Biện pháp chống Covid-19 giúp đẩy lùi nhiều bệnh truyền nhiễm tại Australia
Việc giãn cách xã hội đề phòng Covid-19 cũng góp phần khiến số ca mắc các bệnh truyền nhiễm theo mùa tại Australia giảm mạnh so với mọi năm.
Việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội để ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan tại Australia trong những tháng gần đây đã cho kết quả tích cực khi tỉ lệ lây nhiễm mới hiện chỉ dưới 0,2%. Ngoài ra, giãn cách xã hội cũng góp phần khiến số ca mắc các bệnh truyền nhiễm theo mùa tại Australia giảm mạnh so với mọi năm.
Cơ quan y tế Australia khuyến cáo người dân nên tiêm cắc-xin cúm hàng năm. Nguồn Grenfell Record
Theo số liệu mới được cơ quan y tế Australia công bố, số trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm theo mùa tại nước này đã giảm mạnh trong tháng 4, trong đócó một phần nguyên nhân là do áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội kết hợp tăng cường vệ sinh phòng dịch Covid-19. Tính từ đầu tháng 4 đến nay, số người mắc các bệnh thường gặp hàng năm như cúm, thủy đậu, sởi và các bệnh truyền nhiễm khác đã giảm chỉ còn 6 trường hợp mỗi ngày, chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với con số hơn 600 ca mắc mỗi ngày vào cùng thời điểm năm ngoái.
Cũng theo cơ quan y tế Australia, vào tháng 2 vừa qua, khi các biện pháp giãn cách xã hội chưa được áp dụng, nước này ghi nhận gần 250 ca mắc cúm mỗi ngày. Từ khi áp dụng các biện pháp chống dịch Covid-19 vào tháng 3 đến nay, số ca mắc cúm hiện ở mức thấp kỷ lục so với cùng thời điểm nhiều năm trở lại đây.
Video đang HOT
Trước đó, do lo ngại dịch cúm mùa hàng năm diễn ra vào thời điểm dịch Covid-19 chưa được kiểm soát có thể gây ra hiện tượng dịch chồng dịch, dẫn đến quá tải đối với hệ thống y tế, Australia đã đưa ra thị trường hơn 16,5 triệu liều vaccine cúm mùa.
Nhận định về vấn đề này, Sanjaya Senanayake, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Quốc gia Australia, cho rằng các biện pháp chống dịch Covid-19 và việc nhiều trẻ em không đến trường trong thời gian gần đây đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc nhiều loại bệnh truyền nhiễm.
Giới chuyên gia dịch tễ học Australia cho rằng, tỉ lệ mắc cúm mùa giảm là tín hiệu đáng mừng nếu so sánh với con số gần 800 người chết và hơn 4.000 người nhập viện vì cúm trong năm ngoái.
Giãn cách xã hội kết hợp với rửa tay thường xuyên và tiêm vaccine đã ảnh hưởng rất lớn đến số ca mắc cúm. Giới chuyên gia y tế cũng cho rằng, dịch Covid-19 có thể góp phần làm thay đổi các biện pháp vệ sinh phòng dịch thông thường, khiến tỷ lệ mắc nhiều bệnh truyền nhiễm giảm lâu dài tại Australia./.
Hữu Tiến
"Trẻ hóa" hệ miễn dịch - bước tiến lớn điều trị tổn thương não bộ
Các tế bào miễn dịch "được trẻ hóa" sản sinh sau quá trình loại bỏ hoàn toàn microglia đã làm gia tăng đáng kể khả năng phục hồi não bộ, cải thiện khả năng nhận thức và ghi nhớ của chuột thí nghiệm.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock.com)
Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí khoa học Cell, các nhà khoa học thuộc Đại học Queensland (Australia) đã phát hiện bước tiến lớn trong điều trị tổn thương não bộ sau khi "trẻ hóa" các tế bào miễn dịch nhằm hỗ trợ tiến trình điều trị này.
Đại học Queensland ngày 9/3 thông báo nghiên cứu trên tập trung vào vùng hồi hải mã - trung tâm ghi nhớ và tiếp thu kiến thức trong não bộ, cũng như khả năng đặc biệt của vùng này trong việc sản sinh các tế bào thần kinh não bộ suốt giai đoạn trưởng thành của con người.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng mẫu thí nghiệm là động vật để tìm hiểu cơ chế hệ miễn dịch tương tác với các tế bào thần kinh não bộ sau khi cơ quan trung ương này bị tổn thương, cũng như xác định cách thức cơ chế này tác động tới khả năng lĩnh hội kiến thức và ghi nhớ.
Theo Trưởng nhóm nghiên cứu Jana Vukovic, các tế bào miễn dịch của não bộ (các tế bào thần kinh đệm - microglia) được cho là kích thích tình trạng viêm, làm suy giảm nhận thức sau khi bị tổn thương.
Tuy nhiên, khi loại bỏ microglia khỏi chuột thí nghiệm, các nhà nghiên cứu bất ngờ nhận thấy hoàn toàn không có bất kỳ thay đổi nào trong hành vi hay khả năng của chuột để phục hồi mô não.
Do đó, nhóm nghiên cứu đã loại bỏ hoàn toàn microglia.
Các tế bào miễn dịch "được trẻ hóa" sản sinh ra sau quá trình này đã làm gia tăng đáng kể khả năng phục hồi não bộ, cải thiện khả năng nhận thức và ghi nhớ của chuột, bảo toàn mô đã mất và kích thích sản sinh các neuron thần kinh.
Các tổn thương não nộ có thể tác động tới khả năng tập trung, đưa ra quyết định, nhận thức và ghi nhớ của con người. Những tổn thương này có thể ở mức độ từ nhẹ tới nặng và có thể là tổn thương ngắn hạn hoặc vĩnh viễn.
Nhà nghiên cứu Emily Willis cho biết phát hiện mới nói trên có thể mở đường cho việc phát triển phương pháp điều trị các bệnh làm giảm khả năng nhận thức và ghi nhớ có liên quan hàng loạt vấn đề về thần kinh, như tổn thương não và chứng mất trí nhớ./.
Minh Tâm
Theo TTXVN/Vietnamplus
Cách để không chạm tay lên mặt Kể từ khi có Covid-19, chúng ta nhận ra rằng việc chạm tay lên mặt có thể mang lại những hậu quả nặng nề. Cách nào để thay đổi thói quen này? Trong suốt cả ngày, chúng ta chạm vào rất nhiều bề mặt như tay nắm cửa, nút thang máy, ghế xe bus... những nơi nCov có thể tồn tại trong thời...