Biện pháp hữu hiệu để phòng tránh cúm gia cầm
Sau một năm quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm, nước ta chưa ghi nhận trường hợp có virus cúm A(H7N9) trên gia cầm và ở người.
Bên cạnh đó, chiến dịch truyền thông phòng chống dịch bệnh cúm A(H7N9) và cúm (H5N1) lây truyền từ gia cầm sang người ” vừa qua là dịp để Bộ Y tế cùng với các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động phòng chống dịch cúm gia cầm A(H7N9) và cúm A(H5N1) lây sang người.
Dưới đây là cuộc trao đổi với ông Trần Đắc Phu – Cục trưởng cục Y tế dự phòng về tình hình dịch cúm gia cầm ở nước ta hiện nay.
PV: Thưa ông, dịch cúm A/H7N9 liệu có nguy cơ lây lan sang Việt Nam?
Ông Trần Đắc Phu: Nguy cơ cúm A/H7N9 xâm nhập và bùng phát ở Việt Nam là rất lớn, đặc biệt trong mùa đông xuân, thời tiết lạnh, thuận lợi cho virus này phát triển, trong khi việc nhập lậu gia cầm qua biên giới hiện chưa được kiểm soát hiệu quả.
Sau hơn một năm chủ động phòng chống dịch, nước ta chưa ghi nhận virus cúm A (H7N9) trên gia cầm và ở người. Kết quả này được Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc đánh giá cao, góp phần tích cực vào việc bảo đảm an ninh sức khỏe và an sinh của xã hội.
Công tác kiểm tra, phòng chống dịch. Ảnh minh họa
PV: Ngành y tế đã chủ động ứng phó như thế nào trước nguy cơ dịch có thể bùng phát tại Việt Nam?
Ông Trần Đắc Phu: Để chủ động ngăn chặn sự xâm nhập của virus cúmA/H7N9 vào Việt Nam và bùng phát thành dịch, Cục Y tế dự phòng đã đề nghị các địa phương khẩn trương chỉ đạo việc giám sát chặt chẽ tất cả hành khách, phương tiện, hàng hóa nhập cảnh, nhập khẩu tại các cửa khẩu, đặc biệt khu vực biên giới phía Bắc. Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ tổ chức khám sàng lọc cách ly, xử lý kịp thời.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng yêu cầu các sở y tế tăng cường giám sát các trường hợp mắc bệnh viêm phổi nặng nghi do virus tại các cơ sở y tế và cộng đồng, kịp thời lấy mẫu gửi về các viện vệ sinh dịch tễ/Pasteur để xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh. Các cơ sở khám chữa bệnh chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, khu vực cách ly, sẵn sàng tổ chức tốt việc điều trị bệnh nhân, hạn chế tử vong khi có bệnh nhân…
PV: Theo nhận định của ông, khó khăn lớn nhất trong việc khống chế dịch cúm hiện nay là gì?
Ông Trần Đắc Phu: Việc khống chế cúm còn gặp nhiều khó khăn do vai trò quản lý của chính quyền, đặc biệt chính quyền cơ sở còn lỏng lẻo nên chưa quán triệt triệt để cho người dân. Từ đó, dẫn đến ý thức phòng cúm chủ động của người dân chưa cao. Nếu người dân lơ là, cơ quan chức năng có vào cuộc cũng không mang lại nhiều hiệu quả.
Thực hành rửa tay là cách phòng ngừa nhiễm cúm tốt nhất
PV: Đối với người dân, ông có khuyến cáo gì?
Ông Trần Đắc Phu: Để phòng lây nhiễm chủng cúm này, người dân tuyệt đối không sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc, thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng… Rửa tay bằng xà phòng chính là cách để ngăn ngừa sự lây lan từ bàn tay có vi khuẩn, virus sang người.
Hạn chế tiếp xúc gần với người có biểu hiện mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp, tránh đưa tay lên mũi và miệng, làm thông thoáng nơi ở và nơi làm việc, thường xuyên lau chùi bề mặt, dụng cụ đồ vật quanh người bệnh bằng các chất tẩy rửa thông thường. Khi có các biểu hiện cúm không rõ lý do, sau khi tiếp xúc với gia cầm có các triệu chứng ho, sốt, khó thở… cần đến ngay cơ sở y tế khám và điều trị.
PV: Xin cảm ơn ông!
Theo VNE
Khẩn trương phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm: nhiệm vụ không của riêng ai
Việt Nam cũng có trường hợp nhiễm cúm gia cầm và lây truyền từ gia cầm sang người cao so với các quốc gia khác trên thế giới.
Dịch cúm gia cầm đang có sự gia tăng trên diện rộng
Không chỉ Trung Quốc, giờ đây một loạt quốc gia trên thế giới đã có tên trong bản đồ dịch cúm gia cầm H7N9, H5N1 như Campuchia, Malaysia, Hàn Quốc, Hy Lạp, Ai Cập, Việt Nam...
