Biến nhện chết thành robot zombie
Một đội ngũ kỹ sư của Đại học Rice (Mỹ) đã thành công biến những con nhện chết thành robot zombie, phục vụ như là một dạng thiết bị gắp cơ khí thật sự hiệu quả và có khả năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.
Xác nhện bị khống chế trở thành một cỗ máy gắp cơ khí ĐẠI HỌC RICE
Đoạt quyền kiểm soát thi thể của một con nhện chết và biến cái xác thành một robot là ý tưởng rợn người vừa được hiện thực hóa thành công trong điều kiện phòng thí nghiệm. Đội ngũ chuyên gia của Đại học Rice tại thành phố Houston, bang Texas (Mỹ), đã biến xác nhện sói thành cỗ máy gắp, cho phép nhấc lên và di chuyển nhiều dạng đồ vật khác nhau, bao gồm xác những con nhện sói khác, theo báo cáo đăng trên chuyên san Advanced Science.
Quy trình chế tạo “necrobot”
Ý tưởng tạo nên những cỗ máy gắp bằng xác nhện, thuật ngữ gọi là “necrobot”, xuất phát từ việc quan sát một con nhện chết trong phòng thí nghiệm của nhóm chuyên gia. Sau quá trình phân tích, họ tìm ra nguyên nhân đằng sau việc chân nhện luôn co quắp bên dưới bụng. Theo đó, các khớp của chân nhện được kiểm soát thông qua một hệ thống thủy lực.
Khi con nhện chết, hệ thống này cũng biến mất, dẫn đến tình trạng chân nhện co quắp lại. Kế đến, họ nhận ra có thể thực hiện đảo ngược công nghệ trong trường hợp này, tiếm quyền kiểm soát và mang đến cơ hội sống thứ hai dưới dạng một cỗ máy.
Đội ngũ các nhà khoa học nghĩ ra cách thay thế hệ thống thủy lực vào thời điểm nhện còn sống. Các chuyên gia chèn một cái ống vào khoang thủy lực bên trong xác nhện, dùng keo siêu dính để cố định. Kế đến, họ bơm không khí vào ống, và thế là toàn bộ 8 chân nhện đều đồng thời duỗi ra. Khi không khí bị rút đi, bộ chân co lại, và tạo ra chuyển động cho phép gắp và nhấc các vật thể.
Đặc biệt, các chuyên gia đã tiến hành thử nghiệm với xác nhện sói. Với gần 2.400 loài thuộc họ Lycosidae, nhện sói có thể mang vác vật thể có trọng lượng gấp hơn 130% lần so với cơ thể chúng. Bên cạnh đó, chân của chúng có lông nhỏ, làm gia tăng độ bám khi gắp vật thể. Điều đó đồng nghĩa các necrobot có thể gắp nhiều dạng vật thể khác nhau, bao gồm linh kiện điện tử.
Ứng dụng tiềm năng
Các nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện của họ có thể tạo ra nguồn cảm hứng cho việc chế tạo các necrobot từ xác hoặc những bộ phận cơ thể của những loài động vật chết. “Đây là lĩnh vực chưa được khai phá trước đó và có tiềm năng rất lớn”, trang The Daily Beast dẫn lời đồng tác giả Daniel Preston, giáo sư ngành kỹ thuật cơ khí của Đại học Rice.
Nhóm cũng phát hiện công cụ gắp cơ khí mới có độ bền thực sự ấn tượng. Một xác nhện có thể thực hiện khoảng 1.000 chu kỳ mở-đóng trước khi xuất hiện dấu hiệu bị hư hỏng. Một tác giả khác là bà Faye Yap cho rằng trong tương lai họ sẽ nghĩ ra cách sử dụng vật liệu phủ để kéo dài thời gian sử dụng của các necrobot.
