Biện pháp điều trị áp xe gan do amip
Trong số các bệnh do ký sinh trùng, áp xe gan do amip đứng thứ hai sau sốt rét về tỷ lệ tử vong. Nhưng những năm gần đây, nhờ sử dụng thuốc có hiệu quả và sử dụng phương pháp dẫn lưu mủ nên tình trạng bệnh không còn khó kiểm soát.
1. Áp xe gan do amip là gì?
Áp xe gan được định nghĩa là một khối chứa đầy mủ trong gan có thể phát triển do tổn thương gan hoặc nhiễm trùng trong ổ bụng lan truyền từ hệ tuần hoàn cửa. Áp xe gan sinh mủ và áp xe gan do amip là hai loại áp xe gan phổ biến nhất.
Áp xe gan do amip do Entamoeba histolytica gây ra. Ký sinh trùng này có hai giai đoạn sống: Ở dạng u nang, là dạng truyền nhiễm và thể tư dưỡng, là dạng gây bệnh xâm lấn.
Những người bị nhiễm bệnh thải ra các u nang trong phân và lây truyền sang người khác qua thức ăn và nước uống bị ô nhiễm. Khi các u nang đến đường tiêu hóa, chúng sẽ vỡ ra và giải phóng các thể tư dưỡng bám vào niêm mạc đường tiêu hóa và gây bệnh.
Tổn thương gan xảy ra khi Entamoeba histolytica xâm nhập vào hệ tuần hoàn cửa vào tĩnh mạch mạc treo và di chuyển đến gan, nơi chúng hình thành một hoặc nhiều áp xe. Thùy gan phải thường bị ảnh hưởng nhiều hơn thùy trái.
Trong số các bệnh do ký sinh trùng, áp xe gan do amip đứng thứ hai sau sốt rét về tỷ lệ tử vong.
Bệnh nhân thường có biểu hiện kết hợp sốt, đau bụng bên phải và gan to. Áp xe gan do amip thường khó chẩn đoán do biểu hiện lâm sàng khác nhau và khó phân biệt với áp xe gan do mủ. Chẩn đoán được thực hiện thông qua chụp X-quang, siêu âm, xét nghiệm huyết thanh học và chọc hút áp xe.
Áp xe gan do amip có nguy cơ tử vong cao ở những bệnh nhân không được điều trị. Khi nghi ngờ bị áp xe gan, người bệnh phải đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
2. Biện pháp điều trị áp xe gan do amip
Phương pháp chính điều trị áp xe gan do amip là điều trị nội khoa bằng thuốc chống ký sinh trùng như metronidazole hoặc tinidazole.
Video đang HOT
Dẫn lưu mủ qua da được thực hiện trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với thuốc chống amip trong 3 đến 5 ngày, khi áp xe gan bị nhiễm vi khuẩn hoặc khi có nguy cơ cao bị vỡ thùy trái của gan.
Phẫu thuật chỉ giới hạn trong các trường hợp viêm phúc mạc do vỡ, trường hợp đường ruột nối với áp xe gan, hoặc nhiễm trùng huyết do nhiễm khuẩn.
2.1. Thuốc diệt amip
Thuốc chống amip được lựa chọn đầu tiên là metronidazole vì hiệu quả cao, an toàn, tỷ lệ khỏi bệnh là 70 đến 90%. Thuốc được truyền tĩnh mạch hoặc uống trong 10 ngày và không quá 500 – 750mg/liều.
Tác dụng phụ của metronidazole bao gồm buồn nôn, có vị kim loại trong miệng và đau đầu. Trong một số trường hợp hiếm gặp, metronidazole có khả năng gây rối loạn hệ thần kinh trung ương nghiêm trọng. Tuy nhiên, độc tính thần kinh không phụ thuộc vào liều lượng và khi ngừng thuốc, có thể hồi phục hoàn toàn.
Không dùng metronidazole cho các trường hợp quá mẫn cảm với imidazole, bệnh nhân động kinh, rối loạn đông máu, người mang thai 3 tháng đầu và phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ do thuốc được bài tiết qua sữa mẹ.
Tinidazole cũng được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí, trong đó có áp xe gan do amip do Entamoeba histolytica. Thuốc cũng có tác dụng phụ là buồn nôn, nôn, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, chóng mặt, nhức đầu…
Mặc dù metronidazole và tinidazole có thể có tác dụng với bào nang E. histolytica, tuy nhiên không có hiệu quả diệt bào nang amip. Do đó, để tránh bệnh phát triển xâm lấn và lây lan những nơi khác trong cơ thể và cho người khác thường sử dụng loại thuốc thứ hai để diệt bào nang amip trong ruột. Các thuốc thường sử dụng bao gồm: Lodoquinol, paromomycin và diloxanide furoate.
Điều trị áp xe gan do amip chủ yếu là điều trị nội khoa bằng thuốc chống ký sinh trùng như metronidazole.
2.2. Các thuốc khác
- Nếu người bệnh bị bội nhiễm, cần sử dụng kháng sinh phối hợp.
- Sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt (nếu cần), như paracetamol 30 – 70 mg/kg/ngày. Lưu ý, đối với liều cao, chỉ sử dụng trong 5 ngày.
- Bệnh nhân có triệu chứng tiêu hóa cần bù nước và điện giải và điều trị hỗ trợ khác.
