Biện pháp giảm cơn đau bụng kinh khi trời lạnh
Vào những ngày lạnh, hệ thống mao mạch ở vùng bụng dưới có thể bị tắc nghẽn nên các cơn đau bụng kinh càng trầm trọng hơn.
Chào bác sĩ, em chưa kết hôn và rất hay bị đau bụng trong những ngày có kinh nguyệt. Vào mùa đông, thời tiết lạnh, tình trạng đau bụng kinh càng kinh khủng hơn. Điều này khiến em vô cùng mệt mỏi. Em muốn hỏi bác sĩ tại sao vào những ngày lạnh em lại bị đau bụng kinh nhiều hơn và em nên làm sao để các cơn đau giảm đi. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (Huyền Lê)
Trả lời:
Bạn Huyền Lê thân mến!
Đau bụng trong những ngày có kinh nguyệt là tình trạng mà rất nhiều chị em gặp phải. Đau bụng kinh chia làm hai loại: Đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Đau bụng kinh nguyên phát: thường gặp ở những bạn gái mới bước vào tuổi dậy thì và kéo dài khoảng 2 – 3 năm. Nguyên nhân có thể là do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài hoặc ở một số bạn gái cổ tử cung quá hẹp, tử cung ở vị trí không bình thường đều có thể gây đau bụng kinh.
Vào ngày lạnh, mao mạch ở vùng bụng dưới bị tắc nghẽn nên các cơn đau bụng kinh trầm trọng hơn (Ảnh minh họa: Internet)
Đau bụng kinh thứ phát có nhiều nguyên nhân gây ra như: lạc nội mạc tử cung, mắc các bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, u sơ tử cung, u nang cơ tử cung, đặt vòng tránh thai… cũng có thể gây đau bụng kinh.
Ngoài ra, hàm lượng chất prostaglandin (PG) trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung tăng cao cũng là nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh. Những người vận động mạnh, cơ thể bị ướt lạnh, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm do nhiều khí thải, ăn thực phẩm quá lạnh… cũng dễ bị đau bụng kinh hơn những người khác.
Vào những ngày mùa đông, nhiệt độ ngoài trời thấp, cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, hệ thống mao mạch ở vùng bụng dưới có thể bị tắc nghẽn, quá trình tiết dịch nhờn khó khăn hơn. Điều này gây đảo lộn quá trình tiết dịch ở âm đạo và là nguyên nhân làm cho các cơn đau bụng càng trầm trọng hơn.
Để tránh đau bụng quá mức khi có kinh nguyệt trong những ngày lạnh, chị em có thể áp dụng một số biện pháp khác như:
Video đang HOT
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng bụng, vùng chậu để máu dễ lưu thông và phòng tránh các cơn đau bụng, tránh co cứng, sưng huyết.
- Giữ ‘vùng kín’ sạch sẽ, khô thoáng: Vào mùa lạnh, do mặc nhiều quần áo nên ‘vùng kín’ dễ bị nhiễm khuẩn và đây cũng là tác nhân làm cho các cơn đau trầm trọng. Giữ sạch ‘vùng kín’ sẽ giảm tình trạng này.
- Không vệ sinh ‘vùng kín’ với nước quá nóng: Dùng nước nóng để vệ sinh sẽ đem lại cảm giác dễ chịu nhưng lại dễ gây kích ứng, khô da vùng này và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Không vận động mạnh: Vận động mạnh sẽ làm tăng nguy cơ sung huyết, co thắt trong tử cung và càng làm các cơn đau trầm trọng hơn.
Bạn hãy chú ý những điều trên để giảm khó chịu mà mình đang gặp vào ngày ‘đèn đỏ’ nhé.
Chúc bạn vui khỏe!
BS Hoa Hồng
Theo Afamily
Dấu hiệu viêm đường tiết niệu phụ nữ phải biết
Bệnh viêm đường tiết niệu không đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn lúc đầu nhưng để lâu sẽ rất nguy hiểm.
Viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn gây viêm nhiễm được gọi là UTI (urinary tract infection).
Đau khi đi tiểu
Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của người bị viêm đường tiết niệu. Người bệnh có thể cảm thấy cực kỳ đau đớn hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Trong thực tế, nhiều người không chịu nổi cảm giác này đến mức không muốn đi tiểu và cố gắng 'nhịn' sao cho đi càng ít lần càng tốt.
Muốn đi tiểu thường xuyên
Khi bị viêm đường tiết niệu, có thể bạn muốn đi tiểu thường xuyên, thậm chí là liên tục hơn so với trước kia. Ngay cả khi trước đây, bạn không hề đi tiểu lúc đã ngủ thì nay thậm chí đang ngủ rất say bạn cũng phải dậy để giải quyết sự 'ức chế' này.
Viêm đường tiết niệu là bệnh phụ khoa nữ giới rất dễ mắc phải (Ảnh minh họa: Internet)
Nước tiểu ít
Lượng nước tiểu được 'giải phóng' ra ngoài không liên quan đến tình trạng hay mức độ trầm trọng của bệnh, mà đơn giản chỉ là do bạn liên tục muốn 'đi' nên lượng nước tiểu chưa có nhiều như bình thường.
Bí tiểu
Khi thấy bí tiểu thì bạn nên cân nhắc đến lý do có thể bạn đã bị nhiễm trùng đường tiểu. Cách kiểm tra tốt nhất và chính xác nhất là đi khám về tiết niệu.
Nước tiểu đục, có máu hoặc có mùi
Nếu thấy dấu hiệu nước tiểu có thể bị đục, kèm theo máu và có thể có mùi khủng khiếp thì chắc chắn bạn đã bị nhiễm trùng đường tiểu. Lúc này không có lý do gì để bạn trì hoãn việc đi khám bệnh càng sớm càng tốt.
Dùng giấy lau sạch vùng kín sau khi đi vệ sinh để tránh bị nhiễm trùng đường tiết niệu (Ảnh minh họa: Internet)
Đau bụng và sốt
Triệu chứng này có thể ít gặp hơn, nhưng cũng không nên xem thường và bỏ qua. Bởi khi thấy có dấu hiệu đau bụng, đặc biệt là sốt thì rất có thể bệnh của bạn đã phát triển nhanh và xấu hơn bạn nghĩ.
Cách phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu
- Uống nhiều nước: Việc này giúp 'chế tạo' thật nhiều nước tiểu để cùng mang theo mầm bệnh ra ngoài, nhưng với điều kiện là phải bỏ thói quen 'nín tiểu'. Nếu không, việc co thắt sẽ giúp mầm bệnh ở trong niệu đạo có cơ hội đi ngược lên.
- Vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Sau khi đi cầu, hãy lau từ trước ra sau để tránh tối đa sự tiếp xúc của vi khuẩn.
- Tắm dưới vòi hoa sen thay cho bồn tắm.
- Thường xuyên thay băng trong chu kỳ kinh nguyệt, dù có ít.
Theo VTC
Lý do phái đẹp đau khi quan hệ Bạn có thể bị khô âm đạo, nhiễm trùng vùng kín, mắc hội chứng ruột kích thích, u nang buồng trứng... nếu đau khi ân ái. ảnh minh họa Các chuyên gia cảnh báo chị em không nên chủ quan bỏ qua tình trạng đau khi quan hệ, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh tật. Theo Boldsky, lưu...