Tính từ năm 2003 đến nay trên thế giới ghi nhận 15 nước có người nhiễm cúm A(H5N1) với 648 ca mắc và 384 trường hợp tử vong. Đầu năm 2003 lần đầu tiên xuất hiện cúm A(H5N1) ở Việt Nam.
Từ đầu năm 2013 đến nay, tình hình dịch cúm A(H7N9) diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, tính đến ngày 21/3/2014 đã ghi nhận 394 trường hợp mắc, 121 trường hợp tử vong, tỷ lệ chết trên mắc là 30,7%. Trong những tháng đầu năm 2014 dịch cúm A(H7N9) có sự gia tăng đột biến ở Trung Quốc, riêng trong gần 3 tháng đầu năm 2014 đã ghi nhận 247 trường hợp mắc tăng gấp 1,6 lần so với cả năm 2013.
Cho đến nay, Việt Nam ghi nhận 125 trường hợp mắc, 62 trường hợp tử vong. Số mắc rải rác qua các năm, tuy nhiên giai đoạn từ năm 2003-2009 số người mắc cúm A(H5N1) khá cao với 112 trường hợp mắc, 57 trường hợp tử vong.
Khử trùng vệ sinh môi trường để phòng chống cúm. Ảnh minh họa
Việt Nam mặc dù chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm cúm A(H7N9) ở trên người cũng như trên gia cầm, nhưng nguy cơ dịch bệnh cúm A(H7N9) có thể xâm nhập và gây dịch tại Việt Nam là rất lớn nhưng bệnh dịch này vẫn là những nguy cơ tiềm ẩn rất lớn.
Tính đến chiều ngày 27/2, các tỉnh Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Trà Vinh, Nghệ An... đều phát sinh thêm ổ dịch mới. Hiện cả nước còn 78 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 21 tỉnh, thành. Các ổ dịch cúm gia cầm đang "nở" từng ngày, đe dọa đến sức khỏe và ngành chăn nuôi ở nước ta.
Hiện nay cộng đồng chưa có cách nào giúp miễn dịch, chưa có vắc xin phòng bệnh và không có thuốc điều trị đặc hiệu nên nếu tiếp xúc với mầm bệnh, người dân dễ bị nhiễm bệnh và khó khăn trong điều trị.
Phòng chống dịch bệnh cúm bắt đầu từ ý thức người dân
Chính vì thế, hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ kép về cúm A(H7N9) và cúm A(H5N1) vì dịch cúm gia cầm trong nước đang xảy ra một số tỉnh, thành phố có nguy cơ cao lây truyền sang người, bên cạnh đó Việt Nam là quốc gia có đường biên giới trải dài với Trung Quốc, việc buôn bán gia cầm, nhập lậu gia cầm qua biên giới khó kiểm soát.
Trước tình hình dịch cúm gia cầm đang hoành hành mỗi người dân hãy là một virus cúm chỉ có ở các khu vực có nhiều gia cầm hay chốn đông người như chợ, trường học, bệnh viện... Tuy nhiên, đôi khi, "ổ bệnh" lại tiềm ẩn ngay chính trong nhà. Ngay những nơi như bồn vệ sinh, bồn rửa bát, khu vực đổ rác, thang máy và trong những vật dụng như khăn lau bát, tay vòi nước nhà bếp, đồ chơi trẻ nhỏ, ghế salon... thường tập trung nhiều ổ vi khuẩn và không loại trừ có virus cúm len lỏi.
Khi virus cúm gia cầm tồn tại ở mọi nơi thì rửa tay bằng nước rửa tay diệt khuẩn chính là bước bản lề để giữ được thói quen vệ sinh cá nhân tốt để ngừa cúm. Nó được ví như liều vắc xin ngừa cúm hiệu quả.
Rửa tay với xà phòng Lifebuoy để phòng bệnh cúm.
Đứng trước thực trạng bệnh cúm A(H7N9) và cúm A (H5N1) đang có những biến khó lường Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân: Người dân cần chủ động phòng chống bệnh cúm A(H7N9) và (H5N1) ở người bằng các biện pháp như: thường xuyên rửa tay với xà phòng; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh; không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc.
Khi phát hiện có gia cầm bệnh, chết, người dân phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Đặc biệt, khi có các biểu hiện cúm (như: sốt, ho, đau ngực, khó thở) cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. Riêng đối với người trở về nước từ khu vực có bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương.
Theo VNE
7 cách phòng tránh vi khuẩn tại các phòng tập thể dục Hầu hết các phòng tập thể dục đều chỉ vệ sinh thiết bị tập một cách sơ sài, do đónó có thể gây ra các ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Hầu hết các phòng tập thể dục đều chỉ vệ sinh máy chạy bộ và các thiết bị tập một cách sơ sài, do đó đây có thể là điều kiện cho...