3. Các lưu ý trong quá trình điều trị áp xe gan do amip
- Điều trị thuốc là điều trị cơ bản. Dù có phải chọc hút mủ hay mổ dẫn lưu, cắt gan, việc dùng thuốc đầy đủ và đúng cách mới tránh được tái phát. Vì vậy, người bệnh phải tuân thủ đúng liều lượng và thời gian điều trị mà bác sĩ chỉ định.
- Tránh uống rượu trong thời gian sử dụng metronidazole hoặc tinidazole.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, uống nhiều nước để giúp cơ thể nhanh hồi phục.
- Thông báo ngay cho bác sĩ nếu có triệu chứng bất thường hoặc nếu tình trạng không cải thiện sau một thời gian điều trị.
- Thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng hoặc thảo dược đang sử dụng để tránh tương tác thuốc.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh khác mà không có chỉ định của bác sĩ, vì có thể gây kháng thuốc và làm phức tạp quá trình điều trị.
- Sau khi hoàn thành liệu trình điều trị, nếu có các triệu chứng như sốt, đau bụng, hoặc các dấu hiệu của áp xe gan tái phát, cần thông báo ngay cho bác sĩ.
Hiện nay chưa có vaccine dự phòng bệnh amip. Vì vậy để phòng ngừa cách tốt nhất là đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm. Rửa tay sau khi ăn và đi vệ sinh. Tránh ăn thực phẩm chưa nấu chín và trái cây chưa gọt vỏ, thực phẩm hoặc đồ uống không đảm bảo vệ sinh.
Đang điều trị sán lá gan tình cờ phát hiện chửa ngoài tử cung
Bệnh nhân nữ, 34 tuổi phát hiện nhiễm giun đũa chó mèo. Trong quá trình điều trị sán lá gan, các bác sĩ bất ngờ phát hiện nữ bệnh nhân chửa ngoài tử cung.
Ngày 22/3, thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ (34 tuổi, ở Vĩnh Phúc), tiền sử khỏe mạnh, gần đây mới phát hiện nhiễm giun đũa chó mèo. Khoảng 1 tuần nay bệnh nhân xuất hiện đau bụng vùng cạnh rốn, hố chậu trái.
Bệnh nhân có đến cơ sở y tế để thăm khám, chụp chiếu và phát hiện có một ổ áp xe ở gan trái, nghi ngờ căn nguyên do ký sinh trùng. Sau đó bệnh nhân được giới thiệu đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để thăm khám và điều trị.
Bệnh nhân nhập viện điều trị tại Khoa Virus - Ký sinh trùng và được chẩn đoán sán lá gan, chưa loại trừ áp xe gan trái do ký sinh trùng. Trong quá trình điều trị, qua hình ảnh siêu âm, chụp chiếu lại cho thấy ngoài hình ảnh tổn thương ở gan, bệnh nhân còn có thêm hình ảnh khác là một khối hỗn hợp âm ở vùng tiểu khung bên trái (phần thấp của bụng trái), kèm theo có hình ảnh dịch tự do trong ổ bụng.
Bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: BVCC
Ngay sau đó, bệnh nhân được các bác sĩ hội chẩn, thống nhất chẩn đoán là chửa ngoài tử cung trên bệnh nhân đang điều trị áp xe gan trái do ký sinh trùng. Ngay lập tức bệnh nhân đã được chuyển đến Khoa Sản.
Sau khi thăm khám kỹ càng, các bác sĩ sản khoa đánh giá đây là một trường hợp khá đặc biệt khi phát hiện đồng thời chửa ngoài tử cung và bị áp xe gan. Khối chửa ngoài tử cung có nguy cơ biến chứng xâm lấn, chảy máu, mất máu cấp đe dọa tính mạng nên bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật lấy khối chửa và tiếp tục điều trị áp xe gan.
Ca phẫu thuật đã được tiến hành kịp thời và an toàn. Sau phẫu thuật bệnh nhân giảm hẳn các triệu chứng đau bụng trái, hồi phục tốt. Bệnh nhân T. cho biết: "Tôi không hề biết mình có thai và tôi cũng đi qua nhiều cơ sở y tế nhưng không phát hiện ra chửa ngoài tử cung.
Chỉ đến khi có biểu hiện đau bụng, đi khám phát hiện một vết đen ở gan và được chụp phim cắt lớp phát hiện sán lá gan. Sau đó các bác sĩ tư vấn tôi đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để điều trị. Trong khi điều trị sán lá gan, các bác sĩ đã phát hiện ra bị chửa ngoài tử cung".
BSCKII Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng khoa Sản - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, ngay sau khi ổn định, bệnh nhân sẽ được chuyển lại Khoa Virus - Ký sinh trùng để điều trị tiếp bệnh sán lá gan.
Qua bệnh nhân T., các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nếu có dấu chậm kinh, rong kinh, đau bụng thì phải đi khám tại chuyên khoa Sản để có các tư vấn kịp thời.
Người phụ nữ nhiễm giun đũa chó Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh, vào viện khám vì mệt mỏi, sút cân, ăn kém, đau bụng vùng trên rốn. Kết quả bác sĩ chẩn đoán bị áp xe gan do nhiễm giun đũa chó. Tay của một bệnh nhân nhiễm giun đũa chó, mèo từ thú cưng trong nhà. (Ảnh: Vietnam ) Khoảng 2 tuần trước nhập viện, bệnh nhân...