Các nhà sinh thái học có thể tận dụng necrobot thu thập côn trùng sống trong môi trường hoang dã mà không gây tổn hại cho mẫu vật. Bên cạnh đó, sử dụng necrobot thay vì thiết bị cơ khí cho phép tiết kiệm nguyên vật liệu đến từ kim loại và nhựa, từ đó giảm lượng rác thải trong quá trình sản xuất. “Bản thân loài nhện là dạng phân hủy sinh học, vì thế chúng ta sẽ không tạo nên rác thải và góp phần bảo vệ môi trường”, tác giả Preston kết luận.
Mẹ nội trợ chia sẻ bí quyết dạy con học tiếng Anh theo kiểu 'con nhà nghèo'
Mới 15 tuổi, bé Hân đã được nhận vào thực tập ở đại học Rice, top 20 của Mỹ và top 1 của tiểu bang Texas.
Ngoại ngữ không chỉ giúp con bạn có nhiều lợi thế hơn khi nộp hồ sơ ứng tuyển vào một trường đại học mà còn giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp, hỗ trợ con trong các chuyến du lịch và phát triển sự nghiệp. Không chỉ vậy nó còn giúp phát triển não bộ, bảo vệ con khỏi chứng mất trí nhớ sau này. Ngoại ngữ là ưu tiên hàng đầu trong các khoản đầu tư giáo dục cho con cái của người Việt. Vì vậy, chuyện cha mẹ chi hàng chục, hàng trăm triệu cho việc học ngoại ngữ của con phổ biến như hiện nay cũng là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, theo chị Vy, mẹ của bé Hân Trần (15 tuổi), với những gia đình ít có điều kiện kinh tế hay có kiến thức để đồng hành cùng con, vẫn có những phương pháp để trẻ giỏi ngoại ngữ mà không tốn quá nhiều chi phí. Qua Mỹ định cư từ năm 2019, tuy nhiên khoảng thời gian nhiều năm trước đó ở Việt Nam, chị đã giúp con giỏi tiếng Anh theo cách "con nhà nghèo". Đó chính là Tắm ngoại ngữ.
Bé Hân Trần năm nay 15 tuổi, tháng 8 này sẽ học lớp 10. Bé bắt đầu học ở Mỹ năm 12 tuổi, từ lớp 7.
Nghe vô thức - hay còn được gọi là "tắm ngôn ngữ", được cho là phương pháp tuyệt vời để trẻ 0-3 tuổi bắt đầu tiếp xúc và học ngôn ngữ. Phương pháp này còn có thể duy trì và nâng cao khả năng ngoại ngữ cho bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi.
Tự nhận mình là một bà mẹ không biết tiếng Anh, không phải giáo viên, gia đình không khá giả, vậy nên để chị để con tiếp xúc với tiếng Anh bằng cách luôn mở những bài hát, xem phim hoạt hình 100% tiếng Anh.
"Ngay từ khi sinh con ra trong suy nghĩ của mình đã mặc định 2 thứ quan trọng bé cần biết, đó là: Toán và tiếng Anh. Tất cả các chương trình như những bài hát thiếu nhi, phim hoạt hình mình đều mở tivi hay youtube bằng tiếng Anh hết, bé rất thích, không hề coi chương trình tiếng Việt. Mình mua sách có hình và chỉ dạy bé mấy từ cơ bản như: Apple, dog, cat... Đối với tiếng Anh bé nhà mình chỉ cần nói nghe thông thạo, bé chưa bao giờ học ngữ pháp khi còn ở Việt Nam, dù nói sai mình vẫn khuyến khích con nói.
Bên cạnh đó, mình bắt đầu cho con học tiếng Anh ở trung tâm từ khi con vào lớp 1, học phí lúc đó chưa tới 1tr2/8 tuần. Nhưng thật sự thời gian học tiếng Anh chỉ có 2 tiếng/1 tuần. Mình suy nghĩ học tiếng anh phải học lâu dài nên với điều kiện kinh tế không quá dư dả, mình lựa chọn nơi có học phí vừa phải. Con theo học cô 2 buổi/ 1 tuần suốt 5 năm liền. Đến năm thứ 6 là bé học lớp 6 thì cô đi định cư nên chuyển cô giáo và học được 1 tháng mình cho nghỉ", chị Vy chia sẻ.
