đến trung tâm y tế để lấy que cấy ra.
- Tránh thai dạng tiêm: Mỗi mũi tiêm có tác dụng trong vòng 12 tuần, tỷ lệ tránh thai lên đến 99%.
Ngoài ra em có thể dùng thuốc tránh thai hàng ngày với sự tư vấn và kê đơn của bác sỹ Sản khoa.
Hy vọng em tìm được biện pháp tránh thai hiệu quả, không ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé!
Theo VNE
Có phải uống rượu bia nhiều làm giảm "chuyện ấy"?
Bụng anh to ra. Thời gian gần đây cái khoản "giường chiếu" của anh kém hẳn.
Chồng em nay 50, anh ấy thường đi nhậu với đối tác. Dần dần bụng anh to ra. Thời gian gần đây cái khoản "giường chiếu" của anh kém hẳn. Rất mong AloBacsi có lời khuyên giúp vợ chồng em. Em thật sự lo lắng vì em mới 40, ông xã 50 mà đã chớm "về hưu".
Chẳng riêng chồng bạn mà hiện nay có khối ông ở các ngành nghề khác nhau coi "nhậu là một phần tất yếu của cuộc sống".
Trong tập san Béo phì quốc tế, bác sĩ Manolopoulos (Anh) nói rằng đàn ông có bụng hình "trái táo" là tăng lượng triglyceride vào vùng bụng và sản sinh ra cytokines.
Đây là kẻ chuyên quấy phá insuline là hormone làm giảm đường huyết. Vì thế ông nào ôm "trái táo" là dễ bị tiểu đường type 2. Rồi đám mỡ trong bụng sẽ gây rối loạn chuyển hóa gây tăng huyết áp, dễ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Rối loạn chuyển hóa mỡ sẽ làm giảm tổng hợp testosterone, thế là chẳng "ham muốn" nữa. Rối loạn chuyển hóa còn làm cho mỡ bám vào mạch máu nuôi "kho vũ khí", dẫn đến "ùn tắc" và "súng ống" bị suy dinh dưỡng. Vì thế, bạn nên động viên ông xã giảm nhậu, tăng tập luyện.
Mọi chuyện đều "dục tốc bất đạt", giảm nhậu phải từng bước, tập luyện cũng cần từ từ để tạo ra một thói quen mới. Vì thế bạn nên khéo léo trong việc nấu các món ăn vừa miệng mà không chứa nhiều mỡ, nhắc chồng cố gắng tập luyện thể dục. Sau chừng sáu tháng điều độ như vậy tình hình sẽ cải thiện. Hy vọng chồng bạn sẽ ngộ ra.
Theo VNE
Tại sao vùng kín và nhũ hoa thâm? Em vô cùng khổ sở vì dạo này vùng kín và nhũ hoa của em bị thâm đen. Nguyên nhân là vì sao, làm thế nào cải thiện tình trạng này? Trước đây, vùng kín và nhũ hoa của em bình thường, tuy nhiên không hiểu sao dạo này lại thâm đen. Em cảm thấy xấu hổ và không muốn cho bạn trai...