Biển người chen chân xin lộc đầu năm tại Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam
Ngày 7/2, (mùng 3 Tết Kỷ Hợi), hàng ngàn người dân từ các nơi đổ về khu du lịch quốc gia Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam (thành phố Châu Đốc, An Giang) đi lễ chùa, xin lộc đầu năm. Dưới cái nắng gay gắt, du khách phải “vật lộn” giữa biển người vì kẹt xe hàng giờ liền.
Một góc Miếu Bà Chúa xứ Núi Sam (thị xã Châu Đốc, An Giang). Ảnh: Phương Vy/TTXVN
Theo ghi nhận của phóng viên, mới mùng 3 Tết nhưng dòng người, xe tấp nập từ khắp nơi đổ về Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam (thành phố Châu Đốc) khiến tình hình giao thông ở khu vực thành phố Châu Đốc gần như bị tê liệt. Có nhiều người không thể chen vào được khu vực Miếu bà Chúa Xứ Núi Sam để xin lộc nên đành tấp vào quán nước ven đường để nghỉ ngơi.
Tại khu vực đường dẫn phía trước và phía sau quần thể di tích cấp quốc gia Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, thay vì như những năm trước có bảng cấm không cho xe ra, vào thì năm nay lại “thả cửa” nên xe máy, thậm chí cả xe ôtô cũng chạy vào khiến giao thông càng thêm hỗn loạn.
Bí thư Thành ủy Châu Đốc Lâm Quang Thi cho biết, từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 3 Tết, Ủy ban nhân dân thành phố Châu Đốc miễn thu phí tham quan Khu du lịch Núi Sam – như một món quà của Châu Đốc, của Bà Chúa Xứ Núi Sam gửi đến du khách gần xa trong những ngày đầu năm mới.
Do không bán vé thu phí tham quan cộng với tâm lý đi chùa xin lộc đầy năm nên từ sáng mùng 1 Tết đến chiều mùng 3 Tết, dòng người, xe từ khắp các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam bộ đổ về khu du lịch quốc gia Núi Sam đông kín từ trong miếu đến ngoài sân. Các tuyến đường từ cổng chính Miếu Bà Chúa Núi Sam, đường Châu Thị Tế, đường Tân Lộ Kiều Lương đều kín người, xe xuôi ngược.
Video đang HOT
Theo Bí thư Thành uỷ Châu Đốc, năm nay, khách thập phương đi lễ Bà sớm và đông hơn mọi năm nên tình hình giao thông có phần phức tạp. Thành phố đã bố trí lực lượng công an tổ chức hướng dẫn, phân luồng giao thông từ xa nên đã giải tỏa phần nào áp lực giao thông; ước tính những ngày này có hàng trăm ngàn lượt khác đến khu du lịch Núi Sam vãn cảnh, chiêm bái và xin lộc đầu năm.
Công Mạo (TTXVN)
Theo Tintuc
Về An Giang lễ chùa dịp đầu năm
Đi xa lễ chùa ngày đầu năm sẽ là một trải nghiệm vô cùng thú vị. Hãy ghé thăm mảnh đất miền Tây sông nước An Giang với những ngôi chùa, miếu nổi tiếng linh thiêng nhân dịp Tết Kỷ Hợi 2019.
Đi lễ chùa vào dịp Tết đã trở thành một nét đẹp truyền thống văn hóa của người Việt. Người dân ở các thành phố lớn cũng không ngại đường xá xa xôi đến viếng thăm những ngôi chùa nổi tiếng ở các tỉnh thành khác. Đi xa hành hương, lễ chùa vào dịp đầu năm để cầu mong những điều tốt lành cho năm mới, là khoảng thời gian để nhiều người có cơ hội tìm về với chốn tâm linh yên bình, thanh tịnh sau những ngày tháng vất vả mưu sinh trong năm.
An Giang thuộc miền Tây Nam bộ, thu hút đông đảo khách du lịch không chỉ bởi sở hữu những địa điểm du lịch miệt vườn thú vị, mà đây còn nổi tiếng với chùa xưa, miếu cổ đậm chất văn hóa dân gian Nam bộ.
Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam
Đa số người dân Nam bộ và du khách các miền khác cũng đã từng nghe và biết đến Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam tại An Giang. Tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc thành phố Châu Đốc, Miếu Bà Chúa Xứ từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng không chỉ ở miền Tây Nam bộ, mà nhiều người Việt trên khắp mọi miền đất nước biết đến. Mỗi năm, Miếu Bà thu hút hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Lượng du khách thập phương đổ về cầu an, xin lộc đông nhất vào khoảng tháng Giêng đến tháng 4 âm lịch hàng năm. Đặc biệt, vào ngày 23 đến 25 tháng 4 âm lịch hàng năm, người dân nơi đây còn tổ chức lễ hội Vía Bà cấp quốc gia thu hút một số lượng lớn du khách đến dâng hương, cúng bái.
Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam về đêm
Đến với Miếu Bà, không những viếng thăm, dâng hương, cầu tài lộc mà còn để thưởng ngoạn cảnh vùng này. Cảnh sắc hữu tình, thanh tịnh và yên bình. Nhìn từ xa, Miếu Bà như một bông sen xanh đang nở. Khi đến gần, nhiều người sẽ bất ngờ khi chiêm ngưỡng các hoa văn chạm trổ tinh xảo ở cổ lầu chính điện, khung bao, cánh cửa. Các bức liễn đối, bức hoành phi ở đây cũng làm tăng thêm nét cổ kính cho không gian miếu.
Chùa Vạn Linh
Chùa Vạn Linh nằm ở độ cao hơn 700 mét thuộc khu du lịch núi Cấm. Ngôi chùa được xây dựng theo lối kiến trúc cổ truyền phương Đông với ba ngọn tháp uy nghi đặt tại ba vị trí khác nhau ở phía trước tiền đường. Địa thế của chùa cũng vô cùng đặc biệt khi lưng tựa vào sườn đồi Bồ Hong (đỉnh cao nhất của núi Cấm với chiều cao 716 mét), mặt hướng về hồ Thủy Liêm có diện tích 60.000 mét vuông có sức chứa 300.000 mét khối nước mang đến cho nơi đây một khung cảnh nên thơ và hữu tình tuyệt diệu.
Không gian Chùa Vạn Linh thanh tịnh, yên bình tựa như Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt thu nhỏ. Trước sân chùa Vạn Linh có nhiều bảo tháp như: Tháp Hòa thượng Thích Thiện Quang khai sơn, tháp chuông thờ đức Phật A Di Đà, tháp Bồ tát Quan Thế Âm... với lối kiến trúc kết hợp hài hòa giữa hiện đại và cổ điển...
Chùa Vạn Linh Tự với cảnh quan thơ mộng, hữu tình
Cùng nằm trên đỉnh núi Cấm, gần khu vực chùa Vạn Linh, còn có tượng Phật Di Lặc cao 33,6 mét, tượng đã được công nhận đạt kỷ lục Guinness là "Tượng Phật cao nhất trên đỉnh núi ở châu Á". Đến nơi đây, du khách được tận hưởng không khí mát mẻ, trong lành với vẻ đẹp thiên nhiên kỳ ảo ở các điện gắn liền với nhiều giai thoại của núi Cấm. Hàng năm, chùa Vạn Linh cùng khu du lịch núi Cấm đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng, hành hương nhất là trong dịp đầu năm.
Chùa Hang
Chùa Hang còn được gọi là Phước Điền Tự, tọa lạc nơi triền phía Tây núi Sam thuộc thành phố Châu Đốc. Chùa có lịch sử hơn 100 năm tuổi và đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Hiện nay, chùa Hang đang là một điểm tham quan hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước.
Chùa Hang có địa thế đặc biệt nằm trên lưng chừng núi, cùng lối kiến trúc độc đáo, tạo nên khung cảnh cổ kính, thanh tịnh, yên bình. Bên trong chính điện được bày trí tôn nghiêm, có nhiều hoành phi, liễn đối được chạm khắc tinh xảo.
Đến chùa Hang, khách thập phương không chỉ có dịp viếng thăm một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất xứ Châu Đốc mà còn được thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên tuyệt diệu. Người đến viếng chùa có cảm giác như đang được ngao du ở chốn tiên cảnh, giữa lưng chừng trời mây với cảnh sắc thiên nhiên đầy thơ mộng. Từ dưới chân núi Sam lên đến chùa Hang là những con đường bậc thang. Vừa đi vừa được hít thở không khí trong lành và ngắm nhìn cảnh đẹp núi rừng giữa những khối đá chập chùng cũng mang lại nhiều cảm giác thú vị.
Theo nguoitieudung.com
Hành trình trên đất phù sa, du lịch Cần Thơ - An Giang Nét đặc biệt của miền Tây là con đường làng yên bình với những cánh đồng bát ngát, vùng sông nước lênh đênh và những câu hò vang vọng. Mình ở Hà Nội nên rất muốn khám phá các tỉnh miền Tây. Tuy nhiên, thời gian không cho phép đi hết các tỉnh nên mình chọn đặt chân đến hai điểm mang đậm...