Chị Vy cho biết, bé có thói quen tự nói chuyện, kể lại các chuyện vui bằng tiếng Anh một mình. Nhờ phương pháp đơn giản mà dù học trường công nhưng bé Vân đã có những thành tích đáng kinh ngạc. Lớp 6 bé thi tiếng Anh cấp quận, thi 1 chương trình kêu gọi vốn trên tivi bằng tiếng Anh.
Bé thi chương trình kêu gọi vốn.
Sau khi qua Mỹ định cư, cách phát âm chuẩn của bé khiến nhiều thầy cô nhầm lẫn bé là người bản địa. Con nhanh chóng hòa nhập và bứt phá trong học tập, đạt toàn bộ điểm A trong lớp 7. Lớp 8 bé bắt đầu học đa số lớp nâng cao của cấp 3 và được là học sinh giỏi trong hội học sinh giỏi của Mỹ.
Lớp 9 bé học các lớp Ap (đang chờ kết quả thi Ap). Bé có 1 giải thưởng về làm game. Hiện Vân Trần được nhận làm thực tập viên cho 2 chương trình của Đại học Rice. Đây là đại học thuộc top 20 của Mỹ và top 1 của tiểu bang Texas. Chương trình thực tập về digital health chỉ dành cho 11 học sinh cấp 3 và 1 chương trình Toán number theory dành cho nữ. Vân cũng dạy toán, sinh 100 giờ cho các bé nhỏ ở Phi, Mỹ. Bé tham gia nhiều club, giúp đỡ cộng đồng...
Chú trọng dạy con học Toán, đọc nhiều sách
Ngoài tiếng Anh, chị Vy chú trọng việc trau dồi Toán học cho con từ nhỏ. "Quan điểm của mình là phải giỏi Toán, khi giỏi Toán sẽ suy luận nhanh các môn, đầu óc nhạy bén, phản ứng linh hoạt trước mọi vấn đề. Từ bé xíu mình chỉ con làm Toán kiểu vừa học vừa chơi nên con biết các kiến thức cộng trừ nhân chia từ rất sớm", chị Vy chia sẻ. Khi qua Mỹ, bé Vân cũng viết Văn tiếng Anh hay hơn nhờ bé học debate và đọc sách. Điều này khiến câu văn, ngữ pháp của bé cải thiện rất nhiều.
Vân Trần đang thực tập ở Đại học Rice, top 20 của Mỹ và top 1 của tiểu bang Texas.
"Tâm lý trẻ em rất thích được khen thưởng, bố mẹ không nên tiếc lời khen. Từ bé đến giờ mình luôn khen con và không so sánh con với ai. Quan trọng nhất là làm bạn cùng con, nói chuyện với con càng nhiều càng tốt.
Mình không có nhiều tiền nhưng mình dành tình cảm cho con nhiều, như người bạn của con nên con học hành thoải mái và học tốt. Mình luôn nói với con: Chỉ có học mới thay đổi cuộc sống. Theo mình, sự động viên của bố mẹ chính là liều thuốc tốt nhất giúp con có thể làm được bất cứ thứ gì con mong muốn", chị Vy nói thêm.
Bê bối của đạo diễn 'No Time to Die' Raeden Greer kể sau khi từ chối đóng cảnh khỏa thân trong một bộ phim cách đây 7 năm, cô đã bị Cary Joji Fukunaga sa thải. Khi được mời đóng phim True Detective (2014), Raeden Greer đã rất hãnh diện. Thế nhưng, mọi hy vọng của Greer đã tan thành mây khói. Cô kể bị sỉ nhục và xúc phạm đến nỗi...