Biển mình đã vào mùa ốc nón, tươi ngon lắm!
Sáng sớm ra chợ biển, bỗng bắt gặp sọt ốc nón tươi nguyên cạnh thau mực, tôm, cá. Định bước đi nhưng tôi lại không thể làm ngơ trước lời mời “biển mình đã vào mùa ốc nón, tươi ngon lắm, mua vài ký về ăn đi anh”.
Hấp dẫn món ốc nón nướng
Văn Hoàng
Dọc bờ biển miền Trung, ốc nón được đánh bắt quanh năm (trừ thời gian biển động) nhưng rộ nhất là dịp đầu hè. Môi trường sống của ốc nón là bám vào các gành đá. Theo bà con ngư dân miệt biển, để bắt được loại sinh vật biển này không hề đơn giản, phải tính con nước, khi thủy triều rút xuống thấp, chỉ cần dong thuyền dạo mé biển nơi có những bãi đá nhấp nhô là đã có thể bắt được ốc nón. Tuy nhiên, muốn có ốc to phải lặn xuống biển ở mực nước sâu, đeo kính lặn, bình dưỡng khí, dùng đèn soi rọi vào tận kẽ đá.
Video đang HOT
Ốc nón có vỏ cứng xoắn tròn, hình chóp, gần giống chiếc nón, trông bắt mắt hơn một số loại ốc khác vì vỏ ốc được bọc một lớp vôi có hoa văn đẹp. Chế biến ốc nón không cần quá cầu kỳ. Luộc là cách phổ biến nhất mà ngư dân hay làm vì giữ nguyên được hương vị của ốc. Ốc nón rửa sơ qua nước cho sạch rồi để nguyên con cho vào nồi luộc. Thỉnh thoảng, dùng đũa trở bề ốc để thịt chín đều vì thân ốc dày và lớn. Điều lưu ý nhất khi luộc là canh thời gian vừa đủ, trong vòng dăm bảy phút cho tới khi ốc vừa chín thì phải dừng lửa ngay. Không nên luộc kỹ bởi sẽ làm thịt ốc bị săn lại, dai, ăn mất ngon.
Món trộn và gỏi ốc cũng được ưa thích ở vị tươi ngon. Ốc được luộc qua nước sôi, sau đó lể thịt ốc và thái nhỏ vừa miệng ăn. Nguyên liệu trộn gỏi chung với thịt ốc nón là thịt ba chỉ, dưa leo cắt mỏng, rau răm và đậu phộng giã nhuyễn, hành phi. Chất xúc tác tạo nên vị riêng trong món gỏi ốc nón là nước cốt chanh pha đường và một ít nước mắm cá cơm.
Ốc nón nướng là món không thể không nhắc đến vì hương thơm thoang thoảng khích thích “tâm hồn ăn uống” của thực khách. Ốc mới bắt về, để nguyên con đem chà rửa cho sạch rồi sắp lên vỉ nướng trên bếp than hồng. Ốc nón cần nướng kỹ trên lửa than liu riu, không để lửa quá già. Lửa nướng vừa phải, hơi nóng làm thịt ốc chín cả trong lẫn ngoài, tỏa mùi thơm ngòn ngọt tự nhiên. Nếu để lửa già quá, thịt săn quắt, bám lại rất khó gỡ ra. Khi nước ốc nhỏ từng giọt xèo xèo, mùi thơm bốc lên nưng nức hai cánh mũi là lúc ốc vừa chín tới. Ốc nướng xong, người ăn không cần đập từng con mà chỉ cần dùng tăm nhỏ khều nhẹ thân ốc ra ngoài.
Vị ngon ngọt, sừn sựt của ốc nướng càng thú hơn khi có bạn hữu quay quanh, nhâm nhi vài ba con, nhấp chút cay cay hơi men để bắt đầu tranh nhau nói, tranh nhau hát, tranh nhau đọc thơ và kể những câu chuyện về những lần đi bắt ốc nón, những món ngon khó cưỡng nơi biển khơi bao la…
Theo thanhnien.vn
3 mẹo 'hồi sinh' rau củ quả chỉ với nước đơn giản không ngờ
Rau củ quả để lâu hoặc mang từ tủ lạnh ra thường không còn tươi ngon. Ngâm chúng với nước vài phút là có thể hồi sinh.
Ngâm nước ấm
Nước ấm ở nhiệt độ 50 độ C được chứng minh là có khả năng khôi phục một phần độ tươi ngon cho những loại rau củ quả đang được bảo quản trong tủ lạnh. Ông Kazumasa Hirayama, đại diện của Hiệp hội nghiên cứu công nghệ nấu ăn Nhật Bản, cho biết điều này đã được thử nghiệm ở nhiều nhà hàng tại xứ sở hoa anh đào và thu được hiệu quả.
Rau củ quả sau khi cho ra khỏi tủ lạnh, được ngâm rửa trong nước có nhiệt độ 50 độ C đã có sự khác biệt hơn hẳn so với những loại chế biến luôn. Ví dụ, rau cải tươi hơn và mất đi một chút vị đắng. Những loại thực phẩm khác giàu protein như thịt cá dường như ngon hơn và mất đi chất oxy hóa. 50 độ C là nhiệt độ cao nhất trước khi màng tế bào bị phá vỡ, do đó, nếu nóng hơn thì sẽ phản tác dụng.
Với các loại rau xanh, nhiệt độ này thích hợp để diễn ra quá trình sốc nhiệt nhẹ sau khi vừa đưa ra khỏi tủ lạnh. Các tế bào giãn ra, hấp thụ nước nên trông sẽ tươi hơn, đồng thời dễ dàng làm sạch bụi bẩn. Trái cây cũng sẽ ngon hơn sau 2-3 ngày trong tủ lạnh. Ngâm vào nước ấm không chỉ giúp rau củ quả ngon hơn mà giúp "trẻ hóa" tế bào trong các loại thực phẩm này. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ xuống dưới 43 độ C thì lại tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Do đó, phải đảm bảo nhiệt độ từ 43 độ C đến 50 độ C, nếu cảm giác nước nguội thì phải điều chỉnh cho phù hợp.
Ngâm nước đá
Phương pháp trên áp dụng cho rau củ vừa ở tủ lạnh ra. Còn với rau củ bình thường, bạn cũng có thể tạo ra sốc nhiệt bằng cách ngâm chúng với nước đá. Bạn chuẩn bị một thau nước, cho vài viên đá lạnh vào, có thể thêm giấm hoặc một muỗng đường rồi hòa tan. Ngâm rau vào hỗn hợp này khoảng 3 phút, sau đó bạn tiếp tục ngâm lần 2 với nước đá khoảng 15 phút. Kết quả thu được sẽ khiến bạn bất ngờ khi rau trông sẽ tươi hơn, xanh hơn và giòn hơn, thay vì vẻ "ủ rũ" thiếu sức sống ban đầu.
Ngâm nước muối
Một cách khác cũng đảm bảo có thể "hồi sinh" rau củ có dấu hiệu héo. Bạn cho 2 thìa muối vào thau nước rồi ngâm rau củ trong khoảng 15 phút. Nước muối loãng có thể giúp rau tươi lại phần nào và đặc biệt là giòn hơn.
Theo Ngoisao.net
Cách chế biến món tôm xông khói cực ngon ngay tại nhà Với những nguyên liệu đơn giản, cách làm nhanh gọn, những người yêu ẩm thực hoàn toàn có thể chế biến món tôm xông khói tươi ngon ngay tại nhà. Nguyên vật liệu cho món Tôm xông khói Nguyên liệu, vật dụng cần cho món tôm xông khói gồm có tôm, hành, ớt, các loại gia vị và viên đá lửa. Làm